Thứ Tư, Tháng Mười Hai 25, 2024
Khác
    HomeTâm Linh- Huyền BíĐi lễ Chùa ngày Tết của dân tộc Việt Nam – một...

    Đi lễ Chùa ngày Tết của dân tộc Việt Nam – một nét đẹp văn hóa tâm linh cần gìn giữ

    Hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của việc đi lễ chùa nói chung đi lễ chùa đầu năm nói riêng, hiểu được các giáo lý của Phật giáo sẽ giúp cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị.

    Trong văn hóa Việt Nam, “chùa” là hình ảnh gần gũi, thân quen với đại đa số người dân không kể già trẻ, lớn bé, tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần dân tộc. Từ ca dao tục ngữ đến các tác phẩm văn học, các ca khúc, ngôn ngữ từ bình dân đến hàn lâm đều góp phần khẳng định vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa Việt Nam.

    Ví như:

    “Đồng đăng có phố Kỳ Lừa,

    Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”.

    - Advertisement -

    Hay:

    “Em đi nhớ lũy tre làng

    Nhớ ngôi chùa cổ, nhớ hàng cau xanh

    Đêm rằm trẩy hội cùng anh,

    Mãi vui quên tỏ cùng anh đôi lời!”.

    Trong văn hóa Việt Nam, “chùa” là hình ảnh gần gũi, thân quen với đại đa số người dân không kể già trẻ, lớn bé, tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần dân tộc.

    Trong văn hóa Việt Nam, “chùa” là hình ảnh gần gũi, thân quen với đại đa số người dân không kể già trẻ, lớn bé, tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần dân tộc.

    Hình ảnh ngôi chùa là hình ảnh gần gũi thân thương nhất của bao tâm hồn, bao cảnh đời – mà thơ ca còn ghi dấu lại trong kho tàng văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có tác phẩm sân khấu truyền thống như “Quan Âm Thị Kính”. Học sinh phổ thông trong chương trình ngữ văn lớp 7 được học, phân tích các nhân vật nữ trong tác phẩm này, trong đó có Thị Kính – một phụ nữ gặp nhiều nghịch duyên oan trái nhưng vẫn kiên tâm nhẫn nhục, giữ tròn đạo hạnh để tu hành theo Phật pháp cho đến khi đắc đạo, trở thành một vị Bồ Tát linh thiêng huyền nhiệm.

    Không phải chỉ khi gặp oan trái thì phụ nữ mới lên chùa. Trong bài thơ “Em đi chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp, Trung Đức phổ nhạc ta bắt gặp hình ảnh người con gái Việt Nam duyên dáng, ăn mặc chỉnh chu đi lễ chùa đầu năm với gia đình:

    “Hôm nay em đi chùa Hương,

    Hoa cỏ còn mờ hơi sương

    Cùng thầy me em vấn đầu soi gương

    Khăn nhỏ, đuôi gà cao

    Em đeo dải yếm đào

    Quần lãnh, áo the mới

    Tay em cầm chiếc nón quai thao

    Chân em đi đôi guốc cao cao…”.

    Ngoài hình ảnh ngôi chùa Việt trong kho tàng văn học dân gian, bước qua giai đoạn hiện đại nhiều nhạc sĩ Việt Nam mà tiêu biểu và rõ nét nhất là cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – với hơn 600 nhạc phẩm – đã xây dựng trong tâm trí người nghe một ngôi chùa bằng nhạc trong tâm để mỗi người đều biến thành những con người “hình đồng không xuất gia nhưng tâm niệm lại xuất gia”. Những triết lý Phật giáo thấm nhuần trong từng nốt nhạc Trịnh Công Sơn đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn từ bi của nhiều thế hệ người Việt Nam trong và ngoài nước, đặc biệt là những người yêu thích nhạc của ông. Ví như bài hát “Đợi có một ngày” có câu: “… Đợi xóa sân si dưới bóng bồ đề”; “Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ” (Ru em). “Từ bi” có nghĩa là tâm từ (maitri) và tâm bi (karuna), hai đức hạnh mà Phật giáo khuyên tín đồ của mình nên tu dưỡng.

    Bên cạnh thế giới văn hóa nghệ thuật, thì thế giới đời thường của người Việt Nam cũng thật gần gũi với tư tưởng và tinh thần của Phật giáo nói chung, hình ảnh ngôi Chùa nói riêng thể hiện qua cách mà người Việt suy nghĩ và diễn đạt. Ví như “cúng Chùa”,“vắng như chùa Bà Đanh”; “mượn hoa cúng Phật”,…

    Không phải ai đến chùa cũng hiểu được đầy đủ ý nghĩa của việc đi chùa lễ Phật, hay nói cách khác không phải ai cũng biết cách thực hành nghi lễ ở chùa sao cho đúng.

    Không phải ai đến chùa cũng hiểu được đầy đủ ý nghĩa của việc đi chùa lễ Phật, hay nói cách khác không phải ai cũng biết cách thực hành nghi lễ ở chùa sao cho đúng.

    Trong sự hòa quyện văn hóa dân gian và giáo lý nhà Phật, vào những ngày mùng 1, ngày rằm trong năm, nhiều người dân Việt Nam thường có thói quen đi chùa, thắp nhang cầu an, cầu siêu…. Tuy nhiên, bên cạnh những người đến chùa lễ Phật, hành thiện tích đức, gìn giữ nét văn hóa thanh lịch khi đến cửa chùa thì cũng còn không ít người làm mai một bản sắc văn hóa, gây mất mỹ quan hay nói cách khác làm giảm giá trị văn hóa đích thực khi đi chùa lễ Phật. Qua bài viết dưới góc nhìn văn hóa xã hội, đối chiếu với yêu cầu phát triển của một đô thị văn minh chúng tôi xin được góp thêm một số ý kiến góp phần nâng cao văn hóa ứng xử trong lễ chùa đầu năm của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

    Bàn về văn hóa đi lễ chùa đầu năm của người Việt

    Đi lễ chùa đầu năm mới là một nét đẹp trong đời sống tâm linh luôn được duy trì trong mỗi người dân Việt Nam. Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm là về nơi cửa Phật, không đơn giản chỉ để mong muốn và ước nguyện, mà còn là lòng tin và những khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau những lo toan vất vả trong cuộc sống mưu sinh.

    Việc đi lễ chùa không chỉ giúp cho người dân Việt Nam giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên mà còn hướng con người tới chân – thiện – mỹ, làm những việc có ý nghĩa cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, chức năng tâm lý của tôn giáo cho chúng ta biết rằng khi cuộc sống ngày càng hối hả, tất bật, bon chen, nhiều áp lực… thì con người lại càng muốn tìm về chốn linh thiêng, thanh tịnh.

    Hiểu và thực hành các giá trị văn hóa của việc đi lễ chùa sẽ góp phần nâng cao các giá trị đời sống tâm linh của người dân Việt Nam nói chung, người dân đô thị nói riêng, trong bối cảnh xây dựng văn hóa, nếp sống văn minh đô thị.

    Hiểu và thực hành các giá trị văn hóa của việc đi lễ chùa sẽ góp phần nâng cao các giá trị đời sống tâm linh của người dân Việt Nam nói chung, người dân đô thị nói riêng, trong bối cảnh xây dựng văn hóa, nếp sống văn minh đô thị.

    Một hình ảnh dễ nhận thấy trong thời gian gần đây đó là vào các mùa lễ, Tết… người dân chen lấn kéo nhau đến chùa, rải tiền lẻ khắp nơi; có một số người đến chùa hái hoa, bẻ cành, lặt trụi hết các chậu hoa, đốt cả bó nhang to, xả rác… chưa kể những cô gái mặc váy ngắn, cười nói to tiếng nơi chốn thanh tịnh làm mất đi tính thiêng liêng của nơi tôn nghiêm.

    Rõ ràng, không phải ai đến chùa cũng hiểu được đầy đủ ý nghĩa của việc đi chùa lễ Phật, hay nói cách khác không phải ai cũng biết cách thực hành nghi lễ ở chùa sao cho đúng. Theo Thượng tọa Thích Thanh Lịch, quan niệm của người xưa, tiền lẻ đặt trong chùa là tiền đóng góp vào hương đăng, hoa quả và dầu đèn. Trải qua thời gian, hiện nay một số người đi chùa đã hiểu sai bản chất tiền dầu đèn, tiền công đức.

    Tương tự như vậy hái lộc đầu xuân là một phong tục trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam, mang ý nghĩa, giá trị tinh thần với hy vọng một năm mới nhiều may mắn, tốt lành. Tuy nhiên, phong tục này ít nhiều đã bị biến tướng làm mất đi ý nghĩa nhân văn ban đầu. “Hái lộc” chỉ mang tính tượng trưng nhưng nhận thức của một số người về hái lộc đầu xuân đã sai lệch, mang khía cạnh tiêu cực, lạm dụng và biến tập tục này trở thành hủ tục. Hình ảnh người đi hái lộc cố sức trèo lên cây bẻ cả cành to, chọn lộc to, lộc đẹp, thậm chí mang cả công cụ trợ giúp để “chặt lộc”, “cưa lộc” ngày càng trở nên phổ biến. Việc lạm dụng tục hái lộc đầu xuân phải được lên án vì không những không phù hợp với tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam mà còn góp phần tàn phá, hủy hoại môi trường sinh thái.

    Ăn mặc là quyền tự do của mỗi người nhưng ăn mặc sao cho thanh lịch phù hợp với bối cảnh và nơi chốn chính là văn hóa. Khi đến đền, chùa, miếu, phủ phần lớn mọi người đều ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người, nhất là giới trẻ vẫn “vô tư” trình diễn những bộ trang phục thiếu vải, phản cảm. Hành vi này đến nay tuy chưa bị chế tài nhưng bị điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức hay nói cách khác bị xã hội lên án vì sự bất kính với thần Phật, không phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    Chỉn chu từ trang phục, lời ăn tiếng nói đến cử chỉ, hành vi nơi chốn tôn nghiêm.

    Chỉn chu từ trang phục, lời ăn tiếng nói đến cử chỉ, hành vi nơi chốn tôn nghiêm.

    Một số ý kiến góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa đi lễ chùa ngày tết của dân tộc Việt Nam

    Hiểu và thực hành các giá trị văn hóa của việc đi lễ chùa sẽ góp phần nâng cao các giá trị đời sống tâm linh của người dân Việt Nam nói chung, người dân đô thị nói riêng, trong bối cảnh xây dựng văn hóa, nếp sống văn minh đô thị. Mục đích của việc đi chùa là trải nghiệm đời sống văn hóa và tâm linh để thăng hoa nhận thức, sám hối những việc làm chưa đúng, tu tâm tích đức và thông qua đó cải thiện đời sống xã hội. Nếu không hiểu và làm không đúng thì ranh giới giữa văn hóa và phản văn hóa liên quan đến câu chuyện đi lễ chùa rất mong manh. Theo đó, để gìn giữ nét đẹp văn hóa đi lễ chùa ngày Tết của dân tộc Việt Nam, chúng tôi cho rằng:

    Về phía người đi lễ chùa

    Chỉn chu từ trang phục, lời ăn tiếng nói đến cử chỉ, hành vi nơi chốn tôn nghiêm. Theo đó, việc chọn và khoác lên mình bộ trang phục truyền thống kín đáo vừa thể hiện sự trân trọng văn hóa dân tộc vừa bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với các vị thần Phật, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. Bên cạnh đó, không nói lớn tiếng, văng tục, chửi thề; không chen lấn, xô đẩy tranh nhau xin lộc; không xả rác; không nhét tiền vào tay Phật, không đặt tiền lẻ lên các mâm cúng; thắp vừa đủ số nhang theo quy định và hướng dẫn của nhà chùa,…

    Đối với ban quản trị nhà chùa

    Cần có bảng hướng dẫn khách thập phương về văn hóa đi lễ chùa; công bố chương trình các lễ hội do chùa tổ chức trong những ngày đầu xuân cùng ý nghĩa giáo lý tốt đẹp của Phật giáo. Không cổ súy cho khách thập phương cúng đốt giấy tiền vàng bạc vì điều này không phải là tinh thần của Phật giáo. Thay vì các thầy chỉ lì xì tiền may mắn (mệnh giá 1.000 đồng, 2.000 đồng,…) nên thêm vào những câu kinh, kệ có ý nghĩa khuyên răn con người hành thiện, làm những việc có ý nghĩa cho gia đình và xã hội, tránh xa cái ác hướng đến giá trị chân – thiện – mỹ của cuộc sống. Bên cạnh đó việc thiết kế không gian văn hóa tâm linh trong khuôn viên chùa cũng có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao tính thẩm mỹ, giáo dục văn hóa truyền thống và thực hành nếp sống văn minh đô thị đối với Phật tử và du khách.

    Hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của việc đi lễ chùa nói chung đi lễ chùa đầu năm nói riêng, hiểu được các giáo lý của Phật giáo sẽ giúp cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị.

    Hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của việc đi lễ chùa nói chung đi lễ chùa đầu năm nói riêng, hiểu được các giáo lý của Phật giáo sẽ giúp cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị.

    Cơ quan quản lý văn hóa

    Cũng cần phải quyết liệt hơn nữa trong việc quản lý các ấn phẩm mang màu sắc mê tín dị đoan; có biện pháp chế tài các trang web đi ngược lại với tinh thần tư tưởng của Phật giáo. Tuyên truyền giáo dục người dân thực hành nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.

    Tóm lại, hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của việc đi lễ chùa nói chung đi lễ chùa đầu năm nói riêng, hiểu được các giáo lý của Phật giáo sẽ giúp cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Quỳnh An, 2019, Gìn giữ nét văn hóa truyền thống “hái lộc đầu xuân”, http://thanhtravietnam.vn/van-hoa/gin-giu-net-van-hoa-truyen-thong-hai-loc-dau-xuan-183667 (truy cập 25/12/2020).

    2. Chùa Bửu Minh, ndt, Ảnh hưởng của Phật giáo trong nhạc của Trịnh Công Sơn, http://www.chuabuuminh.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=5BF659 (truy cập 27/12/2020).

    3. Khoa Nhân học, 2016, Nhân học Đại cương, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM.

    4. Nguyễn Minh, 2019, Nâng cao văn hóa ứng xử trong lễ chùa đầu năm, https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/nang-cao-van-hoa-ung-xu-trong-le-chua-dau-nam-513361.html (truy cập 26/12/2020).

    5. Hạnh Nguyên, 2020, Mai một nét đẹp văn hóa lễ chùa, https://baoquocte.vn/mai-mot-net-dep-van-hoa-le-chua-122672.html (truy cập 26/12/2020).

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều