Thứ Bảy, Tháng Mười Hai 21, 2024
Khác
    HomePhật Học“Chính mạng” và “cần” tương đồng về ý nghĩa đạo đức?

    “Chính mạng” và “cần” tương đồng về ý nghĩa đạo đức?

    Đức Phật chỉ ra “bát chính đạo” để mọi người thực hiện nếu muốn thoát khỏi những nổi khổ trầm luân. Chính kiến, chính định, chính tư duy là những phạm trù trừu tượng, uyên thâm, vi diệu; song chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng… là thực tế, phần luân lý trong bát chính đạo ứng dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày.

    Chính mạng đối với cư sĩ, tức là những người quy y tam bảo, không xuất gia; họ có cuộc sống đời thường, cuộc sống đó đòi hỏi phải có một nghề nghiệp để nuôi sống chính mình và đóng góp vào phát triển xã hội. Đức Phật khuyên nên chọn những nghề, chí ít một nghề chính đáng làm kế sinh nhai. Có 5 nghề không nên làm là (nói theo ngày nay): sản xuất và mua bán vũ khí, nghề đồ tể giết mổ cầm thú, buôn bán người để làm nô lệ, buôn bán độc dược, buôn bán rượu và chất gây nghiện. Đó là xuất phát từ giới cấm sát sinh, hại người.

    Trong bài thuyết minh về Tứ Diệu Đế, đạo hữu V.F. Gunaratna viết: “Bằng mọi giá chúng ta phải giữ cho Chính mạng của mình được trong sạch. Yếu tố Chính mạng dẫn đến giới đức trong sạch, người hành nghề theo đúng Chính mạng mới có thể trang nghiêm trì giới, bằng cách tránh xa sự buôn bán khí giới, bán thú để làm thịt,bán người làm nô lệ, bán rượu, bán độc dược”. “Thông thường ta nghĩ rằng phải tránh chỉ có bấy nhiêu nghề đó để giữ cho Chính mạng được trong sạch. Không phải chỉ có vậy. Trong bộ Trung A Hàm, majjhima Nikãya, có đoạn ghi rằng hành những nghề có “sự lường gạt, nịnh bợ, mờ ám, chia rẽ, cố ăn” đều được xem là không Chính mạng”. “Một cách tổng quát, như đã ghi trong Trường A Hàm Digha Nikaya, Chính mạng được xem là tránh xa những lối sống bất chính và sống đời chân chính”.

    Làm nghề hiệu quả, sống với nghề tức sống với lao động chân chính của mình chắc chắn mang lại niềm vui và hạnh phúc.

    Làm nghề hiệu quả, sống với nghề tức sống với lao động chân chính của mình chắc chắn mang lại niềm vui và hạnh phúc.

    Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là chuẩn đạo đức Khổng giáo dạy cách ứng xử với chính mình được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trong bài giảng về đạo đức cách mạng, nội dung như sau: Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, là luôn luôn cố gắng, biết nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình để làm việc lâu dài. Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của một con người. Cần mà không kiệm thì “làm chừng nào, xào chừng ấy”.

    - Advertisement -

    Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển được. Muốn tiết kiệm có hiệu quả tốt thì phải khéo tổ chức. Không biết tổ chức thì không biết tiết kiệm.

    Liêm là trong sạch, không tham lam. Liêm phải đi đôi với kiệm, cũng như kiệm phải đi đôi với cần. Có kiệm mới có liêm được, vì xa xỉ mà sinh tham lam. Tham tiền của tham địa vị, tham danh tiếng đều là bất liêm.

    Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn. Điều gì không thẳng thắn, đúng đắn là tà.

    Chuẩn “cần” không chỉ dừng ở thái độ lao động, rộng ra là một hoạt động nghề nghiệp; chỉ khi nào chọn cho mình một nghề nghiệp thích hợp thì sự ham thích và tính siêng năng mới được thể hiện tốt nhất. Tất nhiên nghề nào có ích cho xã hội đều đáng quý. Người có đạo đức luôn trau dồi nghề nghiệp vì mình và vì mọi người. Làm nghề hiệu quả, sống với nghề tức sống với lao động chân chính của mình chắc chắn mang lại niềm vui và hạnh phúc. Và khi làm ra sản phẩm hoặc dịch vụ có ích, tất thảy được giá trị sức lao động và tự biết tiết kiệm trong chi tiêu sinh hoạt, trong ứng phó với đời sống xã hội và cả với sinh môi tự nhiên. Khi đã cần kiệm thì trong quan hệ xã hội thể hiện đức liêm – chính đúng mực hơn. Như vậy, đức “cần” thực chất là vấn đề nghề nghiệp và đời sống chân chính.

    Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn. Điều gì không thẳng thắn, đúng đắn là tà.

    Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn. Điều gì không thẳng thắn, đúng đắn là tà.

    Phật pháp hướng về mục đích giải thoát, giải trừ vô minh là cả một tiến trình dài (nhiều kiếp) tu tập, tích lũy phước đức và thực hành thiền định; như vậy chỉ ra 5 nghề không được làm, Đức Phật hàm ý cụ thể hóa có tính tượng trưng để thi hành giới cấm sát sinh (căn bản làkhông giết người), qua đó tích lũy phước đức và thực hành hạnh từ bi. Do đó, Chính mạng được xem là tránh xa những lối sống bất chính và sống đời chân chính. Mạng sống của mọi loài đều đáng quý, song mạng sống con người là quý nhất, hạn chế thấp nhất giết hại loài hữu tình để tạo nhân lành, kết hợp tu tập, người cư sĩ mới đạt quả vị từ thấp lên cao, trải qua nhiều kiếp nhân sinh mới mong thành chánh quả. Một nghề chính đáng trong xã hội ngày nay sao cho không phạm giới sát sinh không khó, nhưng cũng không dễ tránh, vì nhu cầu thực phẩm nuôi sống con người không phải là vô hạn, khi nạn đói đe dọa, cái ăn quan trọng trực tiếp nhất, người làm ra thực phẩm như trứng, thịt, cá các loại là ân nhân của xã hội không phải là tội phạm, nhưng vi phạm giới. Do đó xét đời sống có chân chính không mới là yếu tố căn bản.

    Người nào lạm sát, lấy việc giết chóc làm vui dù là với con kiến, con muỗi đều vi phạm giới sát sinh; thực hiện phóng sinh với ý thức tạo nhân lành cho mình và vì sinh mạng loài vật rất có ý nghĩa thực tế và tâm linh. Ăn chay tạo nhân lành và góp phần cân bằng sinh thái, một vấn nạn thời đại, rõ ràng là phước báo lớn cho mình, cho xã hội và tự nhiên. Theo tính toán, 50% người ta ăn chay, hay tất cả mọi người ăn chay trung bình 15 ngày/tháng thì thế giới này giải quyết được nạn binh đao và giữ cân bằng sinh thái; xã hội và tự nhiên sẽ rất tuyệt vời.

    Đức Phật chỉ ra “bát chính đạo” để mọi người thực hiện nếu muốn thoát khỏi những nổi khổ trầm luân.

    Đức Phật chỉ ra “bát chính đạo” để mọi người thực hiện nếu muốn thoát khỏi những nổi khổ trầm luân.

    Với ý nghĩa trên, chọn nghề nghiệp và thực hành chính mạng không khác việc khuyến khích lao động cần cù, siêng năng với một nghề hữu ích . Xã hội ngày một phát triển là tất yếu, theo hướng lành mạnh hay không lại là quá trình giác ngộ của chúng sanh, nhất là giới tinh khôi giữ vai trò lãnh đạo cai quản xã hội. Tác động con người vào xã hội có tính quyết định, ngược lại xã hội chi phối trực tiếp cuộc sống của con người. Thuyết phục bằng lời nói đúng không phải lúc nào cũng thành công, ngược lại dùng bạo lực chuyển hóa nhanh và hiệu quả; tuy vậy bạo lực là kế hạ sách, giác ngộ là căn bản, là sự tu tập của mỗi người. Phật pháp không ép ai theo mình, thấy đúng thì tuân thủ, kiên trì, song phải tu tập mới dần tới bến bờ giác ngộ.

    Tóm lại, mỗi một con người, nhất là Phật tử (cư sĩ tại gia) sống đời sống đạo hạnh khởi đầu bằng những việclàm chính đáng, mang lại cuộc sống cho mình, gia đình và xã hội tiến bộ. Từ đời sống lành mạnh mà tu tập theo Phật giáo chỉ dẫn, phải sớm bắt đầu mới có ngày đến đích, dù trải qua muôn vạn ức kiếp cũng không sờn lòng. Được làm người đã rất đáng quý, sống sao có ích cho đời và không ngừng tích lũy phước báu, tu tập để giải thoát khổ ải trầm luân mới là mục đích chung cuộc.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều