Thứ Ba, Tháng Chín 10, 2024
Khác
    HomeĐời Sống Xã HộiSuy nghiệm lời Phật: Vợ chồng phải cung kính nhau

    Suy nghiệm lời Phật: Vợ chồng phải cung kính nhau

    Trong quan niệm của xã hội Ấn Độ cổ đại, vợ chồng không có sự bình đẳng mà chồng là bề trên và vợ phải phục tùng chồng trong mọi trường hợp, kể cả việc hủy hôn. Trên nền tảng quan niệm xã hội đó, Đức Phật đã khéo dạy về đạo vợ chồng cho hàng cư sĩ thời bấy giờ để giúp họ có đời sống hôn nhân an lạc.
    Cụ thể là người vợ phải biết “cung kính” chồng như pháp và người chồng cũng biết “đối đãi” với vợ đúng pháp.

    lehangthuan.jpgVợ chồng phải cung kính nhau. Trong ảnh, lễ hằng thuận của ca sĩ Võ Hạ Trâm và hôn phu

     “Một thời Phật ở tại núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt-kỳ cùng với chúng Đại Tỳ-kheo 1.250 người. Bấy giờ, vào lúc thích hợp, Ðức Thế Tôn khoác y cầm bát vào thành khất thực. Lúc bấy giờ tại thành La-duyệt-kỳ có con trai của trưởng giả tên là Thiện Sinh, vào buổi sáng sớm, ra khỏi thành, đi đến khu vườn công cộng sau khi vừa tắm gội xong, cả mình còn ướt, hướng đến các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới mà lạy khắp cả.

    Phật lại bảo Thiện Sinh:
     
    – Này Thiện Sinh, chồng cũng phải có 5 điều đối với vợ: 1) Lấy lễ đối đãi nhau. 2) Oai nghiêm không nghiệt. 3) Cho ăn mặc phải thời. 4) Cho trang sức phải thời. 5) Phó thác việc nhà.
     
    – Này Thiện Sinh, chồng đối đãi vợ có 5 điều, vợ cũng phải lấy 5 việc cung kính đối với chồng: 1) Dậy trước. 2) Ngồi sau. 3) Nói lời hòa nhã. 4) Kính nhường tùy thuận. 5) Đón trước ý chồng.
     
    – Này Thiện Sinh, ấy là vợ đối với chồng cung kính đối đãi nhau, như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ”.
    (Kinh Trường A-hàm, kinh Thiện Sinh, số 16 [trích])
    Pháp thoại này cho thấy, người chồng thương vợ thì trước hết phải tôn trọng, kính quý, tử tế với người bạn đời của mình. Đức Phật gọi là “lấy lễ đối đãi nhau”. Trong bối cảnh xã hội Ấn Độ bấy giờ, lời dạy này của Đức Phật về hôn nhân là hết sức tiến bộ, văn minh. Với vợ mà đối đãi “Oai nghiêm không nghiệt; Cho ăn mặc phải thời; Cho trang sức phải thời” thì rõ ràng chồng dẫu thương vợ nhưng là kẻ bề trên, uy quyền, điều này trong các định chế xã hội phong kiến xưa vốn “trọng nam khinh nữ” cũng không phải là lạ. Quan trọng là người chồng thể hiện tình thương chân thành bằng sự tin tưởng, giao phó công việc gia đình cũng như quản lý gia sản cho vợ, giúp vợ trở thành nội tướng, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình.
    Đạo làm vợ theo quan niệm của Đức Phật là “cung kính” đối với chồng, thể hiện qua năm việc là: 1) Dậy trước. 2) Ngồi sau. 3) Nói lời hòa nhã. 4) Kính nhường tùy thuận. 5) Đón trước ý chồng. Đây là những đức tính của người vợ ngoan hiền, đảm đang mà nhất là cung kính, vâng phục chồng trong xã hội phong kiến cổ xưa. Ngày nay, dĩ nhiên những người vợ hiện đại rất nhiều tài, năng động, tự chủ và bình đẳng nhưng các hạnh “cung kính” mà Đức Phật đã dạy vẫn có vai trò quan trọng trong việc thiết lập hạnh phúc hôn nhân.
    Đối chiếu với bản kinh tương đương là kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Trường bộ) thì ngoài những ý tương đồng, kinh Thiện Sinh không có chi phần “trung thành với vợ/chồng” trong trách nhiệm cũng như bổn phận của vợ và chồng. Chi phần này hàm chứa nội dung giới thứ ba, thủy chung son sắt với người bạn đời. Mặt khác, đức “cung kính” gần như tuyệt đối của người vợ sẽ khiến cho người phụ nữ xưa phải phụ thuộc vào người chồng nhiều hơn. Dù vậy, khi so sánh với quan niệm hôn nhân bình đẳng của xã hội hiện đại, những lời dạy của Đức Phật từ xa xưa nhằm thiết lập hạnh phúc hôn nhân đã cho thấy sự tiến bộ và nhân văn vượt tầm thời đại của Ngài.
    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều