Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Khác

    Thơ và…thị phi

    Cô giáo và học trò đang được nghỉ để phòng tránh dịch nCoV- Covid 19. Xúc động và tự hào về những thành quả mà cả nước đã đạt được trong thời gian qua. Được Tổ chức y tế thế giới(WHO) đánh giá là ”năng lực quốc gia”. 
    Bằng xúc xúc cảm chân thật như muốn truyền cảm tình yêu quê hương đất nước, tự hào về đồng bào,dân tộc…Cô đã viết và gói trọn tất cả những điều đó để gửi gắm, căn dặn học trò.
    Bài thơ của cô như tâm sự với những học trò thân yêu của mình. Sau đó,được báo Thanh niên đăng cũng không ngoài mục đích là “khen cái đẹp dẹp cái xấu”.
    Bỗng cô lại bị miệng đời thị phi(?!) Có người lại cho rằng đó là…Vè,là…Tấu(?!)
    Đọc lại toàn bộ bài thơ của cô giáo. Thấy rằng: Những lời tự sự rất thật. Từng con chữ và ý nghĩa của nó trong cấu trúc của bài thơ hoàn toàn không thể nói là dở(!)
    “Thơ là tiếng lòng”.
     Người viết những dòng này không muốn “hơn thua” với bất kỳ ai nói ngược nói xuôi trong trường hợp này. Chỉ xin đăng lại bài viết dưới đây nói về “thị phi”.  
    TẢN MẠN VỀ…”THỊ PHI”
    Một nhà sư còn khá trẻ ở hải ngoại, nhưng rất uyên bác về Phật pháp và văn hóa phương Đông, có pháp danh là Thích Pháp Hoà. Trong một lần pháp thoại với Phật tử về câu chuyện “thị phi”, ông giải thích rất ngắn gọn và dễ hiểu: trong chữ Hán thị là tốt(đúng), phi là xấu(sai). Ông dẫn một câu thơ chữ Hán:
    “Thị phi trung nhật hữu,
       Bất thính tự nhiên vô”
    Và sáng tác bốn câu thơ bằng quốc ngữ để cắt nghĩa cho hai câu thơ trên:
    “Chuyện tốt xấu ngày nào cũng có,
    Nghe hay không tuỳ ở mỗi người
    Biết nghe miệng mỉm cười tươi
    Không biết lòng dạ tơi bời khổ đau”
    Nhà sư vừa uyên bác vừa hài hước cắt nghĩa cho Phật tử như vậy. Người viết những dòng này cũng cảm nhận rất đúng. Nhưng chưa đủ- có lẽ nhà sư đi  nước ngoài từ bé, nên từ học hành và tu tập qua nhà trường, sách vở và qua Sư phụ- chứ chưa có điều kiện tiếp cận và thu nạp tri thức của đông đảo ”đại chúng- Sư phụ”…đồng bào chính quốc(?!).
    “Thị” trong âm Hán Việt có nghĩa là đúng, còn “phi” có nghĩa là sai. Hai chữ này đi chung với nhau như một cặp ”phạm trù”. Ý muốn nói miệng đời như con dao 2 lưỡi, lắt léo và khó lường đúng sai. Thị phi cũng giống như trắng và đen, đêm và ngày hay là thương và ghét. Nó đối lập nhau nhưng lại chẳng thể tách rời, và cũng chính nó đã khiến cho đời người vốn đã phức tạp nay lại càng phức tạp hơn. Thậm chí “thị” không còn ý nghĩa là tốt đẹp, mà được hiểu là miệt thị đối với ”phi”. Dần dần ”thị phi” được hiểu đó là cái sự chẳng tốt đẹp gì!
    Khi gặp phải những những chuyện thị phi- người ta thường cảm thấy bất an và đau đầu. Thị phi khiến cuộc sống như một màu đen và có khi là suy sụp hẳn, mất hết niềm tin với những người xung quanh. Nếu như ai đó hỏi ta rằng “ thị phi được bắt nguồn từ đâu” thì hãy nói ngay rằng: “nó đến từ những người gần gũi nhất”. Và thị phị thường được sinh ra từ những “người hàng xóm tốt bụng”– không biết gì nhưng lại tỏ ra bản thân là người hiểu chuyện nhất.
    Ở bất kỳ cộng đồng và lĩnh vực nào, luôn có một thế lực mang tên “người hàng xóm tốt bụng” có tần suất hoạt động cao. Họ “tinh tế” và quan tâm đặc biệt đến các hành động và sinh hoạt của đối tượng. Sau đó như 1 cái loa phát thanh, họ phóng đại mọi tin tức lên và chia sẻ cho nhiều người. Đã không ít lần họ khiến ai đó lâm vào hoàn cảnh, dở khóc,dở mếu bằng những lời đồn thị phi.
    Khi đối mặt với những tình huống này thì không nên cố chứng minh bản thân mình cũng như sự thật. Hãy sáng suốt nhẫn nhịn, bởi dù thế nào  cũng không thể thay đổi được suy nghĩ của họ. Tốt nhất là mặc kệ, lời nói của họ, cuộc sống mới là của mình. Hãy cố gắng sống thật tốt, làm chủ vận mệnh của mình, đừng để “thị phi” quyết định việc ta có được hạnh phúc hay không.
    Thành ngữ Việt Nam có câu nói rất thâm thuý- để chỉ những kẻ bất tài vô dụng mồm mép đỡ chân tay:
    “Kiếm câu chuyện làm quà”(!?)
    Đừng bao giờ nhận những “món quà”như vậy. Hãy để tâm an lạc. Tâm an lạc luôn rộng mở, không phán xét, ham học hỏi, kiên nhẫn, sống động và không sợ hãi. Khi tâm thư thái, an lạc, chúng ta đạt được sự cân bằng tự nhiên giữa tình cảm và lý trí, chúng ta có thể giải quyết mọi công việc cụ thể hàng ngày mà vẫn không quên nhìn cuộc sống một cách tổng thể, toàn diện.

    “Tâm ta tạo nên cuộc sống của chính ta

    Suy nghĩ sao sẽ trở thành như vậy”

    Đức Phật

     
    1/3/2020
    Luật gia TRẦN THÚC HOÀNG
    Ảnh: Tác giả đang trình bày chuyên đề
    ”Xử lý khủng hoảng truyền thông”.

     

     

    - Advertisement -

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều