Ngày 18/12/2020, báo Tuổi Trẻ Cười đưa tin:” Học trò “Chết dở” khi nhà trường yêu cầu dỡ bỏ trang trí Noel ở lớp”. Đó là trường hợp của lớp 12C7, Trường PTTH Kiên Giang. Theo báo Tuổi Trẻ Cười
“Ở bình luận thu hút nhiều lượt “thích” nhất, có nội dung: “Riêng mình thì không thích trường quyết định như vậy, hơi nghiêm khắc khi không nghĩ tới suy nghĩ của tụi em”.
Cả trăm phản hồi phía dưới bình luận cũng đồng tình cho hay “chuẩn á”, “làm giới hạn sức sáng tạo”, “trường khó quá”…”
Tuy nhiên đây là hành động vi phạm Luật Giáo Dục 2019, dù các bạn học sinh có xin phép hay không. Dù hiện nay, có rất nhiều trường học, từ mẫu giáo đã chủ trương đưa lễ Noel vào học đường, hướng dẫn các em nhỏ trang trí lễ Giáng Sinh, làm cây thông Noel. Thậm chí, trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu, Hà Nội còn tổ chức phát động cuộc thi trang trí Noel And Tet Holiday. Chỉ cần gõ vào google cụm từ: “Noel trong trường học”, là sẽ thấy không khí tưng bừng của ngày lễ. Phải chăng đây là một trong chiến lược cải đạo trong môi trường giáo dục.
Hiện tượng các trường học, từ mẫu giáo đến đại học tổ chức Noel đã xảy ra trong suốt mấy năm gần đây là vi phạm Điều 20 của Luật Giáo Dục: ”Không truyền bá tôn giáo trong cơ sở giáo dục. Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các lễ nghi tôn giáo trong cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và lực lượng vũ trang nhân dân”. Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019. Do Chủ Tịch Quốc Hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân ấn ký.
Tuy nhiên, năm 2018, Phòng Giáo Dục huyện Nhà Bè, Tp. HCM đã ra công văn cấm tổ chức trang trí lễ Noel trong trường học, nhưng đã bị ông Phó Chủ Tịch UBND Huyện Nhà Bè rút công văn của Ông Lê Thanh Hải, như thế chẳng khác nào biến sai thành đúng, tạo tiền đề cho nhiều nơi vi phạm Luật Giáo Dục. Như vậy đây là một tiền lệ xấu còn bỏ ngõ!
Việc các nhà trường tổ chức trang trí Lễ Noel như hiện nay, thiết nghĩ cần phải được xử lý triệt để. Vì không những xúc phạm niềm tin tôn giáo của các học sinh, sinh viên Phật tử, hay các tôn giáo khác, xem thường Luật Giáo Dục mà còn vi phạm Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo, vì lợi dụng hoạt động kinh doanh giáo dục để cải đạo người khác. Điều đó nói lên hiện tượng mục rỗng văn hoá truyền thống trong nền giáo dục hiện nay. Rất mong Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Ban Tuyên Giáo Trung Ương phải có biện pháp xử lý, trước trào lưu Tây hoá, thiếu tiếp biến văn hoá như hiện nay.
Thái độ của BGH Trường PTTH Kiên Giang là việc làm kịp thời, rất đáng để học hỏi. Điều ấy, chứng tỏ tinh thần thượng tôn pháp luật và không bị cuốn theo vòng xoáy kinh doanh giáo dục bất chấp. Liệu có vô lý chăng, khi những người phản đối các trường không cho trang trí Noel, dựng cây thông, hang đá trong nhà trường là thiếu dân chủ ? Vậy chính họ nghĩ gì khi vinh danh một niềm tin, có lịch sử từng là dấu giày của quân xâm lược thực dân Pháp, khi ngang nhiên xúc phạm đức tin khác? Đó chính là sự đầu độc phi truyền thống, để dễ dàng lật sử. Một cuộc cải biến văn hoá nhắm vào những thế hệ tương lai của đất nước.
Nelson Mandela từng nói: “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên… Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia.”
Cho nên, giáo dục mà định hướng vong bản, thì đó là nguy cơ sụp đổ của cả một Dân tộc, là bán đứng Tổ tiên và đạo đức. Nếu nhà nước không kịp thời xử lý, thì chính những ngôi trường nhuộm màu dân chủ ấy, đã trở thành bàn đạp cho chiến lược xâm thực và đồng hoá văn hoá của ngoại đạo, từng dẫn ngoại bang về tắm máu Dân tộc trên quê hương mình. Trong khi, các bậc phụ huynh, giới Phật tử, tri thức yêu nước, đã phản đối rất nhiều. Vậy ai có quyền đứng trên pháp luật?
Lý Diện Bích