Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànBạn đọc- Góc nhìnĐại dịch Covid-19 và vô thường

    Đại dịch Covid-19 và vô thường

    Đại dịch viêm phổi phát xuất từ Vũ Hán, Trung Quốc do vius chủng mới Corona gây ra. Tính đến nay đã hơn 7 tháng, và đã mấy lần đổi tên. Cái tên quen thuộc nhất đối với Việt Nam là Cô-vít-19 hoặc  SARS-CoV-2.
    Tính từ khi người đứng đầu Chính phủ tuyên bố “Chống dịch như chống giặc” ròng rã cho đến 30/4/2020 Việt Nam đã ngăn chặn và đầy lùi đại dịch Covid-19-Được cả thế giới ghi nhận và đánh giá rất cao, coi Việt Nam là một biểu tượng và là tấm gương thành công trước đại dịch Covid-19(!)
    Trong lúc thế giới:
    “Thống kê số liệu toàn cầu
    Trưa ngày hai sáu,tăng mau chưa dừng [*]
    Gần sáu lăm vạn bi thương
    Rời xa xa nhân thế, vô thường, hỡi ôi !
    Nhiễm mắc mười sáu triệu hai
    Toàn cầu vẫn đứng trước bài toán nguy
    Giữ tâm an lạc Từ-Bi
    Vắc-Xin đặc hiệu, những khi thế này”
    (Thiền ca-Vượt qua đại dịch,khúc thứ 88).
    Ròng rã suốt 99 ngày kể từ 30/4 cho đến ngày 25/7/2020, trên toàn cõi Việt Nam đã rất an toàn không để đại dịch lây nhiễm trong cộng đồng. Đó là một thắng lợi cực kỳ to lớn. Tuy nhiên bệnh nhân thứ 416 bị lây nhiễm Covid-19 tại thành phố Đà Nẵng và hai ngày sau, bệnh nhân 418 cũng tại thành phố Đà Nẵng-Đã làm thay đổi tình hình(!)
    Song: Bất luận là do nguyên nhân gì, và từ đâu, thì cũng cần phải coi đó là sự vô thường, để tránh sự lo âu,hoảng loạn .Để hết sức bình tình, chủ động đối phó với nhiều phương án thật quyết đoán và linh hoạt (!)
    Vô thường nghĩa là “không chắc chắn”, “thay đổi”, “không trường tồn”. Vô thường là một trong ba tính chất của tất cả sự vật. Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là thành, trụ, hoại không.
    “Vô thường”là một trong ba Pháp ấn của kinh điển Phật giáo.(Hai pháp ấn trong bộ ba “kiềng ba chân”tiếp theo là Vô ngã và Niết bàn).
    Nếu vô thường là không có cái gì chắc chắn như đã nêu trên,thì vô ngã là vạn vật không có bất kỳ cái gì riêng rẽ-Mà nó liên quan chặt chẽ và gắn bó hữu cơ với nhau(Không có cái tôi). Vì không hiểu định luật vô thường và vô ngã, dẫn đến “Tham, sân, si”.(Tham,sân, si dẫn đến vô minh. Từ vô minh dẫn đến sự khổ đau). Còn Niết bàn, đó là sự giải thoát,sự an yên, tĩnh lặng và an lạc(Thiên đường). Theo triết lý Kinh điển Phật giáo thì, bất kỳ ai có thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận Từ-Bi-Hỷ-Xả,thấu triệt được sự vô ngã, vô thường thì sẽ hóa giải được nỗi khổ niềm đau. Và khi đó đã đạt đến Niết bàn rồi vậy./.
    Luật gia Trần Thúc Hoàng
    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều