Cháu du học Mỹ về. Sáng nay bố cháu cùng các Bác ,các Chú đi công chuyện, cháu là tài xế. Ông bố xứ Nghệ của cháu vẫn rất truyền thống của các cụ xứ Nghệ xưa (Quân lệnh như sơn).
Bạn của bố cháu đều “không phải dạng vừa”. Vài chục phút bao nhiêu là chuyện. Chuyện lớn, chuyện nhỏ có cả, cháu vẫn hồn nhiên “nhất cử nhất động” theo lệnh của Bố.
Nhìn “ông cháu”rất khoan thai, ung dung khi ngôi với “Các cụ”. Bỗng lại muốn trao cho cháu thứ gì đó(!) Thôi thì “Trí thí”, “Tuệ thí” là tốt nhất.
Cháu nhìn chú nâng ly Cà phê rất chăm chú. Chú hỏi cháu:” Cháu đã nghe câu:” Cá không ưa muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư” chưa(?) Đó là chân lý của người Việt ngàn đời nay đó cháu ạ !
Vì sao sao các cụ lại dùng từ”Ưa” mà không dùng “phải”, từ “cứ phải”? Đó là tư duy mở và rất dân chủ đó cháu ạ. Tư duy đó là cho phép lựa chọn chứ không ép buộc: ưa hay không ưa thì…Tuỳ(!)
Nhưng chân lý là cụ thề: Không có muối ướp cá, thì cá sẽ ươn và thối. Đó là điều chắc chắn(!)
Nhân Dân và quảng đại quần chúng đó là Cha Mẹ-còn lớn hơn Cha Mẹ của một gia đình nhỏ. Ai đó, kẻ nào đó đi ngược lại chân lý “Muối và cá”thì chỉ vào con đường địa ngục mà thôi con ạ. Câu chuyện Bộ Giáo Dục và những kẻ “Cai đầu dài” trong vụ làm sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 cũng như câu chuyện: ”Ăn của rừng ,rưng rưng nước mắt” các cụ ta dạy hàng ngàn năm nay vi diệu lắm và trí huệ lắm , cháu ạ”./.
Luật gia Trần Thúc Hoàng
- Advertisement -