Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Khác
    HomeVăn HóaTự viện- Kiến trúcChùa Phụng Sơn – Nét đẹp kiến trúc chùa cổ Nam bộ

    Chùa Phụng Sơn – Nét đẹp kiến trúc chùa cổ Nam bộ

    Với những nét cổ kính từ hàng trăm năm còn được giữ lại, có thể nói Chùa Phụng Sơn là nơi hiếm hoi còn lại lưu dấu những nét đẹp của kiến trúc chùa cổ Nam bộ ngày nay.


    Chùa Phụng Sơn còn có tên là chùa Gò (số 1408, đường 3/2, phường 2, quận 11, TP HCM). Ngôi cổ tự này đã được xếp hạng là “Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia” vào năm 1988.

    Chùa Phụng Sơn được thiền sư Liễu Thông (1754 – 1840) tạo lập vào đầu thế kỷ 19 dưới triều vua Gia Long, trên nền của một ngôi chùa Khmer cổ kính đã bị hoang phế. Chùa nằm trên một đồi nhỏ bao quanh là ao Bàu Chuông có trồng sen. (Tuy nhiên, trải qua thời gian và việc trùng tu thì hồ sen đã mai một).

    Thưở đầu, Thiền sư Liễu Thông trông thấy cảnh trí nơi này thanh tịnh, thích hợp cho việc tu hành nên dựng một am tranh tại đây và được người dân quanh vùng gọi bằng một cái tên dân dã là chùa Gò. Một hôm, có một con chim phụng đến đậu trên cây ngô đồng trước am cất tiếng gáy, thiền sư cho đó là điềm lành, nên đặt tên là Phụng Sơn Tự.

    Trong chùa, các cột ở chính điện đều làm bằng gỗ tốt, lâu ngày đã trở nên đen bóng. Chùa thờ kiểu “tiền Phật, hậu Tổ”. Điện Phật có nhiều tượng Phật xưa bằng gỗ, thiếp vàng chạm trổ mỹ thuật. Tổng cộng chùa có khoảng 40 pho tượng thờ. Nhiều tượng thờ do nhóm thợ từ Sa Đéc được hòa thượng Huệ Minh (trụ trì chùa giai đoạn 1904 – 1915) mời đến chùa để tạo tác vào những năm đầu. Có nhiều pho tượng quý như bộ Di Đà Tam Tôn, bộ Ngũ Hiền thượng kỳ thú mang đậm nét phật giáo.

    - Advertisement -

    Tuy được trùng tu lại vài lần, nhưng chùa vẫn theo kiến trúc cổ với bộ khung gỗ và mái ngói âm dương.

    Lịch sử về chùa có ghi lại rằng, năm 1909, nhà sư Huệ Minh đã đem một giống mai quý hiếm về trồng trong chùa. Và cho đến nay vẫn còn lại một cây mai cổ thụ ở bên hông chùa Phụng Sơn.


    DUY TÂN

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều