Thứ Tư, Tháng Một 22, 2025
Khác
    HomeLịch Sử- Tư LiệuThiền sư Pháp Loa và quan điểm về thiền qua tác phẩm...

    Thiền sư Pháp Loa và quan điểm về thiền qua tác phẩm “Tam Tổ Thực Lục”

    Thiền sư Pháp Loa – Đệ nhị Tổ Trúc Lâm là một thiền sư xuất sắc trên nhiều phương diện. Cuộc đời và đạo nghiệp của Ngài là tấm gương sáng về tinh thần nhập thế. Tam Tổ Thực Lục còn lưu lại một số sáng tác của Ngài.

    Qua tác phẩm này cho thấy tư tưởng thiền có thể vận dụng trong mọi lúc, mọi nơi, không chấp tướng, vượt khỏi nhị nguyên đối đãi, chứng ngộ pháp lạc ngay đời hiện tại.

    Thiền sư Pháp Loa và tác phẩm Tam Tổ Thư Lục

    Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử nước nhà, thể hiện vai trò “Đồng hành cùng dân tộc”. Các thiền sư nhà Trần đã khéo léo vận dụng linh hoạt lời Phật dạy để phụng sự đất nước Đại Việt lúc bấy giờ. Chính tư tưởng “Hòa quang đồng trần” [1],“Tùy duyên bất biến”, “Phật tại tâm”, “Cư trần lạc đạo”, Tam giáo đồng nguyên,… đã khiến Phật giáo lan tỏa không ngừng. Vào thời nhà Trần, Thiền sư Pháp Loa – Đệ Nhị Tổ Trúc Lâm (truyền thừa từ sơ Tổ Trần Nhân Tông) được biết đến như một thiền sư xuất sắc trên nhiều phương diện. Nhiều bài thi phú của Ngài được lưu lại trong tác phẩm Tam Tổ Thực Lục. Các sáng tác ấy đã gởi gắm những tâm tư, nguyện vọng, kinh nghiệm tu tập thiền rất sâu sắc của Ngài.

    Từ góc độ lịch sử, năm 1304, Thiền sư Pháp Loa đảnh lễ Điều Ngự Giác Hoàng xin xuất gia. Trong thời gian tu tập Ngài rất đam mê nghiên cứu Kinh Hoa Nghiêm. Năm 1305, Sư được Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ cho thụ giới Bồ Tát và ban cho Pháp danh là Pháp Loa. Năm 1308, Sư được chính thức trao pháp y, suy tôn làm Tổ thứ hai Thiền phái Trúc Lâm. Trong thời kỳ Thiền sư Pháp Loa, Phật giáo Việt Nam phát triển thêm một bước mới, tương đối có hệ thống và quy củ.

    - Advertisement -
    Thiền sư Pháp Loa – Đệ nhị tổ thiền phái Trúc Lâm.

    Thiền sư Pháp Loa – Đệ nhị tổ thiền phái Trúc Lâm.

    Không những Ngài quan tâm đến việc trao truyền giới pháp mà còn rất chú ý đến việc diễn giảng các bộ Kinh, Luật quan trọng để đệ tử hiểu rõ đường lối tu hành. Ngài đã giảng các bộ: Truyền đăng lục, Tuyết đậu ngữ lục, Kinh Hoa Nghiêm… và tổ chức in ấn, khắc bản Đại tạng kinh. Thiền sư Pháp Loa đã chú giải nhiều kinh điển, sáng tác nhiều sách Phật học và biên tập nhiều nghi thức như:

    Thạch thất mị ngữ, Tham thiền chỉ yếu, Kim cương trường đà-la-ni kinh khoa chú, Niết-bàn đại kinh khoa sớ, Bát-nhã tâm kinh khoa sớ, Pháp Hoa kinh sớ, Pháp sự khoa văn…(Trong Tam Tổ thực lục ghi lại toàn bộ cuộc đời cũng như hành trạng của ba vị Tổ thuộc Thiền phái Trúc Lâm đời Trần).

    Đặc sắc về quan điểm Kiến Tánh và trì hành tịnh giới

    Căn cứ vào những ghi chép được lưu lại trong Tam Tổ Thực Lục, theo Tổ Pháp Loa, vấn đề kiến tánh là bản thể, bất khả tư nghì. Chúng sinh thường nhận giả làm thật, do vô minh dính chấp các pháp trần hữu vi. Cho nên, thiền sư cho rằng muốn đạt đến chân lý phải phá tan hư vọng để thấy được cái thực tánh; mà trong  bản thể chân như thì thực tánh hay phi thực tánh rốt cuộc cũng cũng trở về cái không, là tư tưởng chân không diệu hữu. Đây cũng là tư tưởng Tánh Không như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ đều đề cập đến. Trong quá trình tu tập thiền định, quan điểm Kiến tánh chỉ cái thấy chân thật không hề thay đổi, vô sanh. Và Kiến ở đây cũng chỉ là phương tiện để trở về bản thể Chân tánh. Xét cho cùng, thì thực tánh cũng chẳng có, do hư vọng phân biệt nên mới có thấy và không thấy. Mà thấy cái không thấy chẳng qua là trở lại cái không ban đầu. Như vậy, quan điểm Kiến tánh theo Thiền sư Pháp Loa, là bước đầu của lộ trình giác ngộ, muốn tiến tu lên đến đỉnh cao của trí huệ thì hành giả cần phải trải qua sự kiên trì Tịnh giới. Sau khi thực hành Tịnh giới thì đi đến thể nhập Thiền định. Khi tâm hoàn toàn vắng lặng, thanh tịnh thì trí huệ tự nhiên bừng sáng. Đó là quá trình tu tập Thiền định để đạt đến Trí huệ mà Thiền sư Pháp Loa đã dạy.

    Khảo sát Tam Tổ Thực Lục, ta thấy cái được gọi là chân tâm, là bản lai diện mục nó chỉ thể hiện bên trong nội tâm giác ngộ của hành giả chứng đạo. Cho nên, đằng sau những tiếng ho tằng hắng, nhướng mày, chớp mắt, tay nắm, chân đi,… là gửi gắm ý niệm Chân tâm, vô ngôn, vượt ngoài ngôn thuyết. Và theo Nhị Tổ Pháp Loa, nếu chúng ta bảo nó không phải là chân tâm, không phải là bản lai diện mục, thì cũng không được. Vì tất cả những động tác nơi chúng ta thể hiện ra bên ngoài thì cũng bắt nguồn từ tự tâm. Tổ Pháp Loa muốn đánh thức cái tâm chân thật nơi mỗi người, và muốn chúng ta phải nhìn nhận một cách “Như thị” (chính nó). Nghĩa là cái được thể hiện trong những động tác đó không khác với cái thấy nơi mỗi người. Chúng không phải hai cũng không phải khác. Vì chúng luôn luôn tự thể hiện bình đẳng vô phân biệt, không có sự ngăn cách, chướng ngại nào.

    Theo Nhị Tổ Pháp Loa, tuệ là kết quả đạt được vô cùng quan trọng trong quá trình tu tập.

    Theo Nhị Tổ Pháp Loa, tuệ là kết quả đạt được vô cùng quan trọng trong quá trình tu tập.

    Còn Tịnh giới, theo Ngài là làm cho tâm yên, cảnh lặng, lục căn không vì thức mà hướng ra ngoài, thức không bị cảnh níu kéo mà chấp vào trong, căn trần tự tại, dừng nhưng không phải bất động. Đó là tư tưởng cao siêu thâm thúy, chỉ có người đạt đạo mới đi đến. Ở đây trong tĩnh có động, động nương nơi tĩnh, tĩnh để quán động rõ hơn.

    Theo như Nhị Tổ Pháp Loa, Pháp tịnh giới này từ vị tiểu Tăng đến vị đại Tăng, ai ai cũng có thể duy trì và an trú trong đó được. Nhờ duy trì tịnh giới mà đạo tâm vững vàng không lay động. Từ đó mới tu tập thiền định, phát sinh trí huệ. Như vậy, theo Thiền sư Pháp Loa, vấn đề trước hết là phải kiến tánh, sau đó phải thực hành tịnh giới như vừa trình bày trên. Sau khi thành tựu tịnh giới mới đi vào bước thứ ba là thiền định. Theo chủ trương của Thiền tông, giáo pháp chỉ là phương tiện giúp hành giả nương theo tu tập để đi đến giác ngộ, giải thoát và ra khỏi sanh tử luân hồi: “Nhất thiết tu- đa-la như tiêu nguyệt chỉ: tất cả kinh giáo ta dạy như ngón tay chỉ mặt trăng. Ngón tay là phương tiện, mặt trăng là chân lý. Là thật tướng mà Phật đã chứng ngộ (Kinh Viên Giác, Kinh Lăng Nghiêm). Ngã sở thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp: pháp ta nói như chiếc bè qua sông, pháp còn phải bỏ hà huống là phi pháp (Kinh Kim Cang)” [2].

    Cũng bằng vào ngôn ngữ, cử chỉ, hành động như người thường, nhưng ở đây ngôn ngữ, và động tác của thiền sư ngộ đạo vượt thoát khỏi nhị nguyên.

    Con đường thực tập thiền định theo Thiền sư Pháp Loa

    Thiền sư Pháp Loa cho rằng: cốt lõi phương thức thiền định chính là mỗi người phải tự định cái tâm của chính mình, phải kiềm cho được cái “Tâm viên ý mã”. Muốn làm được điều đó, hành giả quán tưởng các thoại đầu sau: Thân từ đâu tới? Tâm từ đâu thành? Tâm đã không có thì do đâu mà có thân? Thân và tâm đều là không thì pháp từ đâu mà có được? Pháp đã không phải là thực hữu thì vô có nhân duyên với thực hữu như thế nào? Hữu không phải là thực hữu thì cái thực hữu lấy gì mà  có được? Cái thực hữu là không thì cũng chẳng có cái thực hữu của pháp. Pháp là pháp không pháp vậy thì pháp dựa vào đâu? Không có căn cứ, không có chỗ dựa, nên pháp không pháp là pháp. Cái pháp đó là không thực mà cũng không phải không thực.

    Có được thực pháp chứng ngộ thì mới có năng lực chứng ngộ nhập thiền. Tu tập thiền định mà không cần bám vào công dụng thì sẽ dùng được cái không thể dùng. Đó được gọi là thượng thừa thiền vậy. Người tu thiền không thấy mình tu gì cả, không dính mắc vào bất cứ gì, thân – tâm – cảnh như như bất động.

    Nhị Tổ Pháp Loa chỉ bày phương pháp thực tiễn nhiếp tâm giữ ý (gọi là tịnh giới). Ngài khuyên hành giả trong 24 tiếng một ngày nên để thân tâm không bị các điều kiện ngoại cảnh làm dấy động, lung lay. Tâm không lung lay, thì cảnh đạt tới trạng thái thư nhàn. Nhãn căn (mắt) không phải vì đối tượng mà hướng ra ngoài. Nhãn thức (cái thấy) không phải vì đối tượng sở duyên mà hướng vào bên trong. Ý thức được rằng: Ra và vào không giao tiếp liên hệ, cho nên đạt được trạng thái điều chế ngưng chỉ. Tuy gọi là điều chế ngưng chỉ mà không phải là bất động. Ðối với các thứ khác như nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý cũng vậy. Ðó gọi là Ðại thừa giới, là Vô thượng giới, và Vô đẳng giới. Nhờ duy trì tịnh giới kiên cố không dao động, sau đó mới nhập thiền định, buông xả cả thân và tâm.

    Theo như Nhị Tổ Pháp Loa, Pháp tịnh giới này từ vị tiểu Tăng đến vị đại Tăng, ai ai cũng có thể duy trì và an trú trong đó được. Nhờ duy trì tịnh giới mà đạo tâm vững vàng không lay động.

    Theo như Nhị Tổ Pháp Loa, Pháp tịnh giới này từ vị tiểu Tăng đến vị đại Tăng, ai ai cũng có thể duy trì và an trú trong đó được. Nhờ duy trì tịnh giới mà đạo tâm vững vàng không lay động.

    Theo Nhị Tổ Pháp Loa, tuệ là kết quả đạt được vô cùng quan trọng trong quá trình tu tập. Khi một người đắc tuệ tức là họ đã đi qua quá trình kiến tánh, lúc này tâm tánh họ thể nhập và có thể thấy rõ mọi sự vật hiện tượng, tương đối cũng như tuyệt đối, hữu hình cũng như vô hình, thậm chí các tam muội môn đều đầy đủ nơi hành giả.

    Nhị Tổ cho rằng, từ Tịnh giới qua Thiền định là lộ trình tu tập đi từ sự nối kết giữa tiến trình Giới- Định-Tuệ. Nếu Tuệ mà không đạt được Định thì chính là Tuệ căn; Định mà không có sự soi rọi của Tuệ gọi là thiền si; chứng đắc mà Tuệ không phát thì đó là Định suy.

    Trong thiền, Nhị Tổ Pháp Loa còn chia làm năm bậc:

    1. Phàm phu;

    2. Ngoại đạo;

    3. Đại thừa;

    4. Tiểu thừa;

    5. Thượng thừa.

    Nhị Tổ chú trọng đến việc thực hành thiền trên phương diện “Trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật”. Nhưng để đạt được kết quả hành thiền tốt đẹp thì không thể thiếu yếu tố Tịnh giới, lắng lòng giữ tâm thanh tịnh. Có Định sẽ có Tuệ, mục đích cứu cánh giải thoát trong đạo Phật là quả Vô thượng Bồ đề. Theo quan điểm của Nhị Tổ Pháp Loa, thiền không xa rời cuộc sống, đi, đứng, nằm, ngồi, đại oai nghi, tiểu oai nghi… đều là Thiền định. thiền học uyên thâm như Tuệ Trung Thượng Sĩ, ít đề cập đến những vấn đề lý luận so với Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ. Ngài chỉ nêu ra một cách vắn tắt, ngắn gọn những vấn đề cần thiết liên quan đến cuộc sống hiện thực với chân tâm hằng hữu vốn có trong tự tánh mỗi một chúng sinh. Phương pháp thực hành Thiền của Nhị Tổ xét ra không nằm ngoài những lời giảng dạy của Đức Phật về thiền định, giữ giới và tu tập trí huệ mà vẫn thể hiện rõ sự nhập thế sinh động, đa dạng trong bối cảnh Phật giáo thời nhà Trần bấy giờ.

    Chú thích:

    [1] Hòa ánh sáng cùng với bụi. Nghĩa là hòa hợp với trần tục mà không tự lập dị. Từ ngữ này có xuất xứ từ câu Hòa kì quang, đồng kì trần của Lão tử. Trong Phật giáo, từ ngữ này được dùng để chỉ dẫn họ vào Phật pháp. (Theo từ điển Phật học, tham khảo tại www.phatgiao.org.vn)

    [2] Thích Thiện Siêu (2003), Lược giảng Kinh Pháp Hoa, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.173.

    Tài liệu tham khảo:

    1. Thích Phước Đạt (2008), Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền Phái Trúc Lâm, Nxb Hồng Đức.

    2. Pháp sư Tịnh Không, Thích Tâm An dịch, (2005), Phật giáo là gì, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.

    3. Thích Phước Sơn (dịch và chú giải) (1995), Tam tổ thực lục, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.

    4. HT Thích Thiện Siêu (2003), Lược giảng Kinh Pháp Hoa, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội.

    5. Thích Minh Tuệ (1993), Lược sử Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh.

    6. Thích Giác Toàn (2011), Những sáng tác văn học của các thiền sư thời Lý Trần, Nxb Tổng Hợp Tp.HCM.

    7. Thích Thanh Từ (1996), Tam tổ Trúc Lâm giảng giải, Giảng tại Trúc Lâm, TV Thường Chiếu.

    8. Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch của Nhị Tổ Pháp Loa ít đề cập đến những triết lý cao siêu trừu tượng, ít đưa ra những vấn đề sinh phải ẩn giấu ánh sáng trí tuệ, dùng thân Ứng hóa tạm thời phương tiện sinh trong cõi trần dẫy đầy phiền não, kết duyên với chúng sinh để rồi lần lượt dắt (1985-1992), (1993), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều