Cậu đốt điếu thuốc hút rồi ngồi bất động, thi thoảng trong đêm chỉ còn tiếng rít khe khẽ của cậu và tiếng thút thít của mợ êm dần đều. Rồi như vì tức giận nỗi gì mợ quay sang to tiếng với cậu:
- Chứ ông để thế à? Rồi tiền đâu trả chủ vườn, tiền đâu trả lái? Tết nhất đến nơi.
Mợ cứ đấm thùm thụp vào người cậu cứ như cậu là người gây ra nông nỗi. Cậu như
Muốn nói điều gì đó mà chợt im lặng, tiếng khóc của cậu như chôn trong lòng để đêm buông xuống một cách thật nặng nề. Mới ngày nào vườn bông của cậu còn tràn đầy những bông khoe đủ màu vàng chói đẹp đều theo từng luống vậy mà bây giờ tan hoang, cành gãy , chậu đổ, nứt toác, mấy trăm chậu đương không còn đến trăm chậu còn nguyên nhưng cây cũng xấu hẳn. Miền trung gánh trọn hai đợt bão vừa rồi, Phú Yên quê tôi có nơi còn nằm trong tâm bão, dù được rào chắn cẩn thận, mạng người còn lo chưa tới huống hồ những vườn bông. “ Thôi thì của đi thay người “, cậu chép miệng xoa đầu tôi nói nhưng tôi biết lòng cậu rất lo.
Cậu tôi từ khi còn trẻ đã nối nghiệp nhà ngoại sống bằng nghề trồng cúc và tắc cho những ngày Tết. Trước Tết vài tháng là tôi đã theo cậu ra vườn gieo cúc. Tôi nhìn rõ sự nhiệt thành của cậu trong từng luống, từng chậu mà cậu trồng, cậu chỉ cho tôi từ việc lựa chọn cây con như thế nào là khỏe, là yếu, và khi đã lỡ mua phải lô có những cây yếu thì vẫn nên phân loại, tách ra, để những cây có sức sống, bộ rễ, hình dáng, kích thước khác nhau thì trồng chung một luống. Tôi thích nhìn cách chúng trưởng thành theo năm tháng, thích cùng cậu tưới nhẹ luống đất đã được chuẩn bị sau đó dùng dầm nhỏ trồng.Cậu dặn tôi khi trồng xong lấy tay ấn chặt gốc. Dùng rơm mềm hoặc mùn rác che phủ gốc và dùng vòi phun nhẹ tưới ướt đẫm luống.
- Mùn rơm sẽ làm ướt đẫm cây và giữ nước.
Những chậu cây cứ lớn dần lên tạo thành một khu vườn đầy sắc hoa mang một màu
Vàng diễm lệ. Trước Tết non tháng khi tôi lại ra thăm vườn thì đã vô cùng ngỡ ngàng khi những luống cúc bé xíu ngày nào đã vươn mình lên cao ngồng non tới vai tôi, đã được cậu phân ra từng chậu, dùng cây nhỏ định hình và những đóa khoác lên mình một vàng mát mắt. Bao giờ gần Tết vườn cậu cũng đông đúc, các dì cậu sẽ cùng nhau ra tạo cành, chăm nước, tưới bông và bón phân để đảm bảo vụ mùa đẹp nhất. Không chỉ thế khách vãng lai đến xem bông để mua trước và các chủ vườn sẽ tạt ngang để đảm bảo những chậu họ đặt sẽ được trồng và thu hoạch đúng tiến độ. Các lái cũng kéo đến, họ thường cùng các chủ vườn là những người đặt trồng số lượng lớn cây để đi bán Tết và cũng là nguồn thu chính của cậu tôi. Thường họ sẽ cọc trước nửa số tiền để đảm bảo. Tôi còn nhớ khi ấy gương mặt ai cũng hớn hở và khi thấy tôi dạo vườn cậu còn trêu tôi :
- “Chộp” liền vài pô đăng lên phây bút cho nóng. Cho người ta tới ủng hộ vườn cậu.
Âý thế mà tự nhiên chẳng chừa một ai, hai cơn bão liên tục trong vòng một tuần cuốn
Trôi tất cả, trong khi tết tươi đã gần kề. Khu vườn tan hoang khiến cậu sững người mất cả ngày rồi lại bắt tay vực tinh thần cả nhà đi “ cứu cây”. Nhà ngoại tôi khi ấy chia làm hai : một nửa đi xem xét các cây còn lại xem còn được bao nhiêu và dọn dẹp các chậu hỏng, nửa còn lại thì chăm các cây đã được phân loại, tỉa tót cho đẹp để bán. Gần như quá nửa đã bị hủy hoại nhưng cậu vẫn luôn động viên:
- Còn nước còn tát. Cố gắng làm các cây còn cứu được cho đẹp để bán lấy chút ít tiền bù, cũng đừng qua loa để bán người ta thì phải tội.
Dĩ nhiên dù cố gắng bao nhiêu thì số cây cung ứng cho chủ vườn và lái cũng không đủ
Khiến dù được người ta thong cảm nhưng cậu cũng hoàn toàn mất đi số tiền vốn, khi được hỏi đến cậu vẫn cười khì:
- May là không mất cái tiếng với người ta, vì nẫu hiều là do thiên tai, năm sau lại đặt.
Còn lại vài chục chậu không được lấy , cậu tôi quyết định bán rẻ, mấy ngày giáp tết, cậu
Mợ khuân ra chợ bán, vì không được đẹp như lúc ban đầu nên chỉ bán để kiếm vài đồng tiêu tết. Dân gặp nạn ấy mà thương nhau, tính xởi lởi của cậu tôi cũng đủ để kiếm được vài đồng đủ để mua được ít bánh kẹo, duy chỉ còn độc hai chậu cậu quyết định để lại chưng trong nhà. Tất nhiên tết năm ấy của cậu không đủ đầy như mọi năm nhưng tôi vẫn luôn nhớ cậu vẫn gọi tôi vào đúng đêm giao thừa để lì xì cho tôi, khi tôi có ý không nhận vì muốn để lại cho cậu trang trải dù ít thì cậu đã bế thốc tôi vào lòng và nhẹ nhàng:
- Trong cuộc sống không thiếu những lần chúng ta gặp khó khăn, quan trọng là khi ấy phải bình tĩnh mà giải quyết vấn đề. Lúc đó cháu có thể gục ngã, nhưng có buồn bã u sầu cũng không thể giải quyết được chi bằng cố lạc quan và tìm cách, có thể không giải quyết được hoàn toàn nhưng ít ra sẽ khiến chúng ta sau này không hối hận vì đã không thử. Chuyện xảy ra cậu có buồn, có lo, nhưng cũng từ đó cậu học ra được nhiều bài học, xem thử cậu đâu mất mát gì mà được lợi nhiều hơn ấy chứ.
Đột nhiên tôi cảm thấy mùa Tết này trở nên ấm áp hơn hẳn, những thử thách đôi khỉ chỉ
Là bước đệm để mỗi người trưởng thành hơn. Lòng tôi thấy hây hây, tôi cảm thấy mình vừa nhận được từ cậu một món lì xì vô giá.
Tác giả : Lê Hứa Huyền Trân
Hội viên Hội VHNT Tỉnh Bình Định