Thứ Bảy, Tháng Một 11, 2025
Khác
    HomePhật HọcPhật học ứng dụngGặp được Chú Đại bi, phải thật sự khắc cốt ghi tâm,...

    Gặp được Chú Đại bi, phải thật sự khắc cốt ghi tâm, chớ nên xem nhẹ mà bỏ qua!

    Chúng ta không nên xem việc tu niệm Chú Ðại Bi là quá dễ dàng, đơn giản! Chú Ðại Bi cần phải có thiện căn sâu dày từ nhiều đời trước mới có thể gặp được. Nếu không có thiện căn thuộc loại thâm hậu thì chưa nói đến tụng Chú Ðại Bi, mà muốn nghe ba chữ “Chú Ðại Bi” cũng khó.

    Chúng ta không nên xem việc tu niệm Chú Ðại Bi là quá dễ dàng, đơn giản! Chú Ðại Bi này cần phải có thiện căn sâu dày từ nhiều đời trước mới có thể gặp được. Nếu không có thiện căn thuộc loại thâm hậu từ đời trước thì chưa nói đến tụng niệm Chú Ðại Bi, mà chỉ muốn nghe thấy ba chữ “Chú Ðại Bi” cũng khó có cơ hội; cho đến tên gọi cũng khó được nghe tới, huống hồ là thấy!

    Bây giờ, chúng ta không những được thấy mà còn có thể trì tụng nữa, đó là việc hết sức hy hữu; có thể nói là “trăm ngàn vạn kiếp khó tìm gặp” – dù trải qua trăm kiếp, ngàn kiếp, vạn kiếp cũng khó mà gặp được vậy. Hiện chúng ta nhờ có thiện căn chín mùi ở đời trước nên mới được nghe đến ba chữ “Chú Ðại Bi” mới được tham học, trì tụng chương cú thần diệu của Chú Ðại Bi, và mới có thể thuộc được Chú Ðại Bi. Ðó là do có thiện căn, có chủng tử khó nghĩ bàn từ đời trước nên nay mới được như thế.

    Vì vậy, hôm nay chúng ta, những người đến nghe Chú Ðại Bi, đều là những người có thiện căn. Quý vị thử nghĩ xem: Trên thế giới này có bao nhiêu người chưa từng được nghe đến tên Chú Ðại Bi? Trọn cả thành phố Cựu Kim Sơn này có thể có trên năm trăm người được nghe tới tên Chú Ðại Bi chăng? Tôi tin là không! Thành phố Cựu Kim Sơn có được bao nhiêu cư dân? Quý vị cứ theo đó mà tính thì có thể suy ra số người có thiện căn trên thế giới là bao nhiêu ngay.

    Hiện chúng ta nhờ có thiện căn chín mùi ở đời trước nên mới được nghe đến ba chữ 'Chú Ðại Bi'.
    Hiện chúng ta nhờ có thiện căn chín mùi ở đời trước nên mới được nghe đến ba chữ “Chú Ðại Bi”.

    Cho nên, nay chúng ta được nghe đến danh hiệu của Chú Ðại Bi thì mỗi người phải sanh tâm hoan hỷ, vui mừng, phải trân quí và phải biết đó là điều khó tìm khó gặp! Không dễ gì mà gặp được Chú Ðại Bi, nay gặp được rồi thì phải thật sự khắc cốt ghi tâm, chớ nên xem nhẹ mà thờ ơ bỏ qua!

    - Advertisement -

    Thuở trước, có một người nọ trì tụng Chú Ðại Bi đã được khoảng mười hai năm. Trong suốt mười hai năm ấy, ông chẳng gặp chuyện gì gọi là kỳ diệu nhiệm mầu -Chú Ðại Bi chẳng biến ra cơm cho ông ăn, cũng chẳng làm ra áo quần cho ông mặc – thế nhưng, ông vẫn tin tưởng và chăm chỉ, đều đặn trì tụng Chú Ðại Bi. Mỗi ngày ông tụng tối thiểu là 108 biến, mà thông thường là nhiều hơn thế.

    Một lần nọ, ông đi chơi xa và phải ngủ qua đêm ở nhà trọ. Tại Trung Hoa, ở một vài địa phương có loại quán trọ gọi là “hắc điếm.” Hắc điếm là gì? Ðó là một thứ nhà trọ trá hình của bọn cướp. Bọn cướp này cũng tương tự như thổ phỉ vậy; có điều, thổ phỉ thì ra chận đường người ta mà cướp bóc, giết hại, còn chúng thì ở trong nhà chờ đợi. Khi có khách tới quán của chúng tá túc, thấy khách mang theo tiền của, hoặc đeo nhiều vàng bạc châu báu, ra vẻ khách buôn giàu có, thì chúng liền đưa khách đến một căn phòng nhỏ khá tươm tất và có cửa riêng để chúng có thể ra vào dễ dàng. Sau đó, chúng lén bỏ thuốc mê trong rượu cho khách uống và đến khuya, thừa cơ khách ngủ mê mệt, chúng lẻn vào đoạt hết tiền bạc, đôi khi còn giết người luôn nữa.

    Người trì tụng Chú Ðại Bi này ở trọ trong hắc điếm cũng được mời uống thứ rượu có bỏ thuốc mê, nhưng vì thâm tín Phật Pháp nên ông không uống rượu; do đó không bị trúng thuốc mê. Ðến nửa đêm, đang ngủ ông chợt nghe có tiếng chân người tiến vào phòng mình. Ông hé mắt nhìn ra, nhác thấy bóng một lưỡi dao sáng loáng, ông sợ đến cứng cả người, tự nhủ: “Người này cầm dao đến hẳn là để giết mình đây!”

    Ngay lúc đó, bên ngoài bỗng có tiếng đập cửa. Chủ quán—kẻ âm mưu giết người—giật mình giấu vội con dao, lẻn ra khỏi phòng, rồi hỏi vọng ra: “Ai đó? Ai gọi cửa đó? Who are you? Who?”

    Người ngoài cửa đáp: “Tôi đây! Tôi họ Ðậu, tên Du Bằng. Tôi có một người bạn ở trọ trong quán ông. Ông ấy tên là … Nhờ ông nhắn lại là tôi mời ông ấy sáng mai đến nhà tôi ăn điểm tâm nhé!”

    Người đọc tụng Chú Đại bi nên trân trọng phước báu của chính mình.
    Người đọc tụng Chú Đại bi nên trân trọng phước báu của chính mình.

    Chủ quán mở hé cửa nhìn ra thì thấy một người đàn ông trang phục giống như cảnh sát, liền nghĩ: “Thì ra viên cảnh sát này có quen biết với người mà mình định giết. Ông ta là bạn của cảnh sát! Cảnh sát đến mời ông ấy sáng mai đi ăn điểm tâm!” Vì thế, đêm ấy gã chủ quán không dám ra tay giết người.

    Sáng hôm sau, chủ quán nói với ông khách trọ chuyên trì Chú Ðại Bi: “Ông có người bạn tên Ðậu Du Bằng đến tìm tối qua. Lúc đó đã khuya lắm rồi, mà ông cũng đã đi ngủ nên ông ấy không muốn đánh thức ông dậy. Ông ấy muốn mời ông hôm nay đến nhà ông ấy ăn sáng.”

    Ông này vừa nghe đến mấy tiếng “Ðậu Du Bằng” thì cảm thấy rất quen thuộc. Sực nhớ ba chữ ấy vốn ở trong bài Chú Ðại Bi, ông chợt hiểu ra ngay, bèn nói: “Ðúng rồi, ông ấy là bạn tôi đấy. Chúng tôi có hẹn gặp nhau sáng nay, chốc nữa tôi đến nhà ông ấy ăn sáng.”

    Người này lọt vào sào huyệt của bọn cướp mà không bị chúng giết hại là nhờ có trì tụng Chú Ðại Bi. Do đó, quý vị đừng cho rằng trì tụng Chú Ðại Bi là chẳng có ích lợi. Ðến lúc quý vị gặp nguy hiểm, sanh mạng của quý vị bị đe dọa, bấy giờ quý vị mới nghiệm ra được diệu dụng mầu nhiệm của Chú .

    Tuy nhiên, hiện tại quý vị chưa gặp chuyện bất trắc, nguy hiểm tới tánh mạng, thì cũng chưa cần đến sức gia hộ của Chú Ðại Bi. Vậy, quý vị chỉ nên thành tâm chuyên cần trì tụng là đủ, và chớ bận tâm về việc Chú Ðại Bi có trợ giúp gì trong vấn đề cơm ăn áo mặc của mình hay không!

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều