Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Khác
    HomeNghiên Cứu"Bụt nhà không thiêng"(?)

    “Bụt nhà không thiêng”(?)

    “Bụt nhà không thiêng” hay là “Bụt chùa nhà không thiêng”-Đã trở thành câu cửa miệng trong dân gian ta ngàn đời nay. Có một điều thú vị là, trước khi viết những dòng này người viết đã tra cứu trên mạng, và hết sức thú vị khi thấy rất nhiều vị Linh mục Thiên Chúa giáo dùng câu thành ngữ này để cắt nghĩa cho con chiên của mình về ý nghĩa của nó. 
    Hình minh họa: Internet
    Đây là một điều hết sức nhân văn và đáng trân trọng của các tôn giáo trong cộng đồng của ngôi nhà đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Tất cả đều thống nhất chung một cách giải nghĩa cho câu thành ngữ trên rằng, đó là tâm lý “Vọng ngoại” nói chung của con người. Và tâm lý ấy không riêng chỉ đối với người Việt Nam -mà đó là toàn nhân loại(!?)
    Tuy nhiên, về ý nghĩa của câu thành ngữ này cũng cần phải ”Nói lại cho rõ”: “Bụt” là tên gọi dùng để gọi Phật, theo cách gọi dân gian. Được dịch nguyên gốc từ tiếng Phạn là Buddha. Bud trong tiếng Phạn có nghĩa là hiểu biết, thấu tỏ, Dha có nghĩa là người. Dịch đầy đủ Buddha có nghĩa là người đã thấu biết tất cả. Thế thì, là bậc Giác Ngộ,khi đã”Tri-Kiến-Ngộ, Bụt phải bao trùm tất cả chứ (?)Làm sao lại nghĩ rằng “Bụt nhà” và “Bụt chùa nhà” (?!)
    Phải chăng, xưa kia trong một không gian nào đó, trong một thời điểm nào đó, hoặc trong một cộng đồng nào đó, mà đại chúng chưa hiểu hết về cuộc đời, sự nghiệp của Đức Phật(?)
    Hoặc, chưa hiểu hết ý nghĩa của “Tam bảo”-(Phật-Pháp-Tăng)- Nên cứ nghĩ rằng Phật là nhân vật thần linh huyền thoại như các nhân vật thần linh huyền thoại khác-Nên mới ra đời câu thành ngữ này(?!)
    Nếu không nghiên cứu để cắt nghĩa thật khoa học và cụ thể sẽ dễ dẫn tới ”tà kiến”(!)
    4/6/2020
    Luật gia Trần Thúc Hoàng

     

     

     

     

     

    - Advertisement -

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều