Thứ Hai, Tháng Tư 29, 2024
Khác

    Thu phí… vào chùa (?)

    Dư luận mấy năm qua xôn xao về việc khách hành hương lên Yên Tử- Nơi phát tích thiền phái Phật giáo Trúc Lâm bị thu phí và… “Đúng quy định”?!
    Có thể nói: Hơn 2000 năm Phật giáo du nhập vào Việt Nam, văn hóa xứ sở này và văn hóa Phật giáo đã hoà làm một.
    Ở cái xứ chưa hề trải qua giai đoạn chiếm hữu nô lệ hoặc nông nô, nô tì như ở những xứ sở khác- Thì văn hóa “từ, bi, hỷ, xả” của Phật giáo như những hạt giống tốt đẹp được gieo trên một mảnh đất màu mỡ và khí hậu tốt lành. Thế nên, những câu thành ngữ có yếu tố Phật giáo đã trở thành câu cửa miệng ngàn đời nay: “Ăn mày nơi cửa Phật”; “Trốn việc quan đi ở chùa”; “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”…
    Nét đẹp văn hóa đầu xuân của người Việt là du xuân, vãn cảnh chùa.
    Du xuân, nghĩa là đi chơi những ngày đầu xuân. Còn vãn cảnh chùa, nghĩa là vào cái chốn thanh tịnh để lấy lại sự thanh thoát ung dung tự tại sau một năm làm việc vất vả. Và cũng chỉ có ở chùa mới được “vãn” bởi nơi đó thanh khiết, tĩnh lặng không bị ai quấy rầy như ngoài trần tục…
    Trong rất nhiều trước tác của mình, giáo sư Lương Kim Định- nhà Triết học, Sử học và Việt Nam học đã từng tự hào: “Chỉ có ở Việt Nam ngàn đời nay tổ tiên đã có định chế  “công sản”- đất công(ruộng phần trăm ngày nay) là quỹ đất để lo cho việc chung và cưu mang những người cơ nhỡ thiếu may mắn…Nếu dân tộc nào cũng nhân văn và văn hiến như Việt Nam thì sẽ không bao giờ xảy ra chiến tranh”…
    Riêng về văn hóa chùa chiền thì không riêng ở Việt Nam mà các nước Đông Nam Á cũng có… “cơ chế mở”. Nghĩa là: phàm đã là chùa chiền thì phải luôn luôn sẵn lòng rộng mở với khách thập phương.
    Và cửa chùa chỉ “khép lại” chứ không bao giờ khóa chặt (nếu khóa chặt thì còn gì là “từ bi hỷ xả”?)
    Người viết những dòng này đã từng nghe những cụ già vốn là Việt kiều ở Lào, Thái Lan về nước những năm 60 của thế kỷ trước kể lại rằng: Sở dĩ khi về nước hầu hết Việt kiều đều khá giả và mang theo nhiều vàng bạc là vì họ suốt ngày lao động cực nhọc,nhưng không phải lo cái ăn. Làm được bao nhiêu thì dành dụm để chờ ngày về quê cha đất tổ. Còn cái ăn, thì tối về lại lên chùa “ăn mày cửa Phật”.
    Ở chùa lúc nào cũng sẵn xôi, oản và trái cây giúp họ no nê thoải mái. Văn hóa chùa chiền là như vậy đó.
    Cổ tích Phật giáo có câu:
    “Phàm trước khi làm điều gì hãy nên nghĩ đến hậu quả của nó”!
    Luật “nhân quả” trong giáo lý nhà Phật cực kỳ vi diệu.
    Triết học Mác-Lênin cũng có cặp phạm trù “nguyên nhân và kết quả”. Nói nôm na theo cách nói dân gian Việt Nam ngàn đời nay là: “Gieo nhân nào gặt quả nấy”.
    Nhân quả là tất yếu. Báo ứng nhãn tiền!
    Đừng “thị trường hoá” chốn linh thiêng. Hãy hiểu thật kỹ “từ, bi, hỷ, xả”.
    Mong lắm thay!
    04/3//2020
    Luật gia Trần Thúc Hoàng.

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều