Thứ Tư, Tháng Mười Một 13, 2024
Khác
    HomePhật HọcCó bị cộng nghiệp khi giúp người đang bị đau khổ?

    Có bị cộng nghiệp khi giúp người đang bị đau khổ?

    Hỏi: Một người đau khổ nếu ta giúp đỡ người đó thì có phải là cộng nghiệp đau khổ với người đó không?

    Đáp: Giúp một người đau khổ có nghĩa là ta làm giảm hay bớt đi sự khổ đau của người đó. Nếu là cộng nghiệp thì ta cộng một phước đức hay thiện nghiệp vào nghiệp của mình. Trong kinh điển có dạy về 5 lợi ích của sự bố thí hay giúp đỡ người khác như sau:

    1. Được nhiều người thương mến.

    2. Các bậc chân nhân thiện đức thân cận.

    3. Danh thơm tiếng tốt loan truyền.

    - Advertisement -

    4. Không đi lệch đạo đức người cư sĩ.

    5. Sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào nhàn cảnh thiên giới.

    Bố thí đơn giản là sự mở lòng ra đối với thế giới chung quanh. Đó là sự hiểu biết cảm thương đến hoàn cảnh không may của người khác để rộng lòng giúp đỡ. Ảnh minh họa.

    Bố thí đơn giản là sự mở lòng ra đối với thế giới chung quanh. Đó là sự hiểu biết cảm thương đến hoàn cảnh không may của người khác để rộng lòng giúp đỡ. Ảnh minh họa.

    Các phước đức này chỉ có thể được tạo ra khi ta gặp hoàn cảnh hay đối tượng cần giúp đỡ. Nếu không có hoàn cảnh hay đối tượng cần giúp đỡ thì cũng không có cơ hội để tạo phước đức.

    Tuy nhiên, nên lượng đúng sức mình khi làm việc thiện để tránh tâm hối tiếc về sau vì tâm hối tiếc lại là một tâm bất thiện (tâm sân) trong việc làm thiện pháp này. Khi phát tâm giúp đỡ người thì cần làm với tâm xả. Tâm mình xả được ở đâu thì giúp đỡ ở đó, việc tạo phước đức mới trọn vẹn ở 3 giai đoạn: đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối.

    Hỏi: Xin làm rõ ý nghĩa của câu “Khi phát tâm giúp đỡ người thì cần làm với tâm xả. Tâm mình xả được ở đâu thì giúp đỡ ở đó”?

    Trả lời: Phát tâm xả ở đây có 2 loại xả:

    1. Xả với vật thí.

    2. Xả với tác ý mục đích của việc bố thí.

    Bố thí - dù dưới hình thức nào, hoặc tài thí, Pháp thí hay vô úy thí - chính là hành vi đạo đức hiền thiện, có khả năng làm giảm thiểu tham-sân-si. Ảnh: Internet.

    Bố thí – dù dưới hình thức nào, hoặc tài thí, Pháp thí hay vô úy thí – chính là hành vi đạo đức hiền thiện, có khả năng làm giảm thiểu tham-sân-si. Ảnh: Internet.

    Với vật thí, nếu đem bố thí quá sức mình, ví dụ như lương có 5 triệu đồng mà bố thí 8 triệu đồng rồi phải đi vay mượn thêm 3 triệu nữa. Đến khi phải trả nợ 3 triệu vay nợ thì có thể tâm hối tiếc sinh lên “giá như ta không bố thí 8 triệu mà là 5 triệu thì tốt hơn”. Vì vậy nếu mình xả ở 5 triệu thì sẽ không phải đi vay và không bị hối tiếc về sau khi đã bố thí xong.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều