Chữ tịnh có nghĩa là trong sạch và an ổn. Trong kinh Phật thường răn dạy, người Phật tử phải hằng giữ gìn ở nơi ba nghiệp: thân, khẩu, ý.
Đời sống hiện đại của thời cách mạng công nghiệp 4.0, cường độ lao động tăng cao để đảm báo nhu cầu cho chất lượng sống cũng cao ngất tương ứng. Từ các trung tâm công nghiệp lớn đến những khu vực hẻo lánh xa xôi nhất của thế giới, toàn cấu hóa, thế giới phẳng, bùng nổ công nghệ và thị trường…đã đấy nhịp độ cuộc sống con người lên cao chưa từng có.
Do yêu cầu cao của công sở, công ty, trường học, mọi chỗ làm, ngay ở trang trại thôn quê, người lao động các ngành nghề bị cuốn vào guồng quay tốc độ đến mức hầu như không gian thời gian riêng tư, thời giờ cho gia đình, bản thân, giao tiếp quan hệ tình cảm…Từ đó khiến cho đời sống tinh thần cá nhân bị ảnh hưởng rất nhiều: người ta ăn thức ăn chế biến sẵn, ngủ trên xe buýt, gật gù ở mọi nơi có thể vì mệt mỏi, giao tiếp hết thảy qua điện thoại thông minh hay Internet….Cái được nhiều, song cái mất cũng không ít. Thu nhập, tiện nghi – chất lượng cuộc sống tăng mãi nhưng sự bấp bênh tinh thần, căng thẳng, vơi hụt đời sống tình cảm gia đình bạn bè…cũng “đi” cùng đồng hành trong đời sống hiện đại. Từ đó, nhu cầu nghỉ ngơi, tĩnh lặng, sống với sự riêng tư và với chính mình ngày càng cao, là một tất yếu. Tất cả những điều trên khiến tôi nghĩ đến chữ tịnh trong đời sống hiện nay.
Chữ tịnh sinh học và chữ tịnh thiền học
Chữ tịnh gốc từ Hán – Việt, nội dung đối với chữ động. Chữ tịnh sinh học, tạm gọi vậy, chỉ trạng thái tịnh ngơi nghĩ thần kinh, buông lỏng cơ thể, ngưng – dừng lại tương đối: trạng thái tịnh, yên tịnh…Con người tìm đến trạng thái tịnh sinh học để lấy lại năng lượng sinh học, tái tạo sức sống, ‘bảo dưỡng’ cơ thể trong nhịp độ cuộc sống – lao động cao, con người tìm đến góc cà phê yên tĩnh, hồ cá, bãi biển, khu vườn, núi cao… để có sự tịnh sinh học, hay đơn giản ngủ trên xe buýt, gật gù ở mọi nơi có thể, là ví dụ khác.
Chữ tịnh thiền học có khác và thiền đang đề cập thuộc về thiền Phật giáo. Một chủ thể có giác ngộ tùy mức độ, về tâm linh, đạt khả năng thiết lập trạng thái thiền với nhiều cảnh giới như trải nghiệm có Đức Phật và quý bậc xuất gia, tùy công phu nhập định, thậm chí có thể đạt trạng thái thiền ngay cả khi đang làm việc hay trên đường đi, như từng nghe: thiền trong mọi lúc mọi nơi, đi đứng nằm ngồi trong từng sát na. Họ có thể tịnh thiền học như thế.
Nếu tịnh sinh học là nhu cầu sinh học của cơ thể người phản ứng lại cường độ làm việc và cuộc sống, tìm cân bằng. Tịnh thiền học – ngoài nội dụng như với tịnh sinh học – tức chủ thể tịnh thiền, chủ yếu đạt được giá trị cao về tăng trưởng tâm linh, tinh tấn.
Tầm vóc tịnh thiền học là thế. Và không dễ đạt được. Như phân tích, tịnh thiền học – thiền có hai trong một – thỏa mãn nhu cầu tịnh sinh học trong quá trình thiền định, có giá trị cao trong đời sống hiện đại cho nhu cầu vừa nghỉ ngơi trí não vừa tinh tấn tâm linh.
Sự phát triển của tịnh thiền học trong đời sống hiện đại
Ngày nay người ta học và thực hành thiền ngay trên mạng hay hữu duyên với các bậc xuất gia, hoặc cư sĩ. Thiền Phật giáo – tịnh thiền học, có sự phổ cập.
Người viết từng chứng kiến không khí thiền nghiêm cẩm ở chùa Phật Nha – Singapore – nơi có nhịp độ sống nhanh như Tây Âu. Công chức văn phòng, doanh nhân, sinh viên…tĩnh tại thiền trong khi chờ đến giờ làm với các dụng cụ trợ giúp.
Ở Việt Nam, các khóa tu, sinh hoạt Phật giáo, khi tĩnh tại, thiền hành, hành giả được trải nghiệm tịnh thiền học – thiền, vừa tái tạo năng lượng tinh thần vừa hành tập trên đường giác ngộ giải thoát, tinh tấn tâm linh, lợi ích rất lớn cho từng cá nhân.
Sơ cơ lạm bàn chút về khái niệm và thực tế tinh sinh học và thiền học, chữ tịnh trong đời sống hiện đại.