Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 22, 2024
Khác
    HomePhật HọcPháp môn tu tậpLuân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

    Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

    Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

    Thần chú Lăng Nghiêm được xem là thần chú cốt tủy của Phật giáo.

    Thần chú Lăng Nghiêm được xem là thần chú cốt tủy của Phật giáo.

    Đức Phật dạy: “A-nan, thầy hỏi cách nhiếp trì tâm niệm thì tôi đã nói rằng: Người muốn vào tam-ma-đề, tu học pháp môn nhiệm mầu, cầu đạo Bồ tát, trước nhất cần giữ bốn thứ luật nghi đó trong sáng như giá, như sương, tự không thể sinh ra được tất cả nhành lá; ba ý nghiệp, bốn khẩu nghiệp ác chắc chắn không còn có nhân mà sinh được. A-nan nếu giữ bốn việc như vậy không thiếu xót, thì tâm còn không duyên với sắc, hương, vị, xúc, tất cả ma sự làm sao mà phát sanh được. Nếu có tập khí cũ không thể diệt trừ, thầy dạy người đó nhất tâm tụng thần chú vô thượng ‘Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra’ của tôi, đó là cái tâm chú do vô vi tâm Phật của vô kiến đỉnh tướng Như lai, từ nơi đỉnh hiện ra, ngồi trên hoa sen báu mà nói.

    Vả lại, thầy cùng nàng Ma-đăng-già do nhân duyên nhiều kiếp trước thành tập khí ái ân, không phải một đời hay một kiếp; song một phen tôi tuyên dương thần chú, nàng Ma-đăng-già thoát hẳn khỏi lòng yêu, thành quả A-la-hán. Nàng kia còn là dâm nữ, không có tâm tu hành, do sức thần chú giúp, cũng mau chứng quả vô học; thế thì các thầy, những hàng Thanh Văn trong hội này, cầu tối thượng thừa, thì quyết định sẽ thành Phật, cũng ví như bụi bay gặp gió thuận, có khó khăn gì?”[1].

    Từ nhiều kiếp chúng ta đã tạo vô biên tội ác từ sát đạo dâm vọng, tùy theo nghiệp báo mà chúng ta thọ lãnh tội nặng nhẹ.

    - Advertisement -

    Tham ái nhẹ tái sanh làm loài chim cá.

    Sân hận nhẹ tái sanh làm rắn, mèo, hổ báo.

    Ngu si nhẹ tái sanh làm voi, heo, ruồi và kiến.

    Khi nghiệp báo trả ở thân súc sanh nhưng còn dư báo nên khi lên làm người thì hay bị chướng duyên do:

    1. Vì tập khí nên xuất gia dễ phạm giới sát, đạo, dâm, vọng. Nếu làm phật tử tại gia phát tâm giữ 5 giới, 10 giới, nhưng việc giữ giới vẫn bị khiếm khuyết, không được trọn vẹn.

    2. Vì dư báo nên câm điếc, đui ngọng, gẫy tay hoặc gặp những chuyện hẩm hiu, chướng nạn.

    3. Dễ bị phiền não chi phối, khó điều ngự được. Vì phiền não nên dễ vun bồi thêm nhân ác tham, sân, si để đời đời đi lại trong tam đồ.

    Do ba điều này chi phối chúng ta, nhất là chủng tử tập khí, nên đạo nghiệp của chúng ta khó thành, ý chí khó vững.

    Xin kể một chuyện về tập khí sát sanh:

    Có một tên giết người, sau này được cảm hoá và xuất gia. Dù xuất gia nhưng tập khí cũ vẫn còn mạnh mẽ trong lòng. Ở chùa hay tiếp xúc Phật tử nếu gặp việc không vừa ý, trái ý, thì tập khí hung dữ đó khởi lên mãnh liệt muốn hãm hại đối tượng của mình, muốn đánh, muốn đả thương, dùng bạo lực để đánh trả những người không nghe lời sư.

    Cơn khủng hoảng mâu thuẫn dằn vật dữ dội vì sư không muốn như vậy nhưng bên trong tập khí nổi lên, khiến tay chân sư ngứa ngáy muốn cầm vũ khí hung hãn đánh người.

    Vị thầy bổn sư phải đứng một bên ân cần khuyên bảo, cùng với tập trung trì chú hỗ trợ để giúp cho ý thức của sư có đủ sức mạnh kềm chế những tập khí thói quen cũ và nhờ tha lực của thần chú gia hộ. Sau nhiều lần trì chú và sám hối, ý thức sư chiến thắng tập khí cũ.

    Sư trở nên hiền lành như một nhà sư cửa Phật.

    Tập khí thói quen là một cái gì đó không hình không tướng nhưng vẫn chi phối chúng ta khó diệt. Thế nên, trong nhà thiền có bài kệ truyền tụng nổi tiếng như sau:

    Ðốn ngộ tuy đồng Phật

    Ða sanh tập khí thâm.

    Phong đình ba thượng dũng

    Lý hiện niệm du xâm.

    Tạm dịch:

    Ðốn ngộ tuy bằng Phật

    Nhiều đời tập khí vây.

    Gió dừng, còn sóng dữ

    Lý hiện, niệm còn đầy.

    Bây giờ được làm người, chúng ta còn nhiều dư báo của chủng tử súc sanh sót rớt lại trong thân tâm này, nên chúng ta bị báo chướng (sáu căn không đủ, bịnh hoạn), nghiệp chướng (chủng tử tập khí) và phiền não chướng (phiền, hận, ghen ghét, tập đố…) theo chướng ngại mình.

    Để tiêu những tập khí nghiệp báo này, ngoài việc sám hối, quán tưởng hay điều ngự tâm, chúng ta có thể thành tâm trì tụng thần chú sẽ giúp chúng ta có năng lực tiêu trừ tận gốc các tập khí thâm sâu khó gỡ.

    Được học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật, xuất gia cũng như tại gia...

    Được học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật, xuất gia cũng như tại gia…

    Hiệu lực của thần chú Lăng Nghiêm rất lớn.

    Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn. Như vậy, chú Lăng Nghiêm là biểu hiện toàn thể toàn dụng của tự tâm nên gọi là tâm chú.

    Tâm chú này có khả năng và hiệu quả rất lớn, có khả năng tiêu trừ tập khí sát, đạo, dâm, vọng, đặc biệt là tập khí của lòng ái dục. Chính thần chú này đã cứu A-nan và nàng Ma-đăng-già ra khỏi đám mây ái dục. Và khi người trì tụng phát tâm cân xứng với thần chú này nghĩa là cân xứng với bản lai tự tánh.

    Thần chú này thuộc mật giáo. Có năm đệ (phần) chia ra 427 câu[2] và không giải nghĩa được. Còn các phần khác trong kinh Thủ Lăng Nghiêm đều thuộc hiển giáo vì Đức Phật có giải thích từng phần, từng câu rõ ràng.

    Thần chú này tùy mỗi nước phiên âm có sai khác đôi chút, nhưng nếu có lòng tin bất động đúng đắn, nhiếp tâm thọ trì miên mật thì sẽ có hiệu nghiệm.

    Thần chú Lăng Nghiêm là thần chú dài nhất và khó nhất trong Phật giáo.

    Thần chú Lăng Nghiêm là thần chú dài nhất và khó nhất trong Phật giáo.

    Trong chốn thiền môn thời Lăng Nghiêm được gọi là thời công phu khuya (tức công phu tu tập mới sớm tinh mơ) khoảng 5 giờ hay 6 giờ sáng, tùy từng chùa. Ngoài năm đệ Lăng Nghiêm còn kèm theo chú Đại bi và thập chú như chú Như ý bảo luân vương, Tiêu tai kiết tường, Công đức bảo sơn, Phật mẫu chuẩn đề, Thánh vô lượng thọ quyết định quang minh vương, Dược sư quán đảnh, Quán âm linh cảm, Thất Phật diệt tội, Vãng sanh tịnh độ và Thiện thiên nữ chú.

    Đây là thời công phu rất thanh tịnh vì sau một đêm nghỉ ngơi, ngủ dậy, tâm trí rất trong sáng, nhẹ nhàng, những công việc hàng ngày nặng nhọc, bận rộn đã lắng xuống, nên thần chú dễ thấm nhuần thân tâm. Thêm vào đó, buổi sáng tinh mơ không khí yên tĩnh, trong lành, thần kinh êm dịu, việc tụng kinh trì chú dễ dàng tăng thêm nhiều năng lượng tâm linh cảm ứng.

    Chú thích: 

    [1] Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr. 570-1.

    [2] Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr. 583-600.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều