Thứ Tư, Tháng Một 22, 2025
Khác
    HomePhật HọcPháp môn tu tậpPhương pháp kỳ diệu nhất để tiêu nghiệp chướng là niệm Phật

    Phương pháp kỳ diệu nhất để tiêu nghiệp chướng là niệm Phật

    Người có phước báo mới có thể tu học pháp môn Tịnh Độ này. Nhưng lúc chúng ta tu học lại có rất nhiều nghiệp chướng, tại sao vậy? Vì không có phước. Vì sao không có phước? Vì cứ lo chuyện bao đồng của thiên hạ, không chịu buông xuống vạn duyên, cho nên người như vậy không có phước.

    Niệm Phật là phương pháp kỳ diệu hạng nhất, có thể tiêu nghiệp chướng.

    Niệm Phật là phương pháp kỳ diệu hạng nhất, có thể tiêu nghiệp chướng.

    Người có phước báo thì tâm sẽ thanh tịnh, tâm thanh tịnh tức là có phước báo; tâm không thanh tịnh là không có phước. Chẳng phải nói là chúng ta có tiền, có quyền thế là có phước, những thứ đó rỗng tuếch! Có tiền, có quyền thế, khi chết cũng không thể mang theo! Danh vọng, tiếng tăm, lợi dưỡng trong thế gian bất quá chỉ là cho chúng ta mượn dùng vài ngày mà thôi, chẳng phải là thật. Phước báo thật sự là tâm thanh tịnh, là trí huệ không gì sánh bằng. Tâm thanh tịnh khởi tác dụng là trí huệ.

    Cho nên nói niệm Phật là pháp kỳ diệu hạng nhất, có thể tiêu nghiệp chướng. Nghiệp chướng có lớn đến đâu, sâu đến đâu, nặng đến đâu, một câu A Di Đà Phật đều tiêu trừ hết, nhưng điều then chốt là phải giác. Người xưa thường nói: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Thí dụ như chúng ta vừa khởi lên một niệm sân hận, lập tức liền nhận biết: “Như vậy là ta sai rồi”, biết như vậy chính là sám hối. Khi một niệm đố kỵ khởi lên liền nhận biết và nói: “Tôi sai rồi. Tôi là một người niệm Phật, muốn đến Tây Phương Cực Lạc thế giới diện kiến A Di Đà Phật, làm sao tôi có thể khởi lên ý niệm này được”. Khi ý niệm này khởi lên liền lập tức giác ngộ, đó gọi là khai ngộ, người như vậy là người giác chứ không mê. Khi chúng ta giác ngộ thì ý niệm này liền không còn nữa, liền tiêu mất, nghiệp chướng liền tiêu trừ; nếu ý niệm [đố kỵ, sân hận] này cứ tăng lên hoài, đó là không giác, đó là mê.

    Đức Phật dạy rằng, chúng ta buông xuống vạn duyên, tức là buông xuống nỗi khổ vì bị nghiệp lực trói buộc.

    Đức Phật dạy rằng, chúng ta buông xuống vạn duyên, tức là buông xuống nỗi khổ vì bị nghiệp lực trói buộc.

    - Advertisement -

    Nếu chúng ta muốn thật sự giác ngộ, thật sự không mê thì phải coi lợt lạt tất cả những pháp thế gian và xuất thế gian, phải buông xuống. Lý do khiến con người mê hoặc, điên đảo, không thể giác ngộ chính là vì quá coi trọng các pháp trong thế gian này, không chịu buông xuống; do vậy, những niệm mê tình tăng trưởng, không chịu giác ngộ. Do vậy có thể biết, khi chúng ta coi lợt lạt tất cả sự việc sẽ dễ giác ngộ. Khi giác ngộ liền dấy lên một câu Phật hiệu, tức là nói ý niệm thứ nhất của tôi là vọng niệm, ý niệm thứ hai liền là A Di Đà Phật, đó là chuyển nhanh chóng như câu “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Không sợ ý niệm khởi lên, ý niệm thứ hai liền giác ngộ, liền chuyển thành A Di Đà Phật. Làm cho tâm niệm A Di Đà Phật này luôn tăng trưởng, làm cho khi hết thảy vọng niệm khởi lên, ý niệm thứ hai liền là A Di Đà Phật. Nhiều lắm là khởi lên vọng niệm thứ hai liền chấm dứt. Người như vậy là người có phước, người như vậy đời này nhất định thành Phật. Người như vậy có phước đức to lớn, trí huệ to lớn, chẳng có gì cao hơn trí huệ này.

    Chúng ta là phàm phu là vì chúng ta bị nghiệp lực trói buộc. Nghiệp là gì? Thiện nghiệp và ác nghiệp. Trong thiện nghiệp, khởi tâm tham ái, bị tham ái trói buộc. Trong ác nghiệp, khởi tâm sân hận, bị tâm sân hận trói buộc. Nói cách khác, nhìn thấy sắc, nghe âm thanh, chúng ta sanh phiền não, hỷ, nộ, ái, lạc, thất tình, ngũ dục là phiền não. Chúng ta bị nghiệp trói buộc, không được tự tại, đó là phàm phu; phàm phu bị nghiệp lực trói buộc. Vì thế, đức Phật dạy chúng ta buông xuống vạn duyên, tức là buông xuống nỗi khổ vì bị nghiệp lực trói buộc, khiến cho trong đời sống bất luận là trong thuận cảnh hoặc nghịch cảnh, chúng ta luôn luôn giữ được thân tâm thanh tịnh. Thân tâm thanh tịnh là trong hết thảy pháp chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, cũng không khởi vọng tưởng. Tại sao vậy? Những thứ đó đều không chân thật. Do vậy, người xưa dạy chúng ta: “Ít nói một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật”. Những chuyện khác đều là chuyện nhảm nhí, nên niệm Phật nhiều hơn!

    Niệm Phật là pháp kỳ diệu nhất để tiêu trừ nghiệp chướng, tuy nhiên quả báo thù thắng hay không đều do một niệm giác hay mê của chúng ta.

    Niệm Phật là pháp kỳ diệu nhất để tiêu trừ nghiệp chướng, tuy nhiên quả báo thù thắng hay không đều do một niệm giác hay mê của chúng ta.

    Niệm Phật nhiều, niệm Phật tức là tiêu nghiệp chướng, tại sao vậy? Chúng ta khởi tâm động niệm, khởi vọng tưởng là nghiệp chướng, cả ngày từ sáng tới tối nói chuyện vô ích là nghiệp chướng. Khi niệm Phật, chúng ta không khởi vọng tưởng, cũng không nói chuyện vô ích, như vậy không phải là nghiệp chướng của chúng ta đều tiêu mất hay sao? Chúng ta mỗi ngày đều cầu tiêu tai, dùng phương pháp gì? Niệm Phật chính là phương pháp tốt nhất để tiêu tai, là phương pháp tốt nhất để tiêu nghiệp chướng. Chúng ta phải biết cách dùng, phải giác ngộ, quá báo rất thù thắng! Nếu không biết cách dùng thì quả báo sẽ không thù thắng. Quả báo thù thắng hay không đều do một niệm giác hay mê của chúng ta.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều