Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024
Khác
    HomePhật HọcQuả báo của nghiệp hành hạ súc vật

    Quả báo của nghiệp hành hạ súc vật

    Oan nghiệp này tuy chúng ta không thấy nhưng oán khí ngút ngàn kết hợp cùng với ba ác nghiệp của người hành hạ súc vật (thân, miệng, ý ác) đã tạo ra quả báo ác nặng nề.

    Súc vật, nhất là những vật nuôi để trợ giúp cho con người trong lao động sản xuất như trâu bò vốn được nông dân thương quý, xem như thành viên của gia đình. Từ bao đời nay, trâu bò đã giúp con người làm các việc nặng nhọc như cày bừa, kéo xe và một số việc khác. Khi chúng bị bệnh mà chết hay vì một hoàn cảnh nào đó phải bán đi thì khá nhiều người chủ đã rơi nước mắt xót xa, thương cảm. Tuy vậy, có một số chủ nhân thì chẳng những không thương mà còn hành hạ chúng dã man, đánh đập chúng thậm tệ.

    Loài vật tuy không chống cự lại được con người nhưng chúng cũng biết phản kháng, vùng vẫy, nhất là cũng đau đớn và oán hận khi bị áp bức, tra tấn, hành hạ. Oan nghiệp này tuy chúng ta không thấy nhưng oán khí ngút ngàn kết hợp cùng với ba ác nghiệp của người hành hạ súc vật (thân, miệng, ý ác) đã tạo ra quả báo ác nặng nề.

    Vì nuôi dưỡng tâm từ, vì tôn trọng sự sống bình đẳng của mọi loài, vì sợ nghiệp quả giết hại nặng nề nên người Phật tử nguyện không làm tổn hại các loài vật, không bảo người khác bức hại, thấy người khác có hành vi giết hại không cổ xúy, chẳng vui mừng.
    Vì nuôi dưỡng tâm từ, vì tôn trọng sự sống bình đẳng của mọi loài, vì sợ nghiệp quả giết hại nặng nề nên người Phật tử nguyện không làm tổn hại các loài vật, không bảo người khác bức hại, thấy người khác có hành vi giết hại không cổ xúy, chẳng vui mừng.

    Vì sao không nên sát sinh?

    “Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ… cho đến Tôn giả Mục-kiền-liên nói, ở giữa đường ta thấy một chúng sanh to lớn, mang trên cổ chiếc xe sắt đang cháy, bị chặt đứt gân cổ, tiếp đến chân tay, gân quấn quanh cổ họ, đi trên đất sắt nóng, đi giữa hư không, khóc lóc kêu gào… cho đến Phật bảo các Tỳ-kheo:

    - Advertisement -

    Chúng sanh này, thời quá khứ, ở nước Xá-vệ, đánh xe bò để sanh sống. Vì tội này nên đọa vào địa ngục chịu khổ vô lượng. Nay vì dư báo địa ngục nên nó phải mang cái thân này, tiếp tục chịu khổ.

    Này các Tỳ-kheo, như những gì Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đã thấy là chân thật không sai. Các ông cần nên ghi nhớ.

    Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

    (Kinh Tạp A-hàm, kinh số 531)

    Hiện nhân loại đã văn minh, súc quyền ở một số nơi đã thành luật nhưng vẫn còn không ít người có hành vi bạc đãi, hành hạ, giết hại thú vật bừa bãi. Có thể phát xuất từ quan niệm ‘vật dưỡng nhơn’, đấng sáng tạo đã tạo ra loài vật để phục vụ loài người nên họ có toàn quyền sinh sát loài vật. Khi một người có hành vi hành hạ thú vật, có thể thấy rõ tâm từ bi của người ấy đã chai sạn. Khi họ xuống tay giết hại các vật nuôi một cách tàn độc, man rợ, vô tội vạ có thể thấy nơi đó dấu tích của sự dã man.

    Đạo Phật không cho phép tín đồ cố ý giết hại các loài sinh vật. Vì nuôi dưỡng tâm từ, vì tôn trọng sự sống bình đẳng của mọi loài, vì sợ nghiệp quả giết hại nặng nề nên người Phật tử nguyện không làm tổn hại các loài vật, không bảo người khác bức hại, thấy người khác có hành vi giết hại không cổ xúy, chẳng vui mừng. Người nào hành hạ súc vật thì tạo ác nghiệp nặng nề. Như người đánh xe bò tàn ác ở trong kinh bị quả báo mà Thế Tôn đã xác chứng là do làm nghề đánh xe bò, hành hạ súc vật.

    Thế nên, người Phật tử luôn nuôi dưỡng tâm từ, nguyện thương yêu tất cả vạn loại chúng sinh. Quán chiếu sâu sắc đến nghiệp báo ác địa ngục, ngạ quỷ để không làm tổn hại súc vật. Mọi chúng sinh đều có sự sống, đều tham sống sợ chết, đều khổ đau khi bị hành hạ. Điều gì mình không muốn thì loài vật cũng không muốn. Yêu thương muôn loài là nhân lành của phước báo sống lâu, khỏe mạnh, không gặp các hiểm nạn, hạnh phúc an vui.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều