Thứ Tư, Tháng Một 22, 2025
Khác
    HomeVăn HóaTự viện- Kiến trúcKhung cảnh thanh tịnh tại ngôi chùa cổ 170 năm tuổi ở...

    Khung cảnh thanh tịnh tại ngôi chùa cổ 170 năm tuổi ở Tiền Giang

    Giữa bộn bề cuộc sống, nếu bạn đang có những phiền muộn riêng thì hãy lắng đọng lại, tìm về những phút giây thanh tịnh bên Phật. Một trong những địa điểm quý vị nên viếng thăm là chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang.

    Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km.

    Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc tại đường Nguyễn Trung Trực, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km.

    Chùa Vĩnh Tràng hay còn được gọi là chùa Vĩnh Tường. Theo tìm hiểu, được biết, xưa kia, dưới thời Vua Minh Mạng, chùa chỉ là một cái am nhỏ, được người dân địa phương gọi là

    Chùa Vĩnh Tràng hay còn được gọi là chùa Vĩnh Tường. Theo tìm hiểu, được biết, xưa kia, dưới thời Vua Minh Mạng, chùa chỉ là một cái am nhỏ, được người dân địa phương gọi là “Chùa Ông Huyện”.

    Năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng vận động tín đồ xây dựng thành ngôi đại tự, theo lối kiến trúc của chùa Giác Lâm ở Gia Định, nhưng to lớn hơn, với 178 cây cột, 2 sân thiên tỉnh, 5 lớp nhà và hoàn thành vào năm 1849 với tên Vĩnh Trường. Tên Vĩnh Tường được Hòa thượng đặt xuất phát từ hai câu đối: “Vĩnh cửu đối sơn hà; Trường tồn tề thiên địa”. Thế nhưng người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng.

    Năm 1849, Hòa thượng Thích Huệ Đăng vận động tín đồ xây dựng thành ngôi đại tự, theo lối kiến trúc của chùa Giác Lâm ở Gia Định, nhưng to lớn hơn, với 178 cây cột, 2 sân thiên tỉnh, 5 lớp nhà và hoàn thành vào năm 1849 với tên Vĩnh Trường. Tên Vĩnh Tường được Hòa thượng đặt xuất phát từ hai câu đối: “Vĩnh cửu đối sơn hà; Trường tồn tề thiên địa”. Thế nhưng người dân vùng lân cận đến nay vẫn quen gọi là chùa Vĩnh Tràng.

    Hòa thượng Thích Huệ Đăng viên tịch vào năm 1864 giữa lúc công trình xây dựng còn đang dang dỡ. Sau đó, trải qua nhiều đời truyền thừa, chùa Vĩnh Tràng được hoàn thiện, ngày càng rộng lớn, uy nghiêm, làm nơi để những người theo đạo Phật, Phật tử, bà con gần xa đến hành hương.

    Hòa thượng Thích Huệ Đăng viên tịch vào năm 1864 giữa lúc công trình xây dựng còn đang dang dỡ. Sau đó, trải qua nhiều đời truyền thừa, chùa Vĩnh Tràng được hoàn thiện, ngày càng rộng lớn, uy nghiêm, làm nơi để những người theo đạo Phật, Phật tử, bà con gần xa đến hành hương.

    - Advertisement -
    Kiến trúc chùa được xây dựng theo lối kiến trúc tổng hợp, hài hòa giữa văn hóa xứ chùa Tháp và lối kiến trúc phương Tây như hiện nay. Tuy nhiên, khi quan sát tổng thể thấy được kiến trúc cốt lõi của chùa vẫn mang đậm kiến trúc truyền thống của chùa Việt.

    Kiến trúc chùa được xây dựng theo lối kiến trúc tổng hợp, hài hòa giữa văn hóa xứ chùa Tháp và lối kiến trúc phương Tây như hiện nay. Tuy nhiên, khi quan sát tổng thể thấy được kiến trúc cốt lõi của chùa vẫn mang đậm kiến trúc truyền thống của chùa Việt.

    Về tổng thể, chùa được xây dựng theo dạng chữ “Quốc” của Hán tự, gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu.

    Về tổng thể, chùa được xây dựng theo dạng chữ “Quốc” của Hán tự, gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu.

    Diện tích chùa Vĩnh Tràng khoảng 2 hecta gồm nhiều khu vực như Phật đài A di đà, chánh điện chính, đài quân âm, vườn tháp, phòng phát hành kinh sách,...

    Diện tích chùa Vĩnh Tràng khoảng 2 hecta gồm nhiều khu vực như Phật đài A di đà, chánh điện chính, đài quân âm, vườn tháp, phòng phát hành kinh sách,…

    Đến với chùa Vĩnh Tràng, quý vị không chỉ được chiêm bái khung cảnh tuyệt đẹp của chùa mà còn giúp cho mình có được những phút giây bình an, trải lòng mình trong một không gian yên bình, an tịnh.

    Đến với chùa Vĩnh Tràng, quý vị không chỉ được chiêm bái khung cảnh tuyệt đẹp của chùa mà còn giúp cho mình có được những phút giây bình an, trải lòng mình trong một không gian yên bình, an tịnh.

    Đây là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 32m đặt ở sau chánh điện. Bức tượng được khánh thành vào năm 2013.

    Đây là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 32m đặt ở sau chánh điện. Bức tượng được khánh thành vào năm 2013.

    Không gian bên trong chùa Vĩnh Tràng là nơi tập trung nhiều tác phẩm mỹ thuật của các thế hệ nghệ nhân khắp ba miền Bắc, Trung, Nam.

    Không gian bên trong chùa Vĩnh Tràng là nơi tập trung nhiều tác phẩm mỹ thuật của các thế hệ nghệ nhân khắp ba miền Bắc, Trung, Nam.

    Tượng Phật Di Lặc chùa Vĩnh Tràng cao 20m, rộng 18m, chiều dài 27m, nặng 250 tấn bằng chất liệu bê tông cốt thép.

    Tượng Phật Di Lặc chùa Vĩnh Tràng cao 20m, rộng 18m, chiều dài 27m, nặng 250 tấn bằng chất liệu bê tông cốt thép.

    Ngắm nhìn nụ cười của Đức Phật Di Lặc, chúng ta sẽ cảm nhận được sự từ bi, hoan hỉ của Ngài.

    Ngắm nhìn nụ cười của Đức Phật Di Lặc, chúng ta sẽ cảm nhận được sự từ bi, hoan hỉ của Ngài.

    Tượng Phật A Di Đà khổng lồ: Đây là bức tượng Phật khổng lồ nằm trước chánh điện. Chiều cao của bức tượng Phật A Di Đà này là 40m.

    Tượng Phật A Di Đà khổng lồ: Đây là bức tượng Phật khổng lồ nằm trước chánh điện. Chiều cao của bức tượng Phật A Di Đà này là 40m.

    chua-Vinh-Trang_Phatgiao.org.vn 3
    Chùa Vĩnh Tràng đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa từ ngày 06 tháng 12 năm 1989 và là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây Nam bộ.

    Chùa Vĩnh Tràng đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa từ ngày 06 tháng 12 năm 1989 và là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây Nam bộ.

    Hòa quyện với không gian kiến trúc, xung quanh chùa Vĩnh Tràng là những vườn cây trồng xanh tươi, những hồ nước ngát hương sen...tạo nên cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

    Hòa quyện với không gian kiến trúc, xung quanh chùa Vĩnh Tràng là những vườn cây trồng xanh tươi, những hồ nước ngát hương sen…tạo nên cảm giác gần gũi với thiên nhiên.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều