Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
Khác
    HomeNghiên CứuBiện chứng trong kinh điển Phật giáo

    Biện chứng trong kinh điển Phật giáo

    “Biện chứng” (hay phương pháp biện chứng, phép biện chứng) là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại. Từ biện chứng (“dialectic”) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, và trở nên phổ biến qua những cuộc đối thoại kiểu Socrates của Plato. Biện chứng có nền tảng từ những cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người với những ý kiến, tư tưởng khác nhau và cùng mong muốn thuyết phục người khác. Phương pháp này khác với hùng biện, trong đó một bài diễn thuyết tương đối dài do một người đưa ra – một phương pháp được những người ngụy biện ủng hộ. Nhiều dạng khác nhau của biện chứng nổi lên ở phương Đông và phương Tây theo những thời kỳ lịch sử khác nhau như trường phái Socrates, đạo Hindu, đạo Phật, biện chứng Trung cổ, trường phái Hegel và chủ nghĩa Marx.
    “ Không có cái gì lại quá ngớ ngẩn hoặc nhảm nhí đến mức nó không được một triết gia này hay khác xem xét, phát biểu. ”
    – Descartes (1596–1650) 
    Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, biện chứng là xem xét,nhìn nhận và đánh giá mọi sự vật hiện tượng theo hướng phát triển tích cực- Bất luận vấn đề gì,tình huống nào và bối cảnh ra làm sao (!)
    Phép biện chứng là một phương pháp triết học, cụ thể hơn, tư duy con người – phát triển theo một cách thức được đặc trưng bởi cái gọi là ba đoạn biện chứng:
     1. Chính đề: đầu tiên có một ý tưởng, hoặc một lý thuyết, hoặc một xu hướng vận động nào đó được gọi là một “chính đề”; một chính đề như thế thường sẽ tạo ra cái đối lập, do là, giống như hầu hết các sự vật tồn tại trên trời đất, có lẽ nó sẽ có giá trị hạn chế và sẽ có các điểm yếu.
     2. Phản đề: ý tưởng hoặc xu hướng vận động đối lập được gọi là “phản đề”, bởi vì nó nhằm phản đối lại cái trước tiên, tức chính đề. Cuộc tranh đấu giữa chính đề và phản đề diễn ra cho tới khi đạt được một giải pháp nào đó mà, theo một nghĩa nhất định, vượt lên trên cả chính đề và phản đề do nó phát hiện ra được các giá trị riêng của chúng và do nó cố gắng bảo tồn các tinh hoa và tránh các hạn chế của cả hai;
     3. Hợp đề: giải pháp đạt được ở bước thứ ba này được gọi là “hợp đề”. Đến khi đạt được, hợp đề đến lượt nó có thể lại trở thành bước thứ nhất trong một của ba đoạn biện chứng mới khác, và quá trình sẽ lại tiếp diễn như thế nếu hợp đề cụ thể vừa đạt được lại trở nên thiếu thuyết phục, hoặc trở nên không thỏa mãn.
    Trong trường hợp này, mặt đối lập sẽ lại nổi lên, và điều này có nghĩa là cái hợp đề vừa đạt được có thể được mô tả như là một chính đề mới, cái chính đề tạo ra một phản đề mới. Do đó, ba đoạn biện chứng sẽ lại diễn ra ở một trình độ cao hơn, và nó có thể đạt tới cấp độ cao hơn khi một hợp đề khác xuất hiện.
    Trong biền triết lý kinh điển mênh mông, bao la của Phật giáo. Mặc dầu không nói đến thuật ngữ “biện chứng” như các trường phái triết học nêu trên, song”Biện chứng”và “Logic” quán chiếu và xuyên suốt và bao trùm. Thậm chí có thể nói là toàn bộ!
    Chỉ cần nêu”chấm phá” vài ví dụ như sau:
    “Vô thường” nghĩa là “không chắc chắn”, “thay đổi”, “không trường tồn”. Vô thường là một trong ba tính chất của tất cả sự vật. Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là thành, trụ, hoại không. Đó là biện chứng tuyệt đối.
    “Vô ngã”, là một trong Ba pháp ấn của sự vật theo Phật giáo. Vô ngã là pháp ấn chỉ có trong Phật giáo, cho rằng, không có một Ngã, một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại nằm trong sự vật mà không phụ thuộc vào cái khác. Đó là biện chứng tuyệt đối.
    “Tam độc”, trong Phật giáo, nói về 3 trạng thái tinh thần có hại: ngu si, tham lam, sân hận. Vì bị kiềm chế bởi tam độc tham, sân, si nên chúng sinh luôn tạo nghiệp ác và do đó tạo ra trong tâm thức những nghiệp lực dưới dạng tiền định lực, trói buộc tâm thức. Đó là biện chứng tuyệt đối.
    Chỉ khi nào thấu triệt được định luật vô thường, vô ngã và nguồn gốc của mọi vấn đề là ”tam độc” thì mới hoá giải được nỗi khổ niềm đau-Khi đó chính là Niết Bàn.
    Do vậy, muốn tìm hiểu biện chứng phổ quát nhất cần nghiên cứu sự vi diệu của kinh điển Phật giáo. Đồng thời cần nghiên cứu kho tàng tục ngữ,ca dao,dân ca của tổ tiên để lại:
    “Ăn vóc, học hay,không thầy đố mầy làm nên-Trọng thầy mới được làm thầy”./.
    22/7/2020
    Luật gia Trần Thúc Hoàng

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều