Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 22, 2024
Khác
    HomeVăn HóaNghệ thuậtTrà trong văn hóa phương Đông

    Trà trong văn hóa phương Đông

    Đây là đề tài được ThS.Nguyễn Hiếu Tín – khoa Việt Nam học (ĐH Tôn Đức Thắng) chia sẻ chiều nay, 21-11, trong không gian trà Muni (15 Sông Đà, Q.Tân Bình, TP.HCM).
    tra (12).jpgThS Nguyễn Hiếu Tín chia sẻ về trà trong văn hóa phương Đông
    Tại đây, ThS Tín cho biết, trong thư tịch cổ, trà có mặt trong đời sống con người từ khoảng 4.000 năm. Khởi thủy của trà được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể xuất phát ở Ấn Độ, Trung Hoa hoặc khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia có văn hóa uống trà từ lâu.
    “Trà trong văn hóa phương Đông trở thành đạo riêng. Người uống trà, pha trà, luận trà thể hiện được cốt cách của mình”, ThS.Nguyễn Hiếu Tín nói. Theo đó, trong Trà kinh (Lục Vũ) viết: “Pha trà biết tâm tính/ Uống trà biết ý vị/ Luận trà biết tâm tư”.
    Việc thưởng trà cũng là văn hóa chung của phương Đông, từ đó hình thành nên những không gian trà trong tự viện, tư gia. Ngoài trà thì còn có ấm, tượng, âm nhạc, hương trầm… cùng hòa quyện – để người uống trà chiêm nghiệm tự thân. “Uống trà khi đó không chỉ là uống trà, mà nó trở thành nghệ thuật, thành đạo, hướng tới hòa – kính – thanh – tịch như trong trà đạo của Nhật”.
    Dịp này, ThS.Nguyễn Hiếu Tín cũng lý giải vì sao trong không gian trà thường có hình tượng ngài Bồ Đề Đạt Ma, vì có giai thoại Tổ sư là ông tổ của trà.
    Về việc phục hồi văn hóa uống trà trong thời đại ngày nay, theo diễn giả, là một cách để trở về với sự thanh tịnh, giúp tĩnh tâm. Rộng ra, có thể phát triển du lịch ở những vùng trồng trà, góp phần tạo ra nét văn hóa đặc trưng vùng miền, dân tộc.
    tra (30).jpgBà Ngô Thị Thanh Tâm – người tổ chức chương trình giới thiệu bộ sưu tập trà của mình, lên đến 1.000 ấm
     
    tra (52).jpgNgười yêu trà đa dạng lứa tuổi đến tìm hiểu về trà, văn hóa thưởng trà
    Phát biểu, nhà thư pháp Thanh Sơn, cũng là một người yêu trà cho rằng, việc chủ nhân của không gian trà Muni mở những hoạt động chia sẻ về trà định kỳ như thế này sẽ giúp người yêu trà hiểu thêm về văn hóa trà, tìm hướng để phát triển trà Việt. Còn nhà nghiên cứu Võ Ngọc An thì cho rằng, uống trà là văn hóa nhưng uống trong một không gian trà thanh tịnh sẽ làm tăng thêm giá trị thưởng thức, chiêm nghiệm, để người uống trà lắng sâu hơn…
    Bà Ngô Thị Thanh Tâm, người đứng ra tổ chức chương trình cho biết, khi uống trà, trên bàn trà, mọi tâm tư sẽ được cởi bỏ, vì thế, mọi người có thể nói với nhau những câu chuyện dài, trải lòng được cùng nhau.

    Ban Mai

    - Advertisement -
    Tin cũ
    Tin mới
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều