Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 22, 2024
Khác
    HomePhật HọcPháp danh, pháp hiệu và nguồn gốc của họ Thích

    Pháp danh, pháp hiệu và nguồn gốc của họ Thích

    Hỏi: Tôi không phân biệt được sự khác nhau giữa pháp danh và pháp hiệu. Họ Thích được lấy làm họ của chư Tăng bắt nguồn từ lúc nào? Xin cho biết vì sao khi nêu danh một vị Hòa thượng thường kèm theo thượng…hạ…mà không nêu thẳng tên của vị ấy?

    Đáp: Pháp danh, nói một cách dễ hiểu là tên đạo nhằm phân biệt với tên đời. Sau khi thọ Tam quy và Ngũ giới, chính thức trở thành một Phật tử thì đương sự được bổn sư ban cho một pháp danh. Ngoài ý nghĩa tên trong Phật pháp, pháp danh là một dấu hiệu cơ bản để nhận ra thế thứ truyền thừa của đương sự trong một dòng phái, được sắp xếp theo thứ tự bằng một bài kệ truyền tông. Do đó, khi xưng pháp danh, ta biết ngay vị trí ấy thuộc dòng phái nào và hàng thứ mấy trong phái ấy. Người Phật tử tại gia và người xuất gia đều có pháp danh.

    Ảnh minh họa.

    Ảnh minh họa.

    Đối với pháp hiệu, chỉ duy nhất người xuất gia mới có. Người tại gia có thể có hiệu nhưng không có pháp hiệu. Thông thường, sau khi thọ Cụ túc giới, chính thức trở thành một Tỷ kheo thì được bổn sư ban cho pháp hiệu. Trong một vài trường hợp khác, pháp hiệu có thể do những vị y chỉ sư, giáo thọ sư hay chư Tăng truy tặng, hoặc có thể tự xưng. Pháp hiệu được bổn sư hoặc chư Tăng ban cho thường dựa vào công hạnh hoặc một đặc điểm nổi bật nào đó của đương sự. Pháp hiệu hay đạo hiệu, thực chất cũng chỉ là tên trong đạo, đa phần được chư Tăng sử dụng trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, trong chư Tăng có một bộ phận không có pháp hiệu hoặc tuy có pháp hiệu nhưng vẫn sử dụng pháp danh hay pháp tự. Việc dùng pháp danh, pháp hiệu hay pháp tự là do chủ kiến của cá nhân vị Tỷ kheo ấy hoặc do tập quán của chư Tăng ở từng khu vực. Chỉ khác ở chỗ là người xuất gia dù dùng pháp hiệu hoặc pháp danh hay pháp tự đều được mang họ Thích, còn Phật tử tại gia thì không.

    Người xuất gia được mang họ Thích, do ngài Đạo An (312 – 385) thời Tiền Trần đề xướng. Ngài Đạo An là đệ tử của ngài Trúc Phật Đồ Trừng. Trước ngài Đạo An, chư Tăng nước ngoài đến Trung Quốc thường lấy tên nước của các ngài làm họ: như ngài Trúc Pháp Hộ (nước Thiên Trúc), ngài Khương Tăng Hội (nước Khương Cư), ngài An Thế Cao (nước An Tức), ngài Chi Lâu Ca Sấm (nước Đại Nhục Chi)…Ngay cả ngài Đạo An trước kia cũng mang họ Trúc (Trúc Đạo An), vì thầy của ngài là Trúc Phật Đồ Trừng. Ngài nhận thấy người xuất gia cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng là hậu duệ của Phật Thích Ca, vì vậy nên lấy họ Thích làm gốc. Do đó, ngài lấy tên là Thích Đạo An. Từ ngài Đạo An về sau, chư Tăng được mang dòng họ Thích (Thích Thanh Kiểm, Lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Thành hội PG TP.HCM ấn hành, 1991, tr.53).

    - Advertisement -
    Ảnh minh họa.

    Ảnh minh họa.

    Khi nêu danh một vị Hòa thượng, để tỏ lòng cung kính với chư tôn đức, người hậu học phải xưng thượng…hạ…(cố Hòa thượng thượng Thiện hạ Hoa chẳng hạn). Không chỉ chư tôn Hòa thượng mà ngay các vị Thượng tọa hoặc bổn sư, khi cần nêu danh thì nên xưng thượng…hạ…(Phàm nhân vấn sư húy, đương vân thượng mỗ tự hạ mỗ tự – Luật Sa Di, Hạ thiên: oai nghi môn, Sự sư đệ nhị).

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều