Thứ Tư, Tháng Năm 1, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànBạn đọc- Góc nhìnỨng xử văn hóa trước đại dịch nCoV- Corona

    Ứng xử văn hóa trước đại dịch nCoV- Corona

    Gần một tháng qua,đất nước và nhân dân Trung Hoa cũng như toàn cầu đang phải đối diện với nguy cơ của đại dịch Coronavirus-Bùng phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc,Trung Quốc.

    Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia đã thể hiện sự chia sẻ chân thành,cụ thể và kịp thời đối với đất nước và nhân dân Trung Quốc.

    “Cố lên Vũ Hán,cố lên Trung Quốc” !
    Đó là khẩu hiệu động viên kịp thời của người Nhật Bản đối với chính phủ và nhân dân Trung Quốc . Nhật Bản cũng đã gửi hàng hóa,thiết bị và chuyên gia y tế sang giúp Trung Quốc rất kịp thời.
    Chính phủ Việt Nam cũng đã kịp thời viện trợ cho chính phủ và nhân dân Trung Quốc 500.000 đô la bằng thiết bị và vật dụng Y tế.
    Điều đáng nói là ,Việt Nam và Nhật Bản đã gạt bỏ những bất đồng và tranh chấp-Thậm chí cường quyền của phía Trung Quốc -Để bày tỏ sự chia sẻ chân thành đối với nước láng giềng -Để mong muốn họ vượt qua cơn hoạn nạn!

    Trước những nghĩa cử nhân văn và cao thượng nói trên-Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đối với Việt Nam,Nhật Bản và cộng đồng quốc tế.
    Lại nhớ đến một bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Hoàn có câu:

    - Advertisement -

    “Rằng quá cơn lận đận(hoạn nạn) mới hiểu tận lòng nhau…”

    Chủ nghĩa nhân văn,bác ái,vị tha,độ lượng…Luôn luôn là chân lý khi nói về văn hóa ứng xử giữa con người với con người, ứng xử giữa các quốc gia với nhau trong mọi quan hệ quốc tế.

    Lịch sử ngợi ca Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những Hoàng Đế anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.Không chỉ đoàn kết nhân dân Đại Việt chống lại đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, giặc Nguyên Mông,Ngài còn là người sáng lập thiền phái Trúc Lâm riêng có ở Việt Nam và được các Phật tử Việt Nam tôn là Phật Hoàng.

    Phật Hoàng Trần Nhân Tông lấy tư tưởng chủ đạo “cố kết nhân tâm, vun bồi trí đức”cùng nhau xây dựng cuộc sống an lạc. Ngài lấy lục hòa của Phật giáo để chung sống (Thân hòa cùng ở.Lời nói hòa hợp không tranh cãi nhau.Hòa cùng vui. Giới hòa cùng nhau tu tập.Thấy biết giãi bày cho nhau cùng hiểu.Lợi lộc cùng nhau chia đều). Ngài luôn tôn trọng và đề cao nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Luôn thực hiện tinh thần hòa hợp giữa vợ – chồng, cha – con, vua – tôi…Tư tưởng “hòa quan đồng trần” nghĩa là xem tất cả đều giống nhau, như ánh sáng cây đèn, đèn lớn thì ánh sáng mạnh hơn, đèn nhỏ ánh sáng yếu hơn, nhưng ánh sáng của đèn lớn, đèn nhỏ hòa chung thành một ánh sáng.

    Lấy tư tưởng hòa giải làm nền tảng cốt lõi để tạo nên sức mạnh đoàn kết trong chống giặc ngoại xâm,Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã khiến không chỉ quân dân trong nước ngợi ca về một bậc minh quân anh hùng, nhân hậu hết mực mà đến quân thù cũng phải “tâm phục, khẩu phục”. Ngài đối với kẻ thù xâm lược, khiêu chiến thì vua tôi sát Thát, một lòng giết giặc. Khi giặc thua, thì Ngài nhìn thây giặc chết mà thương không khác gì quân lính của mình tử trận nên lệnh cho người chôn cất tử tế. Đối với quân thua trận đã quy hàng thì tha cho về nước, cho lương ăn, cho người bảo vệ…Chính vì vậy, Trần Nhân Tông còn được thế giới đánh giá là một đại diện tiêu biểu về tinh thần hòa giải. Vào đầu năm 2012, Đại học Harvard (Mỹ) đã thành lập Giải thưởng Trần Nhân Tông về hòa giải.

    Nói về Trần Nhân Tông và sức lan tỏa cũng như tính thời đại của tư tưởng hòa giải của Ngài, Đại sứ Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO cho biết: “Ngài lấy lòng vị tha, trí, đức của đạo Phật và cũng là sự kết tinh của lòng nhân hậu, tình đoàn kết truyền thống của người Việt, coi trọng mọi người và mọi người sống trên đời yêu thương nhau, chấp nhận sự đa dạng của người khác…Làm nguồn cho tư tưởng hòa giải. Tư tưởng này của Trần Nhân Tông không chỉ riêng là của Phật giáo mà đã “nhập thế – nhập tục”, nhập vào dân gian. Có lẽ vì vậy mà trải qua nhiều triều đại, nhiều thời kỳ, tư tưởng này vẫn có sức sống và sức lan tỏa mạnh mẽ”.

    Hiện nay, trên thế giới nhiều xung đột xảy ra phần lớn là do cú sốc văn hóa. Vì vậy, hơn bao giờ hết, tư tưởng hòa giải và yêu thương của Phật Hoàng Trần Nhân Tông vẫn còn nguyên giá trị thời đại. Đại sứ Phạm Sanh Châu từng chia sẻ:“Có thể trong tương lai, Việt Nam sẽ lập Viện Trần Nhân Tông như Viện Khổng Tử (Trung Quốc) hay Viện Goethe (Đức)…ở các nước, để tư tưởng hòa giải và yêu thương Trần Nhân Tông được lan tỏa”.

    Đã 712 năm sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch,tư tưởng hòa giải và yêu thương của Phật Hoàng cần được đề cao,được vận dụng để đoàn kết người Việt Nam trong và ngoài nước cùng chung tay xây dựng đất nước.

    Đặc biệt,nếu cộng đồng trên thế giới có thể chấp nhận sự khác biệt của nhau và có thể vận dụng tư tưởng này để tránh xung đột-Một thế giới hòa bình,an vui và hạnh phúc sẽ được xây dựng.
    Mong lắm thay./.

    6/2/2020

    Luật gia Trần Thúc Hoàng

     

     

     

     

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều