Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Khác
    HomePhật Giáo Quốc TếPhật giáo nước ngoàiẤn Độ: Phật Giáo Đã Có Mặt Ở Kondaveedu Từ 2000 Năm...

    Ấn Độ: Phật Giáo Đã Có Mặt Ở Kondaveedu Từ 2000 Năm Trước?

    Hôm chủ nhật, ngày 20/01/2019 vừa qua, Ấn Độ đã phát hiện nhiều tàn tích Phật giáo từ một stupa hình tròn và một tháp hình trụ có niên đại ở thế kỉ thứ ba tại pháo đài Kondaveedu (Andhra Pradesh).

    Phát hiện này rất có ý nghĩa bởi các nhà sử học và khảo cổ học đã từng tin rằng sự phát triển ở Kondaveedu chỉ xuất hiện sau khi các hoàng đế của triều đại Reddy ở thế kỉ 14 dời đô đến đỉnh đồi nằm trong rừng rậm.

    Phát hiện hôm chủ nhật đã cho thấy nhiều Phật tử đã đặt chân đến khu vực này gần 2000 năm trước.

    - Advertisement -

    Những khám phá mới nhất có thể sẽ dẫn đến nhiều nghiên cứu khác của các nhà nhân chủng học và khảo cổ học.

    Một nhóm nghiên cứu gồm nhiều chuyên gia như tiến sĩ Emani Sivanagireddy, ông Kalli Sivareddy thuộc Hiệp hội Phát triển Pháo đài Kondaveedu, ông Subhakar Medasanil, thư kí của tổ chức Amaravati Buddha Vihara đã cùng đến Pháo đài Kondaveedu hôm 20/01 vừa qua để theo dõi công tác phục hồi pháo đài.

    Tiến sĩ Sivanagireddy đã cho biết cấu trúc của stupa có đường kính 3.8 m, cao 1.4 m, gồm nhiều lớp đá vôi Palnadu. Lớp dưới cùng được khắc các họa tiết hoa sen thể hiện giai đoạn chín muồi của trường phái hội họa Amaravathi, cung cấp thêm bằng chứng để khẳng định stupa này được xây dựng trong thời kì Ikshwaku.

    Tiến sĩ Reddy nghi ngờ rằng các kiến trúc lịch sử thuộc thế kỉ thứ ba này có thể đã bị các hoàng đế triều đại Reddy phá hủy khi xây dựng một pháo đài mới sau khi chuyển căn cứ của họ lên trên đỉnh đồi. Bất ngờ hơn nữa, một cột đá rất đẹp được khắc nửa hình hoa sen theo phong cách hội họa Ikshwaku cũng đã được phát hiện trong khu vực đỗ xe trên đỉnh pháo đài.

     

    Dân Nguyễn (Dịch từ The Times of India)

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều