Như chúng ta đã biết, Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPTVN) là một tổ chức thanh thiếu niên được thành lập từ những năm 1940, danh xưng chính thức là Gia Đình Phật Tử vào năm 1951 trên cơ sở các tổ chức giáo dục thanh thiếu niên theo tinh thần Phật giáo, do Bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám sáng lập. Nhằm canh tân và chấn hưng Phật giáo Việt Nam, từ thập niên 1930. Đây là lực lượng Hộ Pháp Cư Sĩ nòng cốt và tiên phong đưa đạo Phật đến với tuổi trẻ. Nhằm giữ gìn và phát huy vai trò của truyền thống văn hoá Dân tộc và miễn dịch với trào lưu Tây hoá.
Điều ấy đóng góp vào sự thành công của phong trào đấu tranh Phật giáo năm 1963, chống đàn áp và kỳ thị Phật giáo của chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, do chính sách Ki Tô hoá gây ra, đã dẫn đến sự tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức và chư vị Thánh Tử Đạo, để cầu nguyện cho hoà bình thế giới và duy trì mạng mạch Phật Pháp, những mong bọn tà quyền và tà thần thức tỉnh. Trong đó, phải kể đến sự hy sinh của giới cư sĩ Phật tử. Như ngọn đuốc sống sáng ngời Nữ Phật Tử Nhất Chi Mai… làm rúng động thế giới.
Rất nhiều bậc cao Tăng thạc đức, Cư sĩ uyên bác đã xuất thân từ GĐPTVN. Vì vậy, việc duy trì và phát triển GĐPTVN là trách nhiệm hướng dẫn của Tăng già. Bởi trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, dù phát triển dưới hình thái, tổ chức nào, thì GĐPTVN vẫn luôn là hậu phương vững chắc và là nét son tiêu biểu trong cộng đồng Phật tử. Nhất là trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc chấn chỉnh và quan tâm chăm sóc tổ chức GĐPTVN là điều cấp thiết.
Bởi Phật giáo không thể phát triển mà thiếu tiêu chí trẻ hoá tín chúng. Đây là lực lượng quan trọng để duy trì, thiết lập Phật giáo nhập thế và đào tạo Thanh Thiếu Niên Phật Tử, mà đôi khi bị hàng xuất sĩ lãng quên. Đó là một thực trạng cần phải cân nhắc. Vì các câu lạc bộ Thanh Thiếu Niên Phật tử mang tính cục bộ và nhất thời, chẳng thể duy trì lâu dài. Trong khi, nội dung sinh hoạt của GĐPTVN có những giáo trình cần phải bổ sung, để thích nghi với thời đại. Vì vậy, sự gắn bó giới trẻ với chư Tăng là điều cần thiết, không thể phó mặc cho các huynh trưởng. Do đó, sự định hướng của quý thầy với sự tồn vong của GĐPTVN địa phương là điều rất quan trọng. Nhất là trong lĩnh vực truyền thông ngày nay.
Rất tiếc, ngày 24/12/2020, trên Fanpage Tôi Yêu Màu Lam của Phật Tử Trần Minh Thành, Pháp Danh Nhuận Phi, thuộc GĐPT Bát Nhã – Tp Đà Nẵng, đã share lại bài của của Mộc Trầm, là Đ.Đ Thích Chơn Thiện, Chùa Từ Quang, Huyện Đức Cơ, Tỉnh Gia Lai, đăng trên trang cá nhân, cổ xuý việc tự diễn biến trong giới Phật tử bằng giọng văn trịch thượng.
Mộc Trầm viết: “Cứ tới mùa Giáng Sinh hàng năm, lại xôn xao khắp cả về chuyện Phật tử có nên chúc và đi chơi Noel? Chỉ muốn nói thế này, đừng để những bạn khác tôn giáo nhìn vào thấy rằng Phật giáo chỉ thấy toàn là những người cố chấp và không lịch sự. Chỉ có những ai không tin vào vị trí của mình sẽ bị xô ngã”.
Tất nhiên đây là cái cớ cho giới cư sĩ không cần giữ gìn Tam Quy – Tam Kiết nữa. Dù quy y Pháp rồi, không quy y ngoại đạo tà giáo. Vì Mộc Trầm vin vào lời HT. Nhất Hạnh: ”Phật với Chúa là hai anh em”. Mà không hề hiểu rằng HT. Nhất Hạnh chỉ tuỳ duyên, để hoá độ ở phương Tây, chứ đem Noel tổ chức vào chùa tại phương Đông là không thích hợp. Nên hiểu sai ý ngài là di họa. Vì muốn làm đạo phải đúng cơ, thời, lý, xứ. Chẳng thể vin lý do Nước Anh đi bên tay trái là đúng, rồi đem về Việt Nam áp dụng được.
Đây là lỗ hỏng lớn trong tư duy người Tăng sĩ. Khi ngang nhiên chà đạp lên bao xương máu của tiền nhân, báng bổ cả những ai hy sinh cho sự tồn vong của Phật giáo là cố chấp và không lịch sự. Chẳng lẽ vì sợ bị xô ngã nên Bồ tát Quảng Đức và chư vị Thánh Tử Đạo tự thiêu? Lối viết của Mộc Trầm là ngang nhiên xúc phạm đến lịch sử đấu tranh của Phật giáo và Dân tộc suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Chẳng lẽ Y muốn dâng tất cả tín đồ Phật giáo cho ngoại đạo mới cao hơn tất cả Tăng Ni Phật tử và đẹp lòng ngoại đạo? Vậy Mộc Trầm là ai? Có phải thật sự là Tăng Sĩ Phật giáo? Hay chính là hiện tượng Phước Nguyên?
Thật tai hại khi các bạn Lam Viên bình luận là “trước giờ con nghĩ mình không được đi chơi Noel”, thì Mộc Trầm trơ trẽn đáp rằng: ”Chấp thì không phải Phật”. Xin thưa, Mộc Trầm đã thành Phật chưa? Chẳng lẽ, lá thư Hoà Thượng Thích Chơn Tế gửi cho Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 Vatican City là cố chấp? Hay đợi lịch sử 1963 tái diễn, thì Mộc Trầm mới vui lòng? Như vậy, gieo rắc tà kiến vào tư tưởng quý Phật tử là những ai khuyên tín đồ giữ đạo, đấu tranh quyền lợi của Phật giáo là sai lệch. Như vậy ai sẽ chịu trách nhiệm về phát ngôn của Mộc Trầm?
Chỉ tính riêng trang Tôi Yêu Màu Lam có hơn 30.347 lượt theo dõi. Mà bài viết của Mộc Trầm do Nhuận Phi coppy lại, đã có 1,8 K like và 407 lượt chia sẻ. Với bức hình Chúa Giê Su ngồi thiền bên cạnh đức Phật, đã hoàn toàn đạt được mục tiêu cải đạo của ngoại đạo nhờ chiến lược xâm thực văn hoá. Chưa kể bài viết ấy được phát tán qua trang khác ngay trong dịp lễ Noel. Đây là sự phá kiến nghiêm trọng. Phá hoại nỗ lực phát triển số lượng tín đồ Phật giáo và dẫn đến nguy cơ cải đạo ngay trong tổ chức GĐPTVN, mà chủ trang Tôi Yêu Màu Lam là Phật tử Nhuận Phi và tác giả Mộc Trầm phải chịu trách nhiệm liên đới. Rất mong Ban Trị Sự Phật Giáo các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đà Nẵng vào cuộc. Yêu cầu gỡ những nội dung phá kiến như trên.
Không những thế, sau bài viết của Mộc Trầm, Tuấn Phi lại tiếp tục chia sẻ một bài viết gây tổn thương không nhỏ cho Phật giáo của trang Người Thích Viết, của Thích Ngộ Đạo, Chùa Hoa Lâm Đắc Lắc, (Nick Name Đinh Đạt), trên trang Tôi Yêu Màu Lam. Nội dung bài này đưa ra hai lý do để khuyến khích Phật tử cứ đi chơi lễ Noel.
Đó là vì lý do hoà hợp tôn giáo. Nhưng xin hỏi Người Thích Viết: “ngày Đại Lễ Phật Đản, những con Chiên họ có đến chùa để hoà hợp tôn giáo không? Vì việc của quý ngài trong Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đến với các giáo xứ để chúc mừng Noel là quan hệ đối ngoại. Tại sao lấy cớ đó, để Phật tử mặc sức a dua? Chẳng lẽ tác giả không biết phân biệt tôn ti trật tự ?”
Còn nói: “Tụi con cứ thoải mái chuyện đi chơi Noel, tới nhà thờ tham quan… hay kiểu: ”Người yêu bảo chở đi chơi Noel, chẳng lẽ nói tui người bên Phật nên cô ở nhà đi, nó đá cho ráng chịu hỷ”. Khác nào khuyên Phật tử cải đạo qua các hoạt động vui chơi, giải trí và hôn nhân.
Trước khi trưởng giả Cấp Cô Độc muốn gả con gái Tu Ma Đề cho ngoại đạo Ni Kiền Tử, đến thưa với Đức Phật. Đức Phật cho phép vì biết nàng Tu Ma Đề đã chứng sơ quả Tu Đà Hoàn, nên không còn thoái chuyển. Trái lại sẽ độ được gia đình chồng. Còn nay tác giả xúi cộng đồng Phật tử như vậy, khác nào đẩy tín đồ sơ cơ vào vực sâu của tà kiến ngoại đạo. Đây là việc làm thiếu Trí Tuệ, Từ Bi và phá đạo.
Tuy nhiên, không chỉ riêng trang Tôi Yêu Màu Lam, bài này đã được rất nhiều người chia sẻ. Trong đó có các Gia Đình Phật Tử ủng hộ. Tất nhiên là được các bạn thanh thiếu niên Phật tử hưởng ứng, vì thuận theo thế gian. Nhưng dù vậy, số đông chẳng có nghĩa là chân lý. Nhiều clip của trang này xem qua cũng khó đỡ. Thiếu oai nghi, cốt cách của một người tu sĩ. Thiết nghĩ Giáo Hội Phật Giáo tại địa phương Thích Ngộ Đạo đang sinh hoạt, nên yêu cầu gỡ bỏ những nội dung phản cảm.
Chẳng lẽ Mộc Trầm, Người Thích Viết và Nhuận Phi lại chẳng hiểu mỗi năm, qua những đợt chơi lễ Noel, Phật giáo có bao nhiêu tín đồ bị cải đạo ? Và đây cũng là dịp để mọi người tụ tập sát sanh, đàn đúm, sống thử, hoàn toàn không phù hợp với Phật giáo. Tại sao lại phá kiến đến mức độ nghiêm trọng như vậy. Chính Mộc Trầm, Người Thích viết còn chưa ý thức được mình là Tăng sĩ, huống chi khuyên Phật tử, cứ đi chơi Noel rồi nhớ mình là con Phật.!
Đây là mối nguy hại cho Phật giáo về sau, sẽ bị lão hoá tín đồ Phật tử, vì những phát ngôn ngông cuồng. Từng có ý kiến cho rằng Noel là trào lưu văn hoá, dù phi Dân tộc cũng phải chấp nhận. Đó là dọn đường cho ngoại đạo tấn công Phật giáo bằng tư tưởng vong bản trong hình thức Tăng sĩ. Tạo nên hiệu ứng, nhà dột từ trên nóc theo đà Ki Tô hoá.
Đau hơn, vài huynh trưởng đăng hình cho con mình chơi Noel. Nghĩa là đã có sự tự diễn biến ngay trong lòng Phật giáo, từ Tăng sĩ cho đến Cư sĩ. Đặc biệt là Gia Đình Phật Tử Việt Nam, đã là Lam Viên thì cần giữ gìn truyền thống Gia Đình Phật tử của mình, cớ sao chạy theo ngoại đạo rồi viện lý do “Vạn Pháp Nhất Lý” làm xiêu vẹo lý tưởng hậu lai? Trong khi chẳng biết dù Tục Đế không lìa Chân Đế, mặc sắc tức thị không thì trắng là trắng, đen là đen, không thể nào nhầm lẫn.
Dù Chúa Giê Su hay tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng chẳng phải vì vậy mà là Phật thật. Vì Ma Ba Tuần vẫn có Phật tánh. Nhưng chưa bỏ được chấp ngã thì không thể đạt đến Niết bàn. Thật vô lý, khi cố tình cho một tôn giáo mặc khải về Thượng Đế toàn năng, lại sánh ngang cùng Đức Phật. Đó là thiếu kiến thức căn bản Phật học mà hoang tưởng mình liễu ngộ Đại Thừa.
Thiền định có nhiều cấp bậc, nên chẳng phải ai tu thiền đều sẽ thành Phật. Nếu lạc vào Ngũ Ấm Ma thì sẽ thành bè lũ của Ma Vương. Nên không thể trưng bức hình ai tu thiền rồi đánh đồng với Phật giáo. Nếu ngoại đạo tu thiền nhưng không thiết lập trên nền tảng nhân quả, nghiệp báo, tánh không, bằng giới, định, tuệ, thì đó vẫn là ngoại đạo.
Kinh Viên Giác nói:” chẳng hoại tướng thế gian mà hiển bày thật tánh”. Thì lẽ nào lại cào bằng, tự mình phá kiến lại khiến người khác phá kiến ? Đã bị sở tri chướng ràng buộc, còn giương cờ ngạo mạn. Cũng bởi tự mê chơn tánh mà bẻ cong giáo nghĩa.
Trước nguy cơ cải đạo của GĐPTVN trong và ngoài nước, do những bài viết và tư tưởng lệch lạc trên. Rất mong Giáo Hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc, Đà Nẵng vào cuộc, để kịp thời chấn chỉnh. Ngăn chặn âm mưu phá hoại trong tổ chức GĐPTVN, làm lung lay lý tưởng của Lam Viên, đánh mất vai trò Hộ pháp của Giáo hội trong hiện tại và tương lai. Đó là hệ luỵ cho cả sự tồn vong của Đạo pháp và Dân tộc.
Nhất là chư tôn đức đang chịu trách nhiệm hướng dẫn GĐPTVN cần phải lưu tâm, chăm sóc đời sống Lam Viên nhiều hơn. Để trả GĐPTVN về đúng bản hoài của Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Tránh tình trạng bị thoái trào tại một số địa phương như hiện nay, cũng như chặn đứng diễn biến Ki Tô hoá trong Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Khi ngoại đạo sử dụng tối đa quyền lực truyền thông đánh vào Phật giáo, biến thực trạng ấy thành Pháp nạn.
Điều Ngự Tử
- Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của tác giả