Thứ Hai, Tháng Tư 29, 2024
Khác

    Thầy- Trò

    Thầy, tiếng gọi “Thầy” sao nghe thân thương thế!

    Thật hạnh phúc chừng nào khi tôi vẫn còn được gọi tiếng Thầy, vì không phải ai cũng đủ diễm phúc có thể được gọi tên ấy, có những vị không được gọi tên ấy kể từ khi còn làm Sa-di.

    Ngôi chùa xứ Huế

     Nơi mà con đã ươm mầm từ bi và khơi nguồn tuệ giác

    - Advertisement -

    Trong tiếng Pāli gọi là Āchariya và Sāvaka, chữ Nho thì Sư – đồ, còn dịch qua tiếng Việt chúng ta gọi là Thầy – trò; tình Thầy trò trong chốn thiền môn xứ Huế.

    Tôi xuất gia năm mười bảy tuổi, với cái tuổi lưng chừng cuộc đời đó, lưng chừng cả kiến thức và cả kỹ năng sống, trong khi cả các bạn đồng trang lứa đang háo hức, định hướng cho những lối rẻ vào đời. Tôi vào chùa.

    Cũng không biết Thầy đã la tôi bao nhiêu lần nữa, nhưng tôi luôn giữ tâm niệm cung kính đối với Thầy, vì tất cả Thầy chỉ muốn tốt cho tôi nói riêng, cũng như cho đạo pháp nói chung. Tôi còn nhớ mỗi lần sắp xếp chậu hoa là Thầy lại nói: sắp chậu thì phải sắp cho thẳng, không những thẳng hàng ngang mà còn phải thẳng hàng dọc; nó cũng giống như tâm của mình, phải luôn ngay thẳng như vậy; hay nhổ cỏ thì phải nhổ cho sạch, thật ra đó không chỉ đơn thuần là nhổ cỏ dại ở chậu, mà nó còn thể hiện tích cách của mình, nếu nguời tính cách gọn gàng, chu đáo, thì họ sẽ không để cỏ sót lại như vậy. Những gì Thầy dạy không chỉ qua những con chữ mà còn qua những việc làm nhỏ hằng ngày, từ những kỷ luật, quy định trong chùa.

    Tôi đã từng nghe rằng “Giáo bất nghiêm, sư chi đoạ”. Câu này xuất phát trong Tam tự kinh Trung Hoa, nói về một người thầy kiểu mẫu theo thời đại bối cục văn hoá thời điểm ấy. Thật ra người Thầy không sợ đoạ để rồi phải nghiêm khắc, mà sự nghiêm khắc của người Thầy chỉ vì muốn tốt cho người đệ tử, để người đệ tử không bị lầm lạc, hay bị cuốn đi bởi những đợt sóng khen chê danh lợi giữa cuộc đời.

    Thầy vẫn luôn vậy, vẫn luôn dõi theo chúng tôi, những người con mà chính người đã nuôi dạy. Chẳng có người cha, người Thầy thật sự nào lại bỏ rơi con cái, đệ tử của mình; nhưng chỉ có người con ham chơi, rong ruổi theo những thú vui bên ngoài, như kinh Pháp hoa có ví dụ về những đứa trẻ ham chơi, không chịu chạy ra khỏi ngôi nhà lửa đó.

    Người Thầy khả kính

    Tất cả những gì tôi chỉ muốn nói bây giờ đối với Thầy là: Thầy ơi, bạch Thầy nhớ giữ gìn sức khoẻ ạ! Con nhớ thầy, nhớ chùa, nhớ chúng…

    Thiền Minh

    Mùng 1, tháng Giêng, năm Canh Tý,

    Sinh viên Đại học Nālandā, Rajgir, Bihar, India.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều