Thứ Tư, Tháng Một 22, 2025
Khác

    Bài học từ sự chân thành

    Gã khoe tôi với nụ cười hớn hở rằng gã quyết định về lại làng xưa của chúng tôi để dạy học. Có lẽ nhìn thấy trên gương mặt tôi có nét lo lắng gã vội vỗ ngực trấn an ngay:

    • Tao mà mày lạ gì, dù có khó khăn mấy tao cũng sẽ vượt qua được thôi, mày cứ đợi mấy năm nữa nghe tin vui từ tao nhá.

    Tôi không kíp nói gì mà cũng để cho lo lắng ngủ quên trong tâm trí, không phải tôi không

    Lo cho gã, mà dường như nỗi lo của tôi nó chợt trở nên nhỏ bé trước sự quyết tâm của gã mất rồi.

            Từ nhỏ gã đã là một kẻ bặm trợn, lúc nào cũng ham vui, cái tính ham vui khiến gã ít khi ở yên một chỗ, thường hay trốn học lê la chỗ này, lại nghịch ngợm chỗ kia. Có bận gã lại đầu têu cho cả lớp nghỉ học chỉ để cùng nhau ra kênh chận cá mùa nước nổi, bù lại cho bữa nghỉ học ấy là gã bị ba đánh mông sưng vù, nhưng được cái khá vui. Con người ta hay nói tuổi thơ ít nhất phải trải qua vài lần trốn học, vài lần nghịch ngợm cùng chúng bạn bởi sau này dù bạn có giỏi như thế nào, dành nhiểu điểm mười suốt những năm tháng ấy nhưng cái mà người ta nhớ nhất lại luôn là những trò nghịch ngợm cùng nhau. Tôi với gã chơi khá thân, biết gã nghịch nhìn khó kham nhưng lại là một đứa nhỏ chân thành, có điều đôi khi trong cuộc sống con người ta quá bận rộn để dừng lại chỉ để dành một phút nhìn thẳng để hiếu cho nhau.

    - Advertisement -

            Lên cấp ba, ba gã mất trong một lần ra biển đánh cá, con người ta khi đứng trước niềm đau thường nổi loạn, nhất là khi gã mới chỉ là một cậu trai mới lớn. Mẹ gã bỏ đi vì cảnh nghèo từ khi gã mới sinh, ba là tất cả cuộc đời gã, khi cuộc đời bị đánh mất gã như tìm mọi cách vùng vẫy, đổ lỗi vào hư không, và chính vì không biết tìm ai để đổ lỗi gã trở nên nổi loạn, tìm hết người này đến người kia gây sự. Không ai khuyên cản nổi, rồi dần xa lánh gã, xem gã như một kẻ giang hồ, nhất là sau khi gã bắt đầu đánh nhau với mấy gã trai trong xóm, bị lĩnh nguyên một rạch trên sống mũi. Vết sẹo thay đổi đời gã, nó làm gã chững lại. Gã đau, đau vì vết thương, nhưng xót xa khi nhận ra một bài học, rồi gã quyết định đi, ngày gã đi chỉ kịp nói với tôi:

    • Tao đi làm lại cuộc đời.

    Thế rồi không có lấy một lần tin, gã đi thật, đi ngót nghét bảy tám năm trời, rồi gã tự tìm

    Đến gặp tôi tại Sài Gòn xa lạ, cũng chỉ để thong báo gã đã học xong sư phạm và muốn quay lại trường xưa làm thầy. Gã bảo:

    • Tao sinh ra ở đó thì cũng muốn cống hiến cho nơi đó.

    Gã lúc nào cũng vắn tắt và ngắn gọn, đưa tôi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Quyết

    Định làm thầy giáo của gã cũng khiến tôi bất ngờ nhưng tôi hiểu con người gã, nhưng khi gã quyết định quay lại làng nơi chúng tôi lớn lên cũng đồng nghĩa với việc gã sẽ phải bắt đầu lại từ đầu mọi thứ, kể cả ánh mắt của mọi người nhìn gã, nhìn con người quá khứ của gã trước khi gã bỏ đi.

    • Một trong những điều chúng ta học được khi trưởng thành đó là phải biết chấp nhận, đừng đổ lỗi cho ai hay bất kì việc gì khi đó là những điều chúng ta đã làm. Vì có làm thế cũng chẳng thay đổi được gì.

    Tôi cũng bận rộn với cuộc sống nơi thành thị nên cũng quên dần về những câu chuyện

    Với gã, chỉ thi thoảng hỏi thăm thì luôn nhận được tin báo lại rằng “vẫn tốt”. Cũng tự hiểu khi về quê việc đầu tiên là phải thay đổi lại tâm tưởng của mỗi người đã là điều khó khăn nhất. Bẵng đi mấy năm trời tôi quay lại thăm quê, cũng tạt qua ghé lại thăm trường cũ, trường sau từng ấy năm đã thay đổi trở nên khang trang hơn, những gương mặt học trò cũ bắt đầu thay đổi dần và trưởng thành theo năm tháng để các thể hệ mới nối tiếp học hành. Bác bảo vệ xưa vẫn nhận ra tôi tay bắt mặt mừng, tôi dừng lại một cậu học sinh để hỏi thăm về gã, nhưng lại không biết bắt đầu thế nào hơi luống cuống:

    • Thầy ấy có ở đây không? À là người đàn ông với một vết sẹo trên gương mặt…

    Đứa nhỏ vội nói như reo lên không kịp suy nghĩ : “ Thầy Hàn”, rồi lập tức nắm lấy tay của

    Một người lạ như tôi kéo vội ra mảnh sân sau như người quen lâu năm, tôi có cảm giác thiện cảm đứa nhóc này dành cho gã nhiều đến đỗi mọi người biết gã đều trở thành người thân vậy. Gã đang ở đó, mặc một chiếc áo sơ mi rộng thùng thình với làn da đen nhẻm, có trí thức thêm chút xíu ở cặp kính cận dày cộp, đang xắn tay vét bùn cùng đám học sinh. Bữa giờ nước về, bùn ngập đầy, không thông đường được, lúc rảnh gã lại cùng đám học sinh đi vét bùn để bà con tiện bề làm việc. Không muốn làm phiền gã, tôi hỏi đứa bé:

    • Nhiều giờ ngoại khóa thế này lắm hả con?
    • Dạ ngoài giờ lên lớp thì khi nào rảnh thầy hay có những giờ ngoại khóa thế này, có khi là đi vét bùn, khi đi nhổ cỏ trồng cây, lại dạy tụi con cấy mạ… Thầy bảo phải biết giúp đỡ gia đình và những người xung quanh ạ.

    Tôi ngẩng lên nhìn thấy vài phụ huynh đang nhanh bước rảo về phía gã, tôi không biết

    Họ nói gì với nhau nhưng tôi thấy những nụ cười trên môi họ, và cả gã, gã cũng đang nở nụ cười thật tươi. Tôi cảm thấy không chỉ những đứa nhỏ mà cả chính tôi cũng đã nhận được một bài học từ gã: bài học của sự chân thành.

    Tác giả  : Lê Hứa Huyền Trân

    Hội viên Hội VHNT Tỉnh Bình Định

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều