Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànBạn đọc- Góc nhìn"Ăn no rửng mỡ" và "cầu được ước thấy"

    “Ăn no rửng mỡ” và “cầu được ước thấy”

    1.”Ăn no rửng mỡ”là câu thành ngữ ngàn đời nay của người Việt. Dùng để lên án những hạng người: Cuộc sống no ấm dư dả thì trong lòng lại muốn vượt ra khỏi lễ pháp. Ví với dục vọng không có giới hạn.
    Đồng bào Nghệ Tĩnh lại tinh tế và sâu sắc hơn khi cùng một ý nghĩa trên, nhưng họ lại mượn gia cầm ra để ám chỉ: ”No ăn thì giỡn lông mao”(!?)
    2. ”Cầu được ước thấy”: cũng là câu thành ngữ ngàn ��ời nay của người Việt. Hàm ý nói rằng: hãy cứ thành tâm cầu mong, ao ước, mong muốn một điều gì đó cho bản thân mình và gia đình mình-Thì điều đó sẽ đến ngay lập tức(!?)
    3. ”Ăn mày là ai, ăn mày là ta, đói cơm rách áo thì ra ăn mày”- đây là câu thành ngữ bằng thơ của dân tộc Việt Nam chúng ta. Hàm ý giáo dục rất cao: Đừng bao giờ coi khinh những kẻ đi ăn mày, vì giữa họ với chúng ta- khoảng cách chỉ trong gang tấc mà thôi- Thật ý nghĩa biết nhường nào những câu thành ngữ, tục ngữ, cổ ngữ của tổ tiên ta để lại(!)
    4. Hãy quan sát trong cuộc sống có rất nhiều kẻ nói ngọng và nói cà lăm (Nói lắp)- hoặc những gã nát rượu…hầu hết họ đều không phải do cố tật mà ra- sở dĩ họ như vậy, xuất phát điểm đầu tiên là do những trò đùa “nham nhở”: Nhại lại, chế diễu và có …”năng khiếu”diễn y như thật kẻ bị họ nhạo báng. Thế rồi, lâu ngày thành quen (Giống như nam tài tử điện ảnh Lục Tiểu Linh Đồng bên Tàu đóng vai Tôn Ngộ Không. Sau khi hoàn thành bộ phim Tây du ký thì ngoài đời anh ta cũng đi đứng, điệu bộ…như khỉ)!
    5.Sự kiện đúng vào ngày đầu tiên (1/4/2020) thực hiện chỉ thị số 16/CT-Ttg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ”cách ly xã hội” trên toàn quốc- để chống đại dịch Covid-19. Thế nhưng, một gia đình nọ lại kéo nhau từ Đà Nẵng xuống Hội An…”diễn trò ”đóng vai những người ăn mày để chụp ảnh(?!)
    Nguồn hình ảnh: Mạng xã hội
    Đây là hành vi phản cảm, đáng phê phán. Tuy nhiên, bài viết này không chỉ riêng ai. Vì trong cuộc sống hằng ngày vẫn không thiếu những kẻ đùa vô duyên và lãng nhách!
    “Ai ơi chớ vội cười người
    Cười người hôm trước hôm sau người cười”(!)
    Đó cũng là một câu thành ngữ bằng thơ lục bát của tổ tiên chúng ta- Tại sao lại ít ai nhớ đến thế nhỉ(?!)
    LỜI KẾT:
    Phật giáo cho rằng: Coi thường người khác chính là tham, sân, si. Theo quan điểm của đạo Phật, coi thường người khác là một việc làm ác. Những người mang theo thái độ và hành động này thường tự đặt mình ở vị thế cao hơn, tự cho mình cái quyền để chà đạp, nhạo báng kẻ yếu thế. Việc làm ấy sẽ khiến nhiều người tạo nghiệp, làm ác, sau này khó tránh khỏi quả báo./.
    1/4/2020
    Luật gia Trần Thúc Hoàng

     

     

     

     

     

    - Advertisement -

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều