Thứ Ba, Tháng Một 28, 2025
Khác
    HomePhật HọcNhững quy luật chi phối cuộc đời của một con người

    Những quy luật chi phối cuộc đời của một con người

    Vạn vật trong tự nhiên đều vận hành theo quy luật của nó. Con người cũng vậy, dù chúng ta là ai, nam hay nữ, già hay trẻ, giàu hay nghèo… cũng vẫn phải chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên tồn tại khách quan.

    Quy luật thiên nhiên

    Trong khi tôn giáo khác cho rằng thế giới loài người do Thượng đế hoặc một vị thần nào đó sáng tạo ra thì Đức Phật giác ngộ một cách chân xác về sự tồn tại của mọi vật trong vũ trụ do nguyên lý duyên khởi:

    Nếu cái này hiện hữu, thì cái kia hiện hữu; nếu cái này không hiện hữu, thì cái kia không hiện hữu. Nếu cái này sinh khởi, thì cái kia sinh khởi. Nếu cái này không sinh khởi, thì cái kia không sinh khởi.

    Điều đó có nghĩa là con người được sinh ra trên đời đều do nhân duyên. Quan niệm này giải thoát quần chúng khỏi niềm tin dị đoan thịnh hành trong đời sống từ xa xưa rằng con người là do đấng quyền năng tạo thành. Tương tự như thế, bất cứ việc gì, sự vật gì có liên quan đến đời sống của chúng ta đều có nguyên do của nó. Đó là nguyên lý phổ biến chung cho sự sinh khởi của tất cả khí thế gian và tình thế gian. Tâm tồn tại liền với vật chất, con người sau khi kết thúc sự sống sẽ tiếp tục được tái sinh nhờ duyên khởi. Do đó, Phật tử chân chính phải sống đời tốt đẹp, làm việc thiện, bố thí, cúng dường, tôn trọng luật pháp để được sống an lạc, và tích phước báu để tiếp tục tái sinh với cuộc sống hạnh phúc khác.

    - Advertisement -
    Đức Phật cho rằng mỗi một tư duy về điều tích cực, lạc quan sẽ dẫn đến hành động tích cực và ngược lại.

    Đức Phật cho rằng mỗi một tư duy về điều tích cực, lạc quan sẽ dẫn đến hành động tích cực và ngược lại.

    Quy luật vô thường

    Các thuộc tính của thời tiết mưa, gió, nắng tạo hiện tượng mát, lạnh, nóng hình thành các mùa trong năm. Thời tiết vận hành tạo ra sự vô thường làm con người sinh – lão – bệnh – tử nhưng nếu không có cái vô thường đó thì sẽ không có thế hệ con người hạnh phúc, an lạc trong tương lai cũng giống như không có mùa đông lạnh lẽo sẽ chẳng có mùa xuân ấm áp với muôn hoa đua nở. Do vậy, tất cả những tai ách, chướng duyên hay cụ thể là chết chóc, ly biệt… là sầu não dẫu có xảy ra là đang hứa hẹn một cái mới hạnh phúc, tốt đẹp hơn trong tương lai. Vì vậy, là Phật tử chân chính, chúng ta phải có suy nghĩ lạc quan trước mọi đổi thay dù là tiêu cực của cuộc sống để luôn có giây phút bình an, tự tại. Những khó khăn giúp chúng ta tích lũy được kinh nghiệm, những trở ngại rèn luyện cho ta bản lĩnh vững vàng, tạo đà để ta có đời sống tinh thần vững chãi và giải quyết mọi công việc một cách dứt điểm, nhẹ nhàng, sáng suốt hơn.

    Quy luật thời gian

    Dân gian có câu: “Đời người có một gang tay, ai hay ngủ ngày còn được nửa gang” để phê phán người lười nhác và khẳng định sự quý báu của thời gian. Đức Phật xem sự quý trọng thời gian như là định luật tác động trực tiếp đến cuộc đời mỗi chúng ta. Nếu biết sử dụng thời gian có ích để học hỏi kiến thức, điều hay lẽ phải trong cuộc sống con người ắt sẽ thành công, ngược lại để thời gian trôi qua vô ích thì vừa không làm được gì tốt cho bản thân mà còn có thể dẫn đến điều xấu: “nhàn cư vi bất thiện”. Do vậy, ngoài thời gian nghỉ ngơi, chúng ta phải biết dùng thời gian quý báu, có lúc là hiếm hoi của mình để làm việc nghĩa, việc thiện, việc tâm linh… tạo nghiệp thiện, phước báo cho mình và người thân của mình. Biết chia sẻ tâm linh, biết hướng đến Phật, nghĩa là chúng ta đã có đời sống cân bằng về vật chất – văn hóa – tinh thần để an yên và làm việc tốt hơn.

    “Đời người có một gang tay, ai hay ngủ ngày còn được nửa gang”.

    Một điều chúng ta cần lưu ý không phải ta gieo hạt giống lành là sẽ gặt hái quả ngọt ngay mà phải cần một thời gian dài.

    Một điều chúng ta cần lưu ý không phải ta gieo hạt giống lành là sẽ gặt hái quả ngọt ngay mà phải cần một thời gian dài.

    Quy luật chủng tử

    Mỗi loài thực vật có hạt giống riêng nảy sinh sự sống với thời gian ươm mầm khác nhau có thể là một vài ngày hoặc nhiều năm và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như: đất, nước, phân bón… Chúng ta gieo hạt nào thì sẽ sanh ra cây và trái đó, ví dụ: gieo hạt lúa ta gặt lúa, trồng hạt ớt ta thu được trái ớt…; không thể nào gieo hạt bầu lại mọc ra cây bí hoặc trồng cây cam mà lại đơm trái chanh…

    Đời sống con người cũng vậy. Con người được sinh ra từ cha và mẹ, nương vào cha mẹ để sống. Để có mặt trên đời chúng ta cần hội tụ đầy đủ nhân duyên, vì vậy, là Phật tử chân chính, chúng ta phải hiếu kính với cha mẹ, sống bằng chánh kiến, chánh tư duy, không nên tin vào thuyết sáng thế hoặc định mệnh để có nhân sinh quan chuẩn xác.

    Tuy hạt nào sinh ra quả đó nhưng các hạt giống có thể phát triển tốt và cho ra trái ngọt hay không tùy vào nhiều điều kiện khác nhau. Tương tự, trên thực tế không có định mệnh, định nghiệp. Phật tử phải luôn cố gắng học hỏi kiến thức, trau dồi sự hiểu biết và dùng trí tuệ sáng suốt để xây dựng cuộc sống tương lai tốt đẹp, góp phần thay đổi nghịch duyên. Các hạt giống được gieo trồng sẽ nảy nở khi đủ điều kiện cần thiết. Điều đó cũng có nghĩa, trước mọi sự việc chúng ta cần phải suy đi xét lại để đưa ra hành động sáng suốt, khéo léo; tránh trường hợp tâm nóng nảy, bộp chộp dẫn đến hành động sai lầm.

    Quy luật tâm thức

    Tính toán theo quy luật tồn tại của tâm thức là sanh, trụ, dị, diệt với thời gian tương đối bằng nhau thì Trái đất – con người chúng ta tồn tại khoảng 8 đến 12 tỷ năm nữa. Điều đó nghĩa là chưa thể định được cái gọi là “ngày tận thế” như một số lời đồn đại trên thế giới khiến con người hoang mang, sợ hãi. Do vậy, mỗi Phật tử phải sống có trách nhiệm, chịu trách nhiệm trước hành động của mình với tha nhân trong đời sống hiện tại, cụ thể như: phải biết khai thác hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên để dự trữ cho tương lai, gìn giữ môi trường trong lành cho thế hệ mai sau, vun đắp, dạy dỗ con cái tình yêu quê hương, đất nước để có thế hệ mầm xanh tươi đẹp.

    Cũng từ quan điểm này, Đức Phật cho rằng mỗi một tư duy về điều tích cực, lạc quan sẽ dẫn đến hành động tích cực và ngược lại. Như vậy, ai có tâm không tham sân si là đang gieo trồng hạnh phúc, bình an cho bản thân và mọi vấn đề gặp phải trong cuộc sống phải biết “tiên trách kỷ hậu trách nhân” để chuyển hóa tâm tham, sân, si; biến sân thành hoan hỷ, ác độc thành từ bi, vô minh thành trí tuệ. Làm được như vậy là ta đã làm chủ được giác quan, làm chủ hạnh phúc trong một cuộc sống luôn đổi mới.

    Nếu cái này hiện hữu, thì cái kia hiện hữu; nếu cái này không hiện hữu, thì cái kia không hiện hữu.

    Nếu cái này hiện hữu, thì cái kia hiện hữu; nếu cái này không hiện hữu, thì cái kia không hiện hữu.

    Một điều chúng ta cần lưu ý không phải ta gieo hạt giống lành là sẽ gặt hái quả ngọt ngay mà phải cần một thời gian dài, thậm chí rất dài. Tâm tánh lành, việc làm thiện, hành động tốt của chúng ta cũng có thể chưa thấy ngay kết quả mà sẽ như giọt nước từ bi giúp hạt giống lành sinh sôi, phát triển và đơm hoa quả ngọt hạnh phúc khi đủ duyên. Nghĩa là trong cuộc sống chúng ta làm một việc thiện không nên vội vã chờ mong kết quả tốt để đến lúc chưa thấy quả mà tâm đã lung lay dẫn đến tiêu cực. Và nghiệp không phải là cái gì đó an bài cố định, không truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà một khi đủ duyên mới sẽ thay đổi nghiệp cũ. Do vậy, thay vì chấp nhận buông xuôi trước khó khăn, khắc nghiệt của cuộc sống, chúng ta phải luôn cố gắng, nỗ lực hết mình, lần thứ nhất không thành công thì tiếp tục lần thứ 2, lần thứ 3… Hãy luôn nhớ rằng cái gì mạnh sẽ át cái khác và giành phần thắng.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều