Thứ Năm, Tháng Mười Hai 26, 2024
Khác
    HomeTin TứcNhững sự kiện đặc biệt ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của...

    Những sự kiện đặc biệt ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

    Chiều ngày 20/11/2020, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) đã trang trọng tổ chức lễ chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời tổ chức lễ tổng kết và phát bằng tốt nghiệp cho 29 vị cử nhân liên thông khóa I và 43 vị Tăng Ni hệ cao đẳng Phật học khóa V, lễ khai giảng chào đón 50 vị nghiên cứu sinh khóa III hệ đào tạo sau đại học Phật giáo và khóa VI cao đẳng Phật học.


    Buổi lễ diễn ra dưới sự chứng minh của chư Tôn đức điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội: Hòa thượng Thích Quảng Tùng – Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban từ thiện xã hội TƯ GHPGVN, Phó viện trưởng kiêm Trưởng ban bảo trợ học đường của Học viện; Hòa thượng Tiến sĩ Thích Thanh Đạt – Ủy viên thư ký HĐTS, Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện; Thượng tọa Thích Thanh Quyết – Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban giáo dục Phật giáo TƯ GHPGVN, Viện trưởng Học viện; Thượng tọa Thích Thanh Tuấn – Ủy viên thường trực HĐTS, Phó chánh văn phòng TƯ GHPGVN, Phó viện trưởng Học viện; Thượng tọa Thích Minh Quang – Ủy viên HĐTS, Phó chánh văn phòng TƯ GHPGVN, Phó viện trưởng Học viện; Thượng tọa Thích Đạo Hiển – Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban giáo dục Phật giáo TƯ GHPGVN, Phó viện trưởng Học viện.

    Về phía khách mời có bà Nguyễn Thị Doan – Nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên Phó chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam; bà Nguyễn Thị Hòe – Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam; GS.TS Mai Trọng Nhuận – Nguyên giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; GS.TS Vũ Minh Giang – Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành Lịch sử – Khảo cổ – Dân tộc, Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Tài Đông – Viện trưởng Viện Triết học Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; PGS.TS Chu Văn Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; PGS.TS Phạm Minh Phúc – Giám đốc Nhà xuất bản xã hội Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cùng các GS, PGS.TS khoa học Học viện, quý giảng sư, giảng viên, các thầy cô phòng ban Học viện, toàn thể tăng ni học chúng các khối lớp Học viện và sự tham dự của đông đảo Phật tử gần xa.

    Văn nghệ chào mừng của Tăng Ni sinh Học viện 

    - Advertisement -

    Tại đây, Thượng tọa Thích Thanh Tuấn – Phó Viện trưởng đã báo cáo tổng kết cao đẳng khóa V, liên thông cử nhân khóa I và khai giảng khóa III sau đại học.

    Thượng tọa cho biết hiện nay Học viện có 572 nghiên cứu sinh, học viên và sinh viên thuộc các hệ đào tạo từ cao đẳng (41 vị), cử nhân (388 vị), thạc sĩ (125 vị), tiến sĩ (18 vị). Căn cứ theo nguyện vọng và kết quả học tập, có 43 vị thi tốt nghiệp cao đẳng Phật học, 23 vị thi tốt nghiệp cử nhân Phật học và 7 vị bảo vệ luận văn cử nhân Phật học. Căn cứ kết quả tổng kết điểm của các năm học, thành phần, điểm chấm thi và điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp, trong dịp này có 72 Tăng ni sinh cùng 2 hệ đào tạo đã đủ điều kiện để được cấp bằng cao đẳng hoặc cử nhân Phật học gồm 43 vị thi đạt cao đẳng Phật học, 23 vị thi đạt học vị cử nhân Phật học và 6 vị bảo vệ thành công luận văn cử nhân Phật học.

    Sau đó, Thượng tọa Thích Đạo Hiển đã công bố quyết định công nhận tốt nghiệp hệ cử nhân liên thông Phật học khóa I – cao đẳng Phật học khóa V, quyết định công nhận trúng tuyển đào tạo sau Đại học khóa III, quyết định xét tuyển cao đẳng Phật học khóa VI và quyết định khen thưởng Tăng Ni sinh đạt thành tích trong khóa học.

    chư Tôn đức điều hành Học viện đã trao giấy khen cho những Tăng Ni sinh có thành tích xuất sắc trong khóa học

    Đại diện Tăng Ni sinh, học viên tốt nghiệp Cao đẳng Phật học khóa VI và tân nghiên cứu sinh Thích Thanh Huy nghiên cứu tiến sĩ khóa III đã bày tỏ lòng tri ân đến chư Tôn đức trong Hội đồng Điều hành và phát nguyện “Chúng con đã nhận được tinh hoa của giáo pháp nên ngày mai đây, khi chúng con xa rời mái ấm bình yên này, mỗi người mỗi ngã theo sứ mạng riêng của mình, trên bước đường tự độ và độ tha, chúng con vẫn có Chính pháp bên mình. Nguyện gìn giữ những điều đã được học và sẽ lấy Chính pháp làm kim chỉ nam trong bước đường tu nhân học Phật, đem Phật pháp vào đời, “Bốn năm, một khoảng thời gian không ngắn cũng không dài, trong suốt bốn năm qua, quý Ngài đã trang bị cho chúng con đầy đủ hành trang để ngày mai đây, chúng con vững tin hơn trên con đường mới khi chúng con rời khỏi nơi đây tiếp nối sứ mạng “tác Như Lai xứ, hành Như Lai sự”.

    Tại đây, Hòa thượng Thích Quảng Tùng đã ban lời đạo từ sách tấn Tăng ni sinh ra trường cần giữ vững tinh thần hòa hợp – đoàn kết – thanh tịnh dựa trên nền tảng Giới – Định – Tuệ. Trong Phật pháp phải kết hợp giữa tu Phúc và tu Tuệ. Chư Tổ có dạy “Phúc Tuệ lưỡng toàn phương Tăng Phật”, có đầy đủ phúc đức và trí tuệ thì mới có thể thành Phật. Mà muốn như vậy hàng ngày đều phải nỗ lực vừa tu vừa học, rèn luyện, trau dồi bản thân, hoàn thiện nhân cách. Hòa thượng chia sẻ “Các vị ai rồi cũng sẽ phải làm trụ trì một ngôi chùa nào đó, mà mỗi vị trụ trì chính là đại diện cho cả 13 ban ngành viện. Muốn hướng dẫn các Phật tử theo đúng chính pháp thì mỗi vị Tăng Ni chúng ta phải học đến nơi đến chốn, học mọi lúc mọi nơi, việc tu tập cũng vậy. Học viện là nơi đào tạo Tăng tài cho Giáo hội. Giáo hội sau này có phát triển hay không đều đặt lên vai mỗi vị Tăng Ni đang ngồi tại đây, vì vậy phải tu cho thành đức, học cho thành tài“. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hòa thượng cũng gửi lời chúc mừng tốt đẹp tới tất cả các Thầy cô đã – đang giảng dạy tại Học viện, đồng thời mong rằng các Tăng Ni sinh luôn phải biết tri ân và báo ân tới những vị Thầy đã giúp mở mang trí tuệ để ta biết bỏ ác làm lành, trở thành người hiểu biết.

    Cuối buổi lễ, Thượng tọa viện trưởng Thích Thanh Quyết đã phát bằng tốt nghiệp Cử nhân Liên thông khóa I – Cao đẳng Phật học khóa V cho Tăng ni sinh.

    Diệu Tường

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều