Thứ Tư, Tháng Tư 17, 2024
Khác
    HomeSống ĐạoGóc suy ngẫmTha thứ cho người khác là tự cởi trói cho mình

    Tha thứ cho người khác là tự cởi trói cho mình

    Tha thứ cho người khác chưa bao giờ là việc dễ dàng! Trong cuộc sống, khi có ai đó mắc lỗi với mình, chúng ta sẽ thường sống trong cảm giác tức giận, ôm chấp lỗi lầm, không muốn tha thứ cho họ. Điều này khiến chúng ta mất tỉnh táo, gây ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh.

    Vậy làm cách nào để có được sức mạnh, dũng khí “cởi trói” chính mình khỏi những hận thù, tức giận đó?

    Học cách tư duy: “Tất cả chúng sinh đều có tội lỗi!”

    Trong bài kinh Sám hối ba nghiệp, chúng ta được nghe:

    “Bao nhiêu tội lỗi trong nhiều kiếp,

    - Advertisement -

    Ba nghiệp gây lên chẳng nghĩ lường,

    Nổi chìm lăn lộn trong ba cõi,

    Tội ác chiêu hoài không biết dừng”.

    Như Đại đức Thích Trúc Thái Minh chỉ ra rằng: Chúng ta sinh ra trên đời này nếu không phải do nguyện độ sinh thì sẽ do nghiệp lực chi phối. Từ vô lượng kiếp, chúng ta đã tạo nên bao ác nghiệp, thân tứ đại của chúng ta chính là hội tụ của vô số nghiệp đó. Cho nên hiếm có ai không phạm phải lỗi lầm. Để lý giải ý nghĩa câu “Tha thứ cho người khác là tự cởi trói cho chính mình”, Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Ở trên đời, đã là chúng sinh không ai không có tội lỗi, không nặng thì nhẹ. Đã là phàm phu thì gắn liền với tội lỗi chỉ có nhiều hay ít, nặng hay nhẹ thôi”.

    Qua đó, chúng ta hiểu rằng, khi còn là phàm phu thì ai cũng phạm lỗi lầm, chúng ta cần có cái nhìn chân thật vào sự thật này.

    Tha thứ cho người khác là tự cởi trói cho chính mình ( ảnh minh họa ).

    Tha thứ cho người khác là tự cởi trói cho chính mình ( ảnh minh họa ).

    Lợi ích của việc tha thứ cho người khác 

    Đối với người được tha thứ lỗi lầm

    Tục ngữ có câu: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, với người đã nhận ra và sửa đổi lỗi lầm thì ta nên tha thứ cho họ. Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Ở trên đời, chúng ta phải học cách tha thứ. Người ta đã phạm tội rồi, nếu người ta biết ăn năn là mình phải biết tha thứ. Vì người ta đã lỡ mất rồi. Nếu mình cố chấp là mình sẽ đau khổ và làm cho người đó không tiến bộ được”.

    Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng chia sẻ như người đã mãn hạn tù, chúng ta không nên kỳ thị, chấp lỗi quá khứ khiến họ tự ti, chán nản. Thay vào đó là sự đồng cảm, giúp đỡ, sách tấn để họ được tiến bộ.

    Đối với người tha thứ lỗi lầm cho người khác

    Chăm giúp đỡ, bao dung, tha thứ cho người, khi người lỗi lầm, biết ăn năn, mình sẵn sàng tha thứ; thì mình đang cởi trói cho chính mình, tự tâm mình cũng được mở ra, người mình nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: khi một người bạn mắc lỗi và quay lại xin lỗi mình. Nếu mình không tha thứ cho bạn. Điều đó như sợi dây trói buộc ở trong lòng, bản thân không những đau khổ vì người bạn ấy mà còn hằn trong tâm một nỗi đau. Còn nếu mình tha thứ cho bạn. Khi ấy mình hoan hỷ, bạn hoan hỷ, cả hai cùng vui vẻ.

    Sống biết tha thứ cho người là mở lòng mình ra, lòng mình được thanh thản, được an lạc.

    Sống biết tha thứ cho người là mở lòng mình ra, lòng mình được thanh thản, được an lạc.

    Câu: “Tha thứ cho người là tự cởi trói cho mình” là đúng nhân quả. Người có tấm lòng rộng mở, bao dung, người ấy rất dễ tha thứ. Với mình thì phải nghiêm khắc, nhưng với người lại rất bao dung. Không phải với người bao dung còn với mình cũng thoải mái là không đúng. Mình phải nghiêm khắc với chính mình, nhưng với người thì mình lại bao dung. Đó là cách ứng xử đẹp. Người như thế mới xứng phẩm là người quân tử, người tốt.

    Sống biết tha thứ cho người là mở lòng mình ra, lòng mình được thanh thản, được an lạc. Đó là ý nghĩa của câu: “Tha thứ cho người là tự cởi trói cho mình”. Qua đây chúng ta hiểu nếu chấp lỗi của người sẽ khiến: Thứ nhất là chính mình đau khổ; thứ hai là người mắc lỗi không tiến bộ được. Người quân tử cần bao dung với người còn nghiêm khắc với chính mình. Đó là cách ứng xử đẹp ở đời.

    Hạnh Tâm Diệu

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều