Một cô Tiên từ bi hỷ xả qua vụ thảm họa miền Trung đã là cái phúc cái đức của mảnh đất xứ Nghệ. Cái mảnh đất địa linh nhân kiệt của cái xứ ông đồng Nghệ và huyền thọai cá gỗ thật ly kỳ…
Anh chàng nhà báo trẻ Nguyễn Luân khẩn khoản mời “Bác Cả tham gia sự kiện “Khỏe để xây dựng Tổ quốc” của một doanh nghiệp ngàn tỷ… Đã từ chối không muốn đi vì ngại gặp “Ba cái loại trọc phú” thêm bực mình-Hóa ra chẳng phải(!)
Khi đã “mục sở thị” sở thị thì hóa ra đó là một cựu cầu thủ của đội bóng đá Hải quan nổi tiếng. Gốc gác là người Củ Chi-rồi thì đi làm rể xứ Nghệ. Ai đó bảo “Tiền nhiều để làm gì”(?) Chẳng sai mà cũng chẳng đúng. Cái anh chàng củ chi làm giề xứ Nghệ này lại là một hiện tượng đặc biệt truyền cảm hứng cho người viết những dòng này. Thay vì tiếp đãi khách phải đi ở một nhà hàng sang trọng anh lại chọn một quán cơm vỉa hè (?!)
Rồi thì từ cái quán cơm vỉa hè ba chục ngàn một dĩa này mới hiểu rằng đây là một nhân vật đặc biệt.
Đặc biệt không phải vì lắm tiền. Mà đặc biệt vì cái tên cha mẹ đã đặt cho anh Nguyễn Thành Nhân.
Thành Nhân nghĩa là thành người.
Cái ước vọng của đấng sinh thành đâu có ước vọng cao xa, chỉ mong con mình như thế là quá đủ(!)
Mặc dù là một giấc nghiệp ngàn tiền trên lĩnh vực xây dựng và bất động sản-Nhưng cái duyên và cái nghiệp lành về Bóng đá và Thể thao luôn gắn bó với anh… là chủ sở hữu của sân bóng đá Vì Nhân tọa lạc tại quận 12 thành phố Hồ Chí Minh với gần chục ngàn mét vuông…Nhưng khi kết thúc bữa ăn trưa ở quán cóc ven đường, anh vẫn đề nghị chủ quán đóng hộp mang về những thức ăn dư thừa còn lại…
Mỗi bàn thắng trong giải bóng đá “Lão tướng Vì Nhân” của anh trị giá hàng chục triệu đồng. Rồi thì câu chuyện chiếc Lesus của anh bon bon trên mọi miền tổ quốc không bao giờ có lái xe riêng-chỉ đơn giản là anh không muốn ai phải hầu anh cả (!)
Sắp tới anh đang có kế hoạch sở hữu một sân vận động tầm cỡ ở miền Trung. Chiến lược của anh là phong trào. Sẽ xây dựng những đội bóng hạng hai và từ từ mới tiến xa. Hy vọng rằng, mọi dự định của anh sẽ trở thành hiện thực. Lại chợt nghĩ đến quy luật biện chứng của triết lý kinh điển Phật giáo: “Tâm sinh tướng, tướng sinh tâm”!
Luật gia TRẦN THÚC HOÀNG