Thứ Tư, Tháng Mười Hai 4, 2024
Khác
    HomeTuổi Trẻ- Khoá tuEm học PhậtChí nguyện xuất gia cầu giải thoát

    Chí nguyện xuất gia cầu giải thoát

    Sức mạnh của đạo Phật không nằm trong những danh sắc tướng vô thường bề ngoài, mà nằm sâu trong bản thể thanh tịnh hòa hợp của cộng đồng Tăng Già, và sự gia công thực hành nghiêm túc lời Phật dạy, nơi Thất Chúng đệ tử Phật.

    Sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy tư và tuyên bố rằng: “Xa lìa dục vọng, được sự tịch tịnh là thù thắng nhất!”, đức Phật tự nghĩ “Ta nên độ ai trước? Ta  nên làm việc gì trước?”. ‘Xa lìa dục vọng’ nghĩa là không còn dục niệm, không còn cái pháp nhiễm ô, nhơ bẩn. “Được sự tịch tịnh” nghĩa là trở nên trong sạch, không có sự tạo tác, lúc nào cũng ung dung tự tại, như như bất động. Đó là điều thù thắng nhất.

    Chúng ta là người đệ tử Phật xuất gia, cạo tóc, mặc áo nhà Phật; lấy lý tưởng của Phật làm lý tưởng của mình; giữ gìn giới Pháp của Phật, tu tập theo lời Phật dạy hiểu được trí tuệ Phật Pháp, thấu rõ lẽ vô thường mà cắt ái, xả tục xuất gia tu hành “trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh” chính là những người tu sĩ “xả thân cầu Đạo, xả phú cầu bần”.

    Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương đức Phật có dạy rằng: “Từ giã cha mẹ đi xuất gia học Đạo, thấu rõ nguồn tâm, hiểu vô vi pháp, được gọi là bậc Sa môn, thường giữ gìn 250 giới, sống đời thanh tịnh, thực hành 4 chân đạo, thành tựu quả vị A La Hán”. Giới luật của Phật chế nhấn mạnh sự tinh hoa trong đời sống xuất gia. Cho nên đức Phật dạy rằng: “Người xuất gia làm Sa môn thì phải từ bỏ ái dục, biết được nguồn tâm, thấu triệt giáo pháp của Phật, hiểu pháp vô vi. Bên trong không có cái để được, bên ngoài không có chỗ để cầu. Tâm không chấp thủ nơi Đạo, cũng không hệ lụy bởi nghiệp, không có suy tưởng, không cótạo tác, không có tu, không có chứng, chẳng cần trải qua các thành vị mà tự thành cao tột, gọi đó là Đạo”.

    Mục đích muốn được trí tuệ chính giác như chư Phật, có trí tuệ là để được trí tuệ chính giác ấy ta phải có trí tuệ bát nhã phát sinh bởi ba phương tiện sau đây: Nghe học chính pháp (văn), suy nghiệm chính pháp (tư) và áp dụng chính pháp (tu).

    Mục đích muốn được trí tuệ chính giác như chư Phật, có trí tuệ là để được trí tuệ chính giác ấy ta phải có trí tuệ bát nhã phát sinh bởi ba phương tiện sau đây: Nghe học chính pháp (văn), suy nghiệm chính pháp (tư) và áp dụng chính pháp (tu).

    - Advertisement -

    Bồ Tát và tột cùng là địa vị Phật, vì đức Phật đã nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành.” Cho nên xuất gia là con đường đi ngược dòng sinh tử, ngược lại dòng đời, ngược lại đời sống thế tục. Trong quá trình tu tập giữ gìn ba nghiệp và hộ trì sáu căn là việc làm tối trọng để giữ gìn giới thân huệ mạng của người tu. Để có trí tuệ thì người tu hàng ngày phải siêng học, siêng tu, học ở đây khác với cái học thế tục nên có danh từ và tri thức.

    Người tu đạo phải học cả hai, cũng như đức Phật Ca Diếp dạy: “Chớ làm điều ác, gắng làm việc lành, giữ tâm ý trong sạch” hoặc đức Phật Câu Lưu Tôn dạy: “Người tu đi khất thực cũng như con ong đi lấy mật, không làm tổn thương hoa sắc”. Mục đích của người xuất gia là phẩm hạnh và đạo đức. “Thắng được chính mình, đó mới là chiến công oanh liệt nhất”, người học Phật mà biết rèn luyện và khéo sử dụng được tính khiêm cung, nhẫn nhịn trong sự tu sẽ được lợi rất nhiều. Với tâm cung kính, quý trọng, quan tâm, lo lắng của chúng ta thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, và thương yêu nhiều hơn, như vậy tránh được nhiều điều bất lợi, chia rẽ nội bộ, không mất tình huynh đệ và chế độ lục hòa được thiết lập mà còn thể hiện trí tuệ vô ngã. Trái lại có những tính xấu như dối trá, không thành thật, vẽ vời thêm bớt… những tính xấu không được tin dùng trong xã hội, huống chi là trong trường tuyển Phật, cho nên trong kinh Duy Ma Cật nhắc đi nhắc lại “Trực tâm là đạo tràng của Bồ Tát, vì tất cả ba đời của Chư Phật thành tựu quả vị giác ngộ cứu cánh cùng cực cũng đều từ tâm thành thật ngay thẳng mà nên”.

    Người xuất gia bị bắt buộc phải thi vào trường tuyển Phật, với điều kiện thật gắt gao gọi là Đại Giới Đàn, nên đức Phật đã nói: “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn thì Phật pháp còn.” Trong Kinh, đức Phật dạy: “Người xuất gia chẳng phải bị thế lực nhà vua ép bức, chẳng vì tham cầu mạng sống, chẳng vì lánh nạn, chẳng vì thiếu nợ, vốn vì mong cầu chính Pháp, vì lòng chính tín mà vào trong Phật Pháp nên gọi là Hảo tâm xuất gia”. Cho nên trong Kinh Phước Điền nói: Có năm đức tính của người xuất gia:

    1) Phát tâm xuất gia, hoài bội đạo cố.

    2) Huỷ kỳ hình hảo, ứng pháp phục cố.

    3) Cát ái từ thân, vô thích mạc cố.

    4) Uỷ khí thân mạng, tôn sùng đạo cố.

    5) Chí cầu đại thừa, vị độ nhân cố.

    Người xuất gia phải phát tâm dũng mãnh, trên cầu Phật đạo dưới cứu chúng sinh, giúp chúng sinh rời khổ được vui, chứng ngộ chân lý, giải thoát sinh tử luân hồi.

    Người xuất gia phải phát tâm dũng mãnh, trên cầu Phật đạo dưới cứu chúng sinh, giúp chúng sinh rời khổ được vui, chứng ngộ chân lý, giải thoát sinh tử luân hồi.

    Kinh A Na Luật Bát Niệm chép: “Tôn giả A Na Luật ở bên bờ suối thanh vắng ngồi suy nghĩ rằng: ‘Đạo pháp là ít ham muốn, ham muốn nhiều không phải đạo pháp. Đạo pháp là biết vừa đủ, không biết vừa đủ không phải đạo pháp. Đạo pháp là thanh vắng, ồn ào khoái lạc không phải đạo pháp. Đạo pháp là tinh tiến, biếng nhác không phải đạo pháp. Đạo pháp là chế ngự tâm ý, tâm ý phóng đãng không phải đạo pháp. Đạo pháp là định ý chuyên nhất, suy tưởng mông lung không phải đạo pháp. Đạo pháp là trí tuệ giác sát, ngu si lầm lạc không phải đạo pháp.’ Phật đà dùng thánh trí biết rõ những điều suy nghĩ này của Tôn giả A Na Luật nên như sự co duỗi cánh tay một cách lanh lẹ của lực sĩ, Ngài đến trước tôn giả, tán dương rằng: ‘Đúng lắm, A Na Luật! A Na Luật! Những điều ông suy nghĩ là những điều suy nghĩ của một vị Đại sĩ (đại bồ tát)!’”

    Lý tưởng xuất gia ban đầu là cầu mong giải thoát, cũng có nghĩa là giải thoát ra ngoài những danh lợi, vật chất, tiền của, tình cảm ở thế gian. Lý tưởng ấy thật trong sáng, lành mạnh, chân chính, chỉ thuần một điều là mong cầu được giác ngộ giải thoát, tâm hồn an lạc với cuộc sống thánh thiện ở chốn thiền môn. Nhưng hiện nay, trên thực tế cho thấy xã hội ngày càng văn minh phát triển, nhu cầu hưởng thụ của con người lại càng cao, văn minh và tiến bộ, bằng những kỹ năng khoa học hiện đại, tinh xảo, như những máy móc điện tử kỹ thuật số, máy vi tính, điện thoại di động, mạng internet… Người xuất gia chúng ta không phải lẩn tránh mà là tiếp cận xã hội để học hỏi là phát huy mặt tích cực của mình, chứ không phải để bám víu vào những pháp thế gian phàm tình ấy. Chỉ cần một niệm “xả”, chúng ta được nhẹ nhàng giải thoát ngay. Nếu không khéo giữ gìn tâm nguyện và lý tưởng ban đầu, chúng ta rất dễ bị lung lạc, sa ngã trong dòng đời xuôi ngược, sẽ dễ bị dính mắc tham cầu vật chất xa hoa dục lạc. Như vậy, lý tưởng giải thoát của người xuất gia phải như thế nào để không bị sự lôi kéo hấp dẫn ấy? Với tính tích cực luôn nhìn đời bằng con mắt tuệ giác, nhìn thấy được hai mặt ở thế gian tức là một bên thánh thiện và một bên là phàm tình mong cầu cuộc sống vật chất sung túc, danh lợi, cũng có nghĩa là mặt tốt lẫn mặt xấu, vui khổ đan xen nhau, người xuất gia học Phật sẽ giữ vững được lý tưởng của bậc thánh thiện là cầu mong sự an lạc, giải thoát không vướng mắc vào pháp thế gian.

    Người xuất gia trẻ cần phải nhìn các bậc tôn túc chân chính với cung cách khiêm cung, cảm thấy mình bé nhỏ, chớ nên tự cao tự đại khi mình có bằng cấp cao…Đại sư Liên Trì đã dạy: “Trí lực càng cao, chướng ngại càng lớn, tu hành càng khó thành tựu,” vì thế mà chúng ta không thể đem trí lực bình thường của thế gian mà cân đo đong đếm được, Ngài còn dạy thêm rằng: “Người không có đạo hạnh, sao có thể làm người xuất gia tu hành”.

    Lý tưởng xuất gia ban đầu là cầu mong giải thoát, cũng có nghĩa là giải thoát ra ngoài những danh lợi, vật chất, tiền của, tình cảm ở thế gian.

    Lý tưởng xuất gia ban đầu là cầu mong giải thoát, cũng có nghĩa là giải thoát ra ngoài những danh lợi, vật chất, tiền của, tình cảm ở thế gian.

    Sức mạnh của đạo Phật không nằm trong những danh sắc tướng vô thường bề ngoài, mà nằm sâu trong bản thể thanh tịnh hòa hợp của cộng đồng Tăng Già, và sự gia công thực hành nghiêm túc lời Phật dạy, nơi Thất Chúng đệ tử Phật. Chính vì vậy, Giáo hội đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện các mục tiêu cao cả đó, bao gồm:

    1. Lấy sự nghiệp hoằng dương Phật Pháp làm đầu. Dù trong hoàn cảnh nào, trú xứ nào, thời điểm nào cũng không bao giờ xao lãng việc đem Chính Pháp của đức Phật lưu bố trong dân gian. Công cuộc hoằng pháp luôn luôn đi đôi với lý tưởng tự giác và giác tha, tự mình nghiêm cẩn thực nghiệm Giới, Định, Tuệ để làm hành trang, làm vốn liếng ban bố Chính pháp cho người khác, góp phần kiến tạo đời sống an lạc, hạnh phúc, và hòa bình cho nhân loại.

    2. Nỗ lực không ngừng dung hóa nếp sống văn minh, tiến bộ và khoa học trong tư duy, kiến văn và hành xử của đời sống Đạo để bắt kịp bước đi của thời đại hầu có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu và phương thức hoằng pháp đến mọi thành phần xã hội, đặc biệt là đối với giới trẻ. Xin chú tâm nhiều hơn nữa vào việc đào tạo tăng, ni trẻ để thừa tiếp sự nghiệp giáo hóa độ sinh của Thầy Tổ và tiếp cận, hướng dẫn giới trẻ để giúp họ làm quen, hiểu biết và áp dụng lời Phật dạy vào đời sống hằng ngày hầu trở thành những công dân tốt, những phật tử gương mẫu.

    Trong Kinh Pháp cú đức Phật có dạy: “Si mê là nguồn của tất cả tội ác, trí tuệ là gốc của hết thảy pháp lành”. Trong Quy Sơn Cảnh Sách, Tổ sách tấn: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục”. Nghĩa là người xuất gia là cất bước vượt lên đến phương trời cao rộng, không phải chỉ đạp dưới đất, dưới bùn này thôi. Ngài Đạo An khuyên nhắc người xuất gia như sau: “Xuất gia vì đạo rất nặng rất khó chẳng thể tự xem thường, chẳng thể tự cho là dễ dàng. Nghĩa là gánh vác đạo đức, đeo mang nhân nghĩa, vâng giữ tịnh giới đến chết mới thôi. Còn khó là sao? Nghĩa là, dứt lìa thế tục cắt đứt hẳn đường ân ái, xa tình đổi tính chẳng đồng với mọi người, làm những điều mà người không thể làm, cắt đứt những điều người không thể cắt, nhẫn chịu khổ nhục, bỏ cả thân mạng nên gọi là khó, được tên là đạo nhân”. Mục đích cuối cùng của người tu hành là bồ đề, dịch ý là giác ngộ, phương tiện đứng đầu của người tu hành là bát nhã, dịch ý là minh trí, vậy thỉ chung của con đường tu hành là trí tuệ. Cho nên đạo Phật là đạo chính giác, đem đạo chính giác, đem trí tuệ phủ lại tất cả đời mình, nên đạo chính giác ấy rẽ ra thành chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn, chính niệm, chính định. Theo đạo chính giác ấy, chúng ta phải có trí tuệ và phải vì trí tuệ.

    Sức mạnh của đạo Phật không nằm trong những danh sắc tướng vô thường bề ngoài, mà nằm sâu trong bản thể thanh tịnh hòa hợp của cộng đồng Tăng Già, và sự gia công thực hành nghiêm túc lời Phật dạy, nơi Thất Chúng đệ tử Phật.

    Sức mạnh của đạo Phật không nằm trong những danh sắc tướng vô thường bề ngoài, mà nằm sâu trong bản thể thanh tịnh hòa hợp của cộng đồng Tăng Già, và sự gia công thực hành nghiêm túc lời Phật dạy, nơi Thất Chúng đệ tử Phật.

    Ngày nay, ngày càng dày nặng, tập khí “Vì bản ngã” đó luôn luôn chen vào tất cả tâm lý và hành vi tu học của chúng ta, trong khi chính sự tu học là phương pháp để giải trừ bản ngã chứ không phải để khuếch trương bản ngã. Bởi vậy người tu hành chớ để sai lạc mục đích ấy, mà rồi hóa ra như người xưa đã than “sở vị tu hành nguyên lai kết nghiệp”, di hại cho chính pháp và làm đọa lạc ta thêm. Cho nên ngài Trí Húc đại sư có dạy rằng: “Nói một lời, làm một việc, cho dẫu nhỏ nhặt đến đâu mà không có tính chất tự giác, giác tha thì tôi không nói, không làm; đời tôi không có gì, chỉ chân thật phát bồ đề tâm là điều khả dĩ đối trước các đấng Từ tôn trong ba đời mà thôi”.

    Mục đích muốn được trí tuệ chính giác như chư Phật, có trí tuệ là để được trí tuệ chính  giác ấy ta phải có trí tuệ bát nhã phát sinh bởi ba phương tiện sau đây: Nghe học chính pháp (văn), suy nghiệm chính pháp (tư) và áp dụng chính pháp (tu).

    Trong kinh Tán Dương Công Đức Tăng Bảo cho thấy người xuất gia có nhiệm vụ giữ gìn mạng mạch của Tam bảo, tiếp tục ngọn đèn trí huệ của chư Phật; kinh dạy: “Người đệ tử xuất gia là người có thể đảm trách và kế tục Chính pháp của Như Lai ở đời sau. Nếu đem tất cả công đức của người thế gian gộp lại cũng không thể sánh bằng một người xuất gia hoằng dương thánh giáo”. Xuất gia là một chí nguyện, như người lập chí cho sự nghiệp của mình mà ra sức và tập trung học hỏi trau dồi. Việc xuất gia mang ý nghĩa tiếp tục gánh vác trọng trách của đức Phật, nối tiếp dòng thánh, duy trì tuệ mạng. Muốn được như vậy thì người xuất gia phải phát tâm dũng mãnh, trên cầu Phật đạo dưới cứu chúng sinh, giúp chúng sinh rời khổ được vui, chứng ngộ chân lý, giải thoát sinh tử luân hồi.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều