Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Khác
    HomeVăn Học Phật GiáoThơ- vănĐại thi hào Nguyễn Du- nhà tiên tri hay cư sĩ nhà...

    Đại thi hào Nguyễn Du- nhà tiên tri hay cư sĩ nhà Phật?

    “Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”
    (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
    Người đời ai khóc Tố Như chăng?)

    Ðó là câu kết trong bài thơ chữ Hán của ông “Ðộc Tiểu Thanh ký”.
    Xin mượn lời của một hậu duệ ngưỡng mộ ông và thấy hết cống hiến vĩ đại của ông để nói rằng:

    ”Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”.

    (Phạm Quỳnh).

    - Advertisement -

    Đại thi hào Nguyễn Du, một người am tường Phật học, từng “ đọc kinh Kim Cương hơn ngàn lần” (“Ngã độc Kim Cương thiên biến linh”) đã để lại cho đời một di sản văn học to lớn. Nghiên cứu và tìm hiểu về cuộc đời ông để học tập cũng như để tỏ lòng tri ân của hậu thế là điều cần làm và chỉ như thế mới thấy tầm vóc lớn lao của một vĩ nhân của dân tộc.

    Lạ lùng thay, cuối thập kỷ thứ 2 (2020) của thế kỷ 21, nhân loại đang phải đối diện với trận đại dịch Covid-19 mà tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo ở mức cao, hàng ngàn người đã bị khuẩn Corona chủng mới Covid-19 cướp đi mạng sống!
    Đọc lại Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), là một ngâm khúc gồm có 184 câu theo thể song thất lục bát- Mới thấy hết tác phẩm chứa đựng tấm lòng từ bi của người Phật tử (hay cư sĩ?) Nguyễn Du đối với cảnh khổ của muôn vạn sinh linh, cũng là một tác phẩm giá trị được nhiều học giả nghiên cứu, trích giảng.
    Hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo”năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm Cai bạ (Cai bạ là chức trưởng quan của ty phụ trách tài chính và hành chính như quân lương, thuế khoa, điền thổ, hộ tịch ở các dinh, trấn hoặc tỉnh mà ty được lập. Thời chúa Nguyễn và thời Gia Long, Cai bạ cùng Ký lục là 2 quan tham mưu của Trấn thủ (Trấn thủ, Cai bạ, Ký lục) trông coi việc chỉ đạo mọi hoạt động ở trấn và ở các cấp dưới hơn)ở Quảng Bình (1802-1812).

    Đại thi hào Nguyễn Du Nguyễn Du (sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820) tên tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt, Nguyễn sơ của Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là “Đại thi hào dân tộc”(Wikipedia).
    Quê gốc Hà Tĩnh, từng nhiều năm sống dân dã dưới chân núi Hồng- Ông có cốt cách của người vùng đất ấy, nhưng quan trọng hơn, ông là người hội tụ được cả văn hóa của kinh thành và Kinh Bắc quê mẹ, là người chỉ thi đỗ cỡ tú tài (Tam trường) nhưng có thực học uyên bác vào bậc nhất thời bấy giờ.
    Cuộc đời ông có thể chia làm ba giai đoạn: Thời tuổi thơ sống trong nhung lụa, thời lưu lạc và thời làm quan với nhà Nguyễn.
    Thời làm quan với nhà Nguyễn, tuy được thăng tiến liên tục, có hai lần được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, tuy liêm khiết tận tụy, nhưng không hào hứng, bày tỏ một thái độ “thức giả như ngu”. Phải chăng nền tảng triết lý của đạo Phật và văn hóa Minh triết Văn hiến ngàn đời của Dân tộc, chân lý nhân quả, vô ngã, vô thường đã hòa quyện để làm nên cốt cách nhân văn, uyên bác của ông?

    Mỗi lần vào chầu vua, ông thường không nói gì, ra vẻ sợ sợ, sệt sệt. Ðó là thời kỳ nỗi buồn của ông càng thêm sâu lắng vì sự thế phù vân, vì tiếng kêu khóc của người dân nơi thôn cùng xóm vắng vẫn cất lên ai oán như thời chiến tranh.
    Từ nỗi buồn cá nhân,ông mang nỗi buồn đời, và hơn thế là nỗi buồn cho cả kiếp người, nỗi buồn vũ trụ: Du du vân ảnh biến thần tịch, Cổ cổ lãng hoa phù cổ câm, Trần thế bách niên khai nhãn mộng, Hồng sơn thiên lý ỷ lan tâm (Bóng sớm mây chiều thay đổi chóng, Lớp sóng cổ kim chìm nổi mau, Mở mắt trăm năm trong giấc mộng, Quê nhà một nhớ, một lòng đau).
    Theo sách Ðại Nam chính biên liệt truyện thì khi ông ốm, người nhà sờ thấy tay chân lạnh cả rồi, ông nói “Ðược” rồi mất, không trối lại điều gì.
    Với những kiệt tác của Nguyễn Du, có thể nói sự tìm tòi của chúng ta là vô tận. Tác phẩm Truyện Kiều của ông được xem là một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam.

    Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành… nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả, là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy, thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.
    Chính trên cơ sở này, mà trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của bức tranh hiện thực đa dạng. Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiện ra: vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du. Từ thơ chữ Hán đến Truyện Kiều, nó tạo nên cái sức sống kỳ lạ ở hầu hết tác phẩm của ông.

    Sáng tác của Nguyễn Du được lưu hành ngay từ lúc ông còn sống. Tương truyền, Truyện Kiều được Phạm Quý Thích nhuận sắc và cho in ở phố Hàng Gai (Hà Nội lúc ấy). Sau khi Nguyễn Du mất chỉ vài chục năm, vua Tự Đức từng có sớ cho quan tỉnh Nghệ An thu thập tất cả di cảo của Nguyễn Du để đưa về kinh. Từ đó đến nay, việc sưu tập, nghiên cứu phổ biến di sản văn học của Nguyễn Du vẫn còn tiếp tục. Còn có những ý kiến hồ nghi tác giả một số bài thơ chữ Hán vẫn được coi là của Nguyễn Du. Việc xác định thời điểm ra đời của các tác phẩm chưa được giải quyết, kể cả thời điểm Nguyễn Du viết Truyện Kiều. Mặc dù đã mất nhiều công sức, nhưng các ý kiến trong giới nghiên cứu vẫn còn rất khác nhau.

    Về văn thơ Nôm, Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc lục bát và song thất lục bát. Ông đã làm mới ngôn ngữ văn học Tiếng Việt.
    Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có:
    Nguyễn Du lưu lại trong kho tàng văn học Việt Nam thiên trường thi bất hủ Đoạn Trường Tân Thanh được truyền tụng trong dân gian và được liệt vào tài liệu giáo khoa dạy ở bậc trung học. Đoạn Trường Tân Thanh là áng văn chương tuyệt tác, viết theo thể thơ lục bát gồm 3254 câu, dài nhất trong các tác phẩm xưa nay.
    Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.
    Về thời điểm sáng tác,Từ điển văn học ghi: “Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn”.

    Trở lại với”Văn tế thập loại chúng sinh”: Thật may mắn và tự hào khi đến thời điểm hiện nay,Việt Nam vẫn là nơi an toàn và là điểm đến an toàn cho bạn bè bốn phương.Cần biến thử thách thành thời cơ. Thành ngữ chúng ta có câu:
    ”Chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ”. Với truyền thống”Thương người như thể thương thân” và với tinh thần “từ bi hỷ xả” của nhà Phật-Hãy đọc lại”Văn tế thập loại chúng sinh”:
    https://www.thivien.net/…/Văn-t…/poem-jozQdQhvGPbtQ0MGa6lrMw
    Để thấu hiểu và chia sẻ với những người đã khuất vì đại dịch. Cũng như những thân nhân của họ khắp nơi trên thế giới. Âu đó cũng là nét văn hoá nhân văn cao cả ”Nghĩa tử là nghĩa tận”của người Việt!

    Nam mô a di đà Phật./.

    3/3/2020

    Luật gia Trần Thúc Hoàng

     

     

     

     

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều