Duyên khởi an cư kiết hạ hằng năm không còn chỉ có ý nghĩa đơn thuần là thời gian chư Tăng Ni phải sống tập trung để tránh mưa, sợ đi lại nhiều dẫm đạp trên đất làm chết côn trùng như nhóm tỳ kheo lục quần xa xưa từng bị dư luận phản đối và đức Phật khiển trách. Khái niệm an cư ngày nay, nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0, gặp mùa đại dịch Covid 19 năm 2021 thì khác hẳn đi nhiều so với những năm gần đây ở nước ta, chứ đừng kể đến vào thời đức Phật còn tại thế ở Ấn Độ.
Cốt tủy của an cư cần được hiểu là: An là an tịnh nội tâm, cư là kỳ hạn cư trú tu tập, chuyển hoá tâm thức trong suốt thời gian nhất định nào đó. An cư của Phật giáo thực chất chính là thời kỳ thuận lợi nhất mà các hành giả hội tụ đủ điều kiện thực thi đời sống hướng thượng, quyết định sự chuyển hoá tâm thức, thành tựu phạm hạnh giải thoát. Trong ý nghĩ đó, an cư được minh giải như một quá trình tự thân tụ tập, tự thân hành trì, mục đích cuối cùng là tự thân giải thoát như lý tưởng thành Phật mà bất cứ người nào hành trì giáo pháp Như Lai ước nguyện.
Rõ ràng, an cư kiết hạ trong ba tháng hằng năm của chư tăng trong đời sống văn minh, kết quả do một nền công nghệ khoa hoc đem lại, nó khiến cho nội tâm hành giả tu chứng càng thêm có nhân duyên thăng tiến, đem lại giá trị bền vững, kiên cố. Nhất là mùa đại dịch năm nay, việc an cư kiết hạ càng thêm có ý nghĩa gia tăng lòng tịnh tín bất động của người con Phật đối với ba ngôi Tam bảo. Nó tạo nên sự tinh tấn và chuyên tâm của các hành giả an cư vào việc tu trì do tạm gác các Phật sự khác, mà có sự khác biệt rõ nét so với các mùa an cư gần đây.
Điểm khác biệt thứ nhất, thay vì Gáio hội thiết lập các trường hạ cấp tỉnh, thành, quận, huyện một cách có tổ chức và mang tính quy mô, hệ thống, thì điểm khác biệt năm nay, trú xứ nào an cư tại trú xứ đó trong tinh thần giới đức thanh tịnh, thể nhập chánh pháp, thực thi giai trình thực nghiệm tâm linh viên mãn như sở nguyện, thực thi 5k nghiêm túc của Bộ Y tế.
Điểm khác biệt thứ hai của năm nay trong mùa an cư là thay vì hội chúng cư sĩ tại gia đến các đạo tràng an cư nương tựa chư tăng ni tu tập và cúng dường tứ sự thì bây giờ Phật tử chỉ biết hướng tâm vọng về các hành giả an cư thông qua nhiều phương tiện khác như công nghệ thiết bị nghe nhìn mà online trực tuyến để phát tâm tu tập, nghe pháp, thọ trì, hành pháp mà an lạc nội tâm. Mặt khác, cũng nhờ công nghệ phân phối hàng hóa online mà Phật tử có cơ duyên hộ trì Tam bảo cúng dường tịnh tài, tịnh vật.
Điểm khác biệt thứ ba là năm nay do đại dịch xảy ra, có tỉnh xin phép Giáo hội tổ chức tiền an cư hoặc hậu an cư, nhưng vẫn đảm bảo thời gian an cư kiết hạ theo luật định là ba tháng, bắt đầu tính từ mùa mưa, tháng trăng tròn Asàdha (A-sa-đà). Theo cách tính của ngài Huyền Trang, trong Đại Đường Tây Vực ký, thì đấy là ngày 15 tháng 5 theo lịch Trung Quốc. Ở nước ta, ngày an cư đầu tiên là sau ngày 15 tháng tư hằng năm. Người ta còn phân biệt tiền an cư, trung an cư, hậu an cư. Tiền an cư là bắt đầu từ 16 tháng 4, trung an cư thì bắt đầu từ 17 tháng 4 cho đến rằm tháng 5, hậu an cư từ 16 tháng 5. Cách chia như thế chỉ nhằm hợp thức hóa các trường hợp nhập an cư sớm hay chậm tùy theo hoàn cảnh cá nhân riêng biệt của một số tỳ kheo. Tuy nhiên, dù kiết hạ an cư sớm hay chậm, thời gian an cư vẫn phải tròn 3 tháng.
Và như thế, dù trong hoàn cảnh nào, môi trường nào diễn ra đi nữa thì an cư kiết hạ cũng có ý nghĩa rất lớn đối với các hành giả tăng ni xuất gia học đạo trong việc dự phần trau dồi phẩm hạnh, khai mở tuệ giác, thẳng tiến quả vị Bồ đề; Còn hàng tại gia cư sĩ thì nương theo Tăng bảo mà nỗ lực học pháp, thọ trì pháp và thực hành giáo pháp để thoát khỏi bờ mê, hướng về Phật đạo.
Chính vì giá trị thiêng liêng đó, mà Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma sớ 4, giải thích việc an cư kiết hạ vô cùng quan trọng, quyết định giá trị Tăng bảo của một người hướng tâm tu hành, chứng đạt quả vị giải thoát:“Thân tâm đều tĩnh lặng, gọi là an; quy định thời gian một chỗ, gọi là cư”. Với ý nghĩa này, ta thấy đây là thời gian thuận lợi nhất để cho các tỳ kheo tập trung lại một trú xứ, sống hòa hợp, đạo hạnh tăng trưởng, giới đức chu viên, nội tâm kiên định và tuệ giác khai mở.
Tại đây, chư tăng sống trong một hội chứng hoà hợp, thăng tiến nhờ nỗ lực nghe pháp, hành trì pháp. Các hành giả trẻ tuổi có cơ may học pháp từ các bậc trưởng thượng, và các bậc trưởng thượng có thuận duyên sách tấn giáo huấn đàn hậu học thăng tiến trưởng thành. Có như thế, sinh mệnh tăng già không những trường tồn mà việc hoằng hoá độ sanh ngày một hưng thạnh, đem lại lợi ích cho quần sanh. Đúng như tinh thần Phật dạy theo kinh Tăng Chi:“Hội chúng nào có các Tỳ kheo sống không biếng nhác, từ bỏ các đoạ lạc, đi đầu hạnh viễn ly, tinh thần tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ, hội chứng này sẽ làm lợi ích cho đa số, sẽ làm trưởng lạc giải thoát”. Với ý nghĩa đó, dưới sự hướng dẫn của đức Phật, mỗi mùa an cư vào thời Ngài còn tại thế, đều để lại dấu ấn thăng chứng nội tâm và thành tựu quả vị giải thoát cho các hành giả. Theo chúng tôi có 3 mùa an cư thời đức Phật để lại dấu ấn lớn nhất, quyết định sự hình thành và phát triển tăng già về sau.
Mùa an cư đầu tiên, vào ngày rằm tháng 6, Phật chuyển bánh xe pháp tại vườn Lộc Uyển, tiếp độ cho nhóm 5 anh em của Ngài Kiều Trần Như, trở thành 5 vị thánh tăng đầu tiên để mở đầu cho công cuộc hoằng pháp của Ngài. Tiếp đến, Ngài độ cho thanh niên Da xá cùng với 54 người bạn xuất gia và trở thành những vị thánh tăng. Như vậy, giáo đoàn đức Phật hình thành, bao gồm 61 vị tỳ kheo chứng thánh ở đời. Sự nỗ lực tu hành của chúng tăng vào mùa an cư thứ nhất dưới sự dẫn dắt của Phật khiến vua Bình Sa Vương phát tâm hiến cúng ngôi Tịnh xá đầu tiên trong lịch sử Phật giáo. Nơi đây, đã lưu giữ Phật và hội chúng tăng già Phật giáo nhập hạ suốt 3 mùa an cư. Như vậy, có thể nói mùa an cư thứ nhất đã mở ra mạng mạch tăng đoàn, tăng già lưu chảy trong đời sống hiện thực.
Dấu ấn lớn thứ hai vào mùa an cư thứ 5, đức Phật đã cho Di mẫu Kiều Đàm Di cùng với 500 Thích nữ xuất gia thọ giới, ban hành bát kỉnh pháp và thành lập Ni đoàn tại ngôi Trùng Các giảng đường ở Đại Lâm gần kinh thành Xá Vệ. Hội chúng Tỳ kheo ni xuất hiện, minh chứng tính bình đẳng giải thoát không phân biệt giới tính từ thời điểm này. Đây là thời điểm mở ra vận hội lớn cho giáo đoàn tăng già thời đức Phật từ bao gồm 7 hội chúng xuất gia và tại gia từ đó trở về sau.
Dấu ấn lớn thứ ba là vào mùa an cư cuối cùng của Phật là tại ngôi làng Beluva gần kinh thành Vesāli. Mùa hạ này Ngài 80 tuổi lâm trọng bệnh, nhưng tiếp tục du hành về nhiều nơi và cuối cùng là Kusinārā để nhập Níết bàn vào ngày trăng tròn tháng Vesak, kết thúc 45 mùa an cư kiết hạ của Phật. Đặc biệt, trong mùa an cư cuối cùng này, theo kinh Du hành (Trường A hàm), Phật đã dạy hai điều cốt lõi: thứ nhất Pháp và Luật đã được trao truyền trọn vẹn cho chúng tăng và sau khi Như lai nhập diệt Pháp và Luật sẽ là thầy dẫn đường tối thượng cho các hội chúng Tỳ kheo. Thứ hai là, các thầy tỳ kheo hãy tự mình thắp sáng nơi Pháp, hãy tự mình nương tựa Pháp mà thực hành tứ niệm xứ. Đây là lý do vì sao đạo Phật truyền vào quốc gia nào, pháp an cư cũng được lưu truyền và phát huy mạnh mẽ để thể sức mạnh nội tại của Giáo đoàn của đức Phật.
Đạo Phật du nhập vào nước ta từ đầu Công nguyên, đến thế kỷ II thì trung tâm Phật giáo Luy Lâu ra đời, quy tụ rất nhiều cao tăng các nước, phần lớn là Ấn Độ và Tích Lan và các danh tăng Việt Nam. Theo Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, thì đây chính là những đạo tràng an cư kiết hạ có hành giả quy tụ đông nhất và uy nghiêm nhất diễn ra vào thời này để chúng tăng thăng tiến phẩm hạnh, khai mở tuệ giác, thực hiện hạnh nguyện truyền bá chánh pháp thông qua Phật sự dịch kinh, biên soạn trước tác và cho hội chúng tại gia gieo duyên phát tâm tu tập và hộ trì Chánh pháp.
Vào thời Lý – Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo thì các tu viện, đại danh lam như Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Siêu Loại, Vĩnh Phúc, Báo Ân, An Lạc Tàng viện… là những cơ sở được Giáo hội chọn làm đạo tràng an cư kiết hạ trọng điểm có sự bảo trợ bảo trợ của triều đình, ưu tiên cho những ai là tăng sĩ ưu tú thuộc Giáo hội Trúc Lâm . Có thể nói đây là những đạo tràng an cư kiết hạ thuộc cấp Trung ương Giáo hội, mang tính kiểu mẫu, đặc trưng thời đó.
Tại Tu viện Quỳnh Lâm, một trong những đạo tràng an cư kiết hạ có số lượng hành giả an cư rất đông, được Nhà nước cấp đất để cày ruộng, có tới 1000 mẫu, lại được Nhà nước chỉ định 1000 canh phu tới cày ruộng. Ngoài ra, ta còn thấy đạo tràng chùa Báo Ân được vua Trần Anh Tông hỷ cúng 100 mẫu ruộng riêng từ gia đình họ Trần vào năm 1308, sau đó vua còn hỷ cúng 500 mẫu ruộng lấy từ Niệm Như Trang để cúng vào chùa Báo Ân vào năm 1312 khi số hành giả tu tập tăng lên so với các năm trước. Cũng vào năm 1313, Bảo Từ Hoàng Thái hậu cúng vào chùa Siêu Loại 300 mẫu gia điền. Năm 1315, vua Trần Anh Tông lấy 30 mẫu ruộng cúng chùa Siêu Loại. Năm 1317, Tư Đồ Văn Huệ Vương cúng dường 4000 lưng tiền vào chùa…
Sự cúng dường ưu ái của giới lãnh đạo triều đình như thế đối với công tác an cư mà Giáo hội chủ trì, cũng như cung cấp “nô bộc Tam Bảo” để phục vụ chứng tỏ có mối liên hệ khắng khít giữa Nhà nước và Giáo hội để cùng nhau chung lo cho Phật sự trọng đại này, đảm bảo cho trên 30 ngàn hành giả an cư tập trung thuộc 800 ngôi tự viện mà Giáo hội Trúc Lâm quản lý mà sách Tam Tổ thực lục đã chép.
Đến thời chấn hưng Phật giáo, an cư tập trung được các nhà lãnh đạo Phật giáo tổ chức theo Sơn môn, hệ phái quy tụ chư tăng ni theo học giáo pháp. Có thể nói, trong một bối cảnh lịch sử diễn ra khi Pháp bắt đầu áp đặt chính sách thiên nặng Thiên chúa giáo, 3 tháng an cư của mỗi hội chúng ở các Tổ đình, Phật học viện từ Bắc đến Nam không chỉ có thể xem là cơ sở tu tập giới đức, tâm đức, tuệ đức mà còn chính là trường hạ đào tạo tăng tài – nguồn nhân lực cho Tăng già vận hành và phát triển.
Sự kiện thống nhất đất nước vào năm 1975 dẫn đến việc thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981. Từ đây, Giáo hội có cơ duyên lãnh đạo và điều hành hệ thống tổ chức Đạo tràng an cư kiết hạ theo Luật định, có sự thống nhất chỉ đạo từ cấp Trung ương đến các địa phương. Giáo hội đã có chủ trương việc tổ chức an cư kiết hạ của chư tăng ni là một trong Phật sự hàng đầu, quyết định mạng mạch trường tồn của đời sống tăng già hòa hợp và thanh tịnh.
Hằng năm, Giáo hội đã ủy nhiệm cho Ban Tăng sư Trung ương là ra văn bản hướng dẫn thực thi nghiêm túc về việc tu tập 3 tháng an cư kiết hạ. Các đạo tràng an cư tập trung được tổ chức theo đơn vị hành chánh cấp tỉnh, thành, quận, huyện. Ngoài ra, còn có các đạo tràng an cư các Học viện Phật giáo Việt Nam và các trường Trung cấp Phật học trong cả nước dành cho tăng ni sinh nội trú dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Điều hành và Ban Giám hiệu các trường.
Trong ba tháng an cư kiết hạ, đây là thời gian các tỳ kheo sống chung phải tuân thủ các quy chế của một môi trường tu tập tâm linh thanh tịnh. Theo điều Sàng nhục pháp trong luật Ma ha Tăng kỳ 27, khi vào an cư, hành giả phải thưa rõ ý chỉ kiết chế an cư đối với người mà mình nương tựa (tỳ kheo có giới đức) mới được vào an cư, gọi là Đối thú an cư. Nếu không có người nương tựa thì trong tâm tư nêu rõ ý chỉ kiết hạ an cư, gọi là Tâm niệm an cư. Trong thời gian an cư, hành giả không được phép ra ngoài; nếu trái sự quy định này thì phạm tội ác tác. Nhưng theo luật Tứ phần 37, nếu đi mà trở về cùng ngày hoặc có duyên sự đặc biệt, tăng chúng cho phép thì cũng được ra ngoài, nhưng chỉ giới hạn trong vòng 7 ngày hoặc 15 ngày mà thôi, phương thức này gọi là thất nhật pháp.
Ngoài ra, luật định rằng, nếu hành giả nào vi phạm quy định ra khỏi cương giới thì phạm tội ác tác, gọi là phá an cư, phá hạ, sẽ mất tư cách tiếp nhận vật cúng thí được phân phối trong lúc an cư. Nếu vì tránh các chướng nạn: thú dữ, rắn độc, lửa cháy, nước cuốn, vua bạo ngược, giặc cướp, thiếu lương thực, kỹ nữ và thân tộc khác hoặc vì hòa giải các duyên sự phá tăng thì được rời khỏi chỗ an cư mà không phạm tội.
Luật Tứ phần 43 còn nói khi kết thúc an cư thì phải thi hành 4 việc, Tự tứ, giải giới, kiết giới, và thụ công đức y. Sau khi an cư viên mãn, đại chúng xét lại hành vi của mình trong thời gian an cư, nếu có tội thì tự bày tỏ tội lỗi của mình, sám hối lẫn nhau, gọi là Tự tứ. Ngày này còn gọi là ngày Tự tứ, ngày Phật hoan hỷ. Khi kết thúc an cư, phải giải trừ cương giới quy định, gọi là giải giới. Tăng chúng an cư, mỗi người được tăng thêm một pháp lạc. Pháp lạc này còn gọi là hạ lạp, là phép tắc chuẩn định thứ lớp lớn nhỏ của người xuất gia.
Rõ ràng, việc thiết chế của việc tu tập an cư kiết là rất nghiêm tịnh, có quy mô theo một hệ thống tổ chức của Tăng già cũng không ngoài mục đích tạo ra một môi trường tốt đẹp, lý tưởng nhất cho chư tăng thực thi giai trình thực nghiệm tâm linh thành tựu một cách viên mãn như sở nguyện. Cụ thể, như đã nói trên, ý nghĩa an cư của mỗi hành giả là tự mình xây dựng cho mình một trường tu tập tâm linh để cho thân – tâm được tĩnh lặng, sự thành tựu cái tâm tĩnh lặng này là cơ sở để an trú vào đời sống thực tại vốn thường xuyên biến động.
Thế nên, phương diện pháp hành, mỗi hành giả an cư cần thực thi Giới định tuệ để thăng chứng giác ngộ. Việc các hành giả an cư nghiêm túc thực thi các quy định của giới trường, thực hành các thời khóa, cũng như được học Luật, kinh điển từ các giáo thọ sẽ làm tiến trình tu tập giới thành tựu. Nhờ giới thanh tịnh mà tâm không loạn, tâm an tịnh thì mới an trú trong định, khi có định thì tuệ sinh khởi.
Trong mùa an cư, các hành giả phải nghiêm trì tịnh giới để cho 6 căn thanh tịnh, không để 6 trần nhiễm hại. Trên hết là hành giả có được kết quả thân hành thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh và ý hành thanh tịnh. Đây là chủ trương gìn giữ giới luật của Thiền tông, là nét đặc thù quan trọng trong hệ thống Luật tông mà các thiền sư thực thi hành trì.
Không phải ngẫu nhiên, mùa an cư là mùa làm sống dậy đời sống tăng già được thiết lập trên nền tảng giới luật, giới luật là vị thầy sáng soi dẫn đường cho mọi hành giả trên lộ trình thăng chứng và gảii thoát giác ngộ mà di huấn mùa an cư cuối cùng Phật đã dạy. Sự thực hành các học giới, chú tâm vào việc hành trì thiền định, nghe pháp, thảo luận các pháp từ hội chúng, tinh cần sám hối các lỗi lầm được các hành giả an cư trong mỗi tịnh nghiệp đạo tràng thực chất là sự tu tập thân tâm, phòng hộ thân tâm, giữ thân tâm thanh tịnh. Mỗi khi thân tâm của mỗi người thanh tịnh thì sẽ kết nối mọi thế giới trở nên thanh tịnh. Phật dạy:“Trong khi hộ trì cho mình là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác là hộ trì cho mình. Thế nào là hộ trì cho mình là hộ trì người khác? Chính là do sự thực hành, do sự tu tập, do sự làm cho sung mãn. Thế nào là trong khi hộ trì cho người khác là hộ trì cho mình? Chính là do sự kham nhẫn, do sự vô hại, do lòng từ, do lòng bi mẫn”.
Mùa an cư năm nay diễn ra trong mùa đại dịch Covid, biểu hiện cho việc hành trì giới hạnh mà các hành giả thực hiện là sự giữ tâm an tịnh, không giao động trong mọi hoàn cảnh nào xảy ra. Nó minh chứng cho sự phạm hạnh của tăng ni trong điều kiện xã hội có sự biến động tai ương dịch bệnh hoàn hành. Sự thực hành thiền định của mỗi hành giả là giữ tâm không loạn trước một nền văn hóa thông tin có khi bị nhiễu loạn, giữa cái xấu lẫn lộn với cái tốt, trên hết là lắng nghe để hiểu và chuyển hóa. Sự thực hành tuệ giác là cần có một trí tuệ hiểu biết thật sự để mọi giá trị làm nên bản chất sống và giải thoát được hiển lộ và ứng dụng trong đời sống.
Được như vậy, việc tu học trong ba tháng an cư kiết hạ mùa dịch năm nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một tỳ kheo học chúng. Vị tỳ kheo có hội đủ điều kiện cấm túc hoàn toàn với sự cộng hưởng thực hiệm quy trình chống dịch, trên hết các tỷ kheo, tỷ kheo ni tự mình có khả năng tự điều chỉnh thân tâm, tự mình chuyển hóa tâm thức. Quan trọng hơn là vị đó được sống trong một hội chúng của tịnh nghiệp đạo tràng thanh tịnh, nhờ đó mà Phật tánh có điều kiện hiển lộ, giáo pháp được xiển dương, tăng già được hòa hợp thanh tịnh. Nói theo tinh thần kinh Tương ưng, thì “Nơi nào có hội chứng xuất gia thành tựu Pháp, thì nơi đó hội chúng tại gia tại đó được an lạc, hạnh phúc nhờ sự hướng dẫn thực tập hành pháp của hội chúng xuất gia”.
Từ góc độ lý tưởng giải thoát mà nói, sự thành tựu của khóa an cư kiết hạ góp phần làm cho mạng mạch tăng già lưu chảy trong sự truyền đăng tục diệm. Nhờ vậy, nguồn suối chánh pháp mới có khả năng tuôn chảy vào tâm thức mọi người dân Phật tử đang hiện hữu, đang đối diện các vấn đề phức tạp của cuộc sống từ cơm áo gạo tiền, sinh già bệnh chết, trên hết là đáp ứng được nhu cầu tâm linh của quần chúng Phật tử. Hẳn nhiên, họ trở thành người hộ đạo, cung cấp tứ sự cúng dường cho tăng ni an tâm tu học.
Các trường hạ lớn năm nay không được thiết lập do Giáo hội cùng Phật tử chung tay cùng toàn dân chống dịch. Vì vậy, trú xứ tịnh viện nào tự an cư tại trú xứ đó. Cả nước chỉ có các Học viện Phật giáo là nơi quy tụ tăng ni sinh đông do nội trú 100%, được phép an cư trong tinh thần nghiêm tịnh giới pháp, hành trì giới luật và nỗ lực thiền hành, khai mở trí tuệ cùng với việc thực hiện nghiêm túc tinh thần 5k trong khi hành trì pháp. Sự thực hành này nhằm đem lại 5 lợi ích thiết thực cho các hành giả trẻ như kinh Tăng Chi II dạy:“Có năm lợi ích đối với người an cư có muc đích, đó là: 1. Nghe điều chưa được nghe. 2. Làm cho thanh tịnh điều được nghe. 3. An trú chánh tín những gì đã được học. 4 Không cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng. 5. Có được các thiện tri thức đông tu tập.”
Cuối cùng, chúng tôi muốn nói an cư kiết hạ thực chất là sự chuyển hóa từ tâm an tịnh đi đến tịnh hoá tâm thức bằng sự thúc liễm thân tâm, trau dồi giới hạnh, định lực phát huy và tuệ giác thăng chứng mà mỗi tự thân chúng ta cần phải thực thi không chỉ trong ba tháng hàng năm. Được vậy, sự thành tựu, thăng hoá, liễu đạt hay chứng ngộ chân lý của mỗi hành giả sẽ khai mở tâm thức bao nhiêu con người đang hướng đến con đường giải thoát khổ đau. Mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng phải xoay quanh theo cái trục giá trị này mà thôi, cho dù chúng ta đang sống trong thời đại văn minh khoa học cao nhất, có nhiều biến động nhất cũng phải đi qua. Với niềm tin bất động vào 3 ngôi Tam bảo và sự tu trì 3 tháng hạ của các hành giả an cư kiết hạ năm nay sẽ góp phần cùng toàn dân vượt qua đại dịch, bình an nội tâm, đem lại đời sống hạnh phúc như ý nguyện.
Rõ ràng, an cư kiết hạ trong ba tháng hằng năm của chư tăng trong đời sống văn minh, kết quả do một nền công nghệ khoa hoc đem lại, nó khiến cho nội tâm hành giả tu chứng càng thêm có nhân duyên thăng tiến, đem lại giá trị bền vững, kiên cố. Nhất là mùa đại dịch năm nay, việc an cư kiết hạ càng thêm có ý nghĩa gia tăng lòng tịnh tín bất động của người con Phật đối với ba ngôi Tam bảo. Nó tạo nên sự tinh tấn và chuyên tâm của các hành giả an cư vào việc tu trì do tạm gác các Phật sự khác, mà có sự khác biệt rõ nét so với các mùa an cư gần đây.
Điểm khác biệt thứ nhất, thay vì Gáio hội thiết lập các trường hạ cấp tỉnh, thành, quận, huyện một cách có tổ chức và mang tính quy mô, hệ thống, thì điểm khác biệt năm nay, trú xứ nào an cư tại trú xứ đó trong tinh thần giới đức thanh tịnh, thể nhập chánh pháp, thực thi giai trình thực nghiệm tâm linh viên mãn như sở nguyện, thực thi 5k nghiêm túc của Bộ Y tế.
Điểm khác biệt thứ hai của năm nay trong mùa an cư là thay vì hội chúng cư sĩ tại gia đến các đạo tràng an cư nương tựa chư tăng ni tu tập và cúng dường tứ sự thì bây giờ Phật tử chỉ biết hướng tâm vọng về các hành giả an cư thông qua nhiều phương tiện khác như công nghệ thiết bị nghe nhìn mà online trực tuyến để phát tâm tu tập, nghe pháp, thọ trì, hành pháp mà an lạc nội tâm. Mặt khác, cũng nhờ công nghệ phân phối hàng hóa online mà Phật tử có cơ duyên hộ trì Tam bảo cúng dường tịnh tài, tịnh vật.
Điểm khác biệt thứ ba là năm nay do đại dịch xảy ra, có tỉnh xin phép Giáo hội tổ chức tiền an cư hoặc hậu an cư, nhưng vẫn đảm bảo thời gian an cư kiết hạ theo luật định là ba tháng, bắt đầu tính từ mùa mưa, tháng trăng tròn Asàdha (A-sa-đà). Theo cách tính của ngài Huyền Trang, trong Đại Đường Tây Vực ký, thì đấy là ngày 15 tháng 5 theo lịch Trung Quốc. Ở nước ta, ngày an cư đầu tiên là sau ngày 15 tháng tư hằng năm. Người ta còn phân biệt tiền an cư, trung an cư, hậu an cư. Tiền an cư là bắt đầu từ 16 tháng 4, trung an cư thì bắt đầu từ 17 tháng 4 cho đến rằm tháng 5, hậu an cư từ 16 tháng 5. Cách chia như thế chỉ nhằm hợp thức hóa các trường hợp nhập an cư sớm hay chậm tùy theo hoàn cảnh cá nhân riêng biệt của một số tỳ kheo. Tuy nhiên, dù kiết hạ an cư sớm hay chậm, thời gian an cư vẫn phải tròn 3 tháng.
Và như thế, dù trong hoàn cảnh nào, môi trường nào diễn ra đi nữa thì an cư kiết hạ cũng có ý nghĩa rất lớn đối với các hành giả tăng ni xuất gia học đạo trong việc dự phần trau dồi phẩm hạnh, khai mở tuệ giác, thẳng tiến quả vị Bồ đề; Còn hàng tại gia cư sĩ thì nương theo Tăng bảo mà nỗ lực học pháp, thọ trì pháp và thực hành giáo pháp để thoát khỏi bờ mê, hướng về Phật đạo.
Chính vì giá trị thiêng liêng đó, mà Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma sớ 4, giải thích việc an cư kiết hạ vô cùng quan trọng, quyết định giá trị Tăng bảo của một người hướng tâm tu hành, chứng đạt quả vị giải thoát:“Thân tâm đều tĩnh lặng, gọi là an; quy định thời gian một chỗ, gọi là cư”. Với ý nghĩa này, ta thấy đây là thời gian thuận lợi nhất để cho các tỳ kheo tập trung lại một trú xứ, sống hòa hợp, đạo hạnh tăng trưởng, giới đức chu viên, nội tâm kiên định và tuệ giác khai mở.
Tại đây, chư tăng sống trong một hội chứng hoà hợp, thăng tiến nhờ nỗ lực nghe pháp, hành trì pháp. Các hành giả trẻ tuổi có cơ may học pháp từ các bậc trưởng thượng, và các bậc trưởng thượng có thuận duyên sách tấn giáo huấn đàn hậu học thăng tiến trưởng thành. Có như thế, sinh mệnh tăng già không những trường tồn mà việc hoằng hoá độ sanh ngày một hưng thạnh, đem lại lợi ích cho quần sanh. Đúng như tinh thần Phật dạy theo kinh Tăng Chi:“Hội chúng nào có các Tỳ kheo sống không biếng nhác, từ bỏ các đoạ lạc, đi đầu hạnh viễn ly, tinh thần tinh tấn để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ, hội chứng này sẽ làm lợi ích cho đa số, sẽ làm trưởng lạc giải thoát”. Với ý nghĩa đó, dưới sự hướng dẫn của đức Phật, mỗi mùa an cư vào thời Ngài còn tại thế, đều để lại dấu ấn thăng chứng nội tâm và thành tựu quả vị giải thoát cho các hành giả. Theo chúng tôi có 3 mùa an cư thời đức Phật để lại dấu ấn lớn nhất, quyết định sự hình thành và phát triển tăng già về sau.
Mùa an cư đầu tiên, vào ngày rằm tháng 6, Phật chuyển bánh xe pháp tại vườn Lộc Uyển, tiếp độ cho nhóm 5 anh em của Ngài Kiều Trần Như, trở thành 5 vị thánh tăng đầu tiên để mở đầu cho công cuộc hoằng pháp của Ngài. Tiếp đến, Ngài độ cho thanh niên Da xá cùng với 54 người bạn xuất gia và trở thành những vị thánh tăng. Như vậy, giáo đoàn đức Phật hình thành, bao gồm 61 vị tỳ kheo chứng thánh ở đời. Sự nỗ lực tu hành của chúng tăng vào mùa an cư thứ nhất dưới sự dẫn dắt của Phật khiến vua Bình Sa Vương phát tâm hiến cúng ngôi Tịnh xá đầu tiên trong lịch sử Phật giáo. Nơi đây, đã lưu giữ Phật và hội chúng tăng già Phật giáo nhập hạ suốt 3 mùa an cư. Như vậy, có thể nói mùa an cư thứ nhất đã mở ra mạng mạch tăng đoàn, tăng già lưu chảy trong đời sống hiện thực.
Dấu ấn lớn thứ hai vào mùa an cư thứ 5, đức Phật đã cho Di mẫu Kiều Đàm Di cùng với 500 Thích nữ xuất gia thọ giới, ban hành bát kỉnh pháp và thành lập Ni đoàn tại ngôi Trùng Các giảng đường ở Đại Lâm gần kinh thành Xá Vệ. Hội chúng Tỳ kheo ni xuất hiện, minh chứng tính bình đẳng giải thoát không phân biệt giới tính từ thời điểm này. Đây là thời điểm mở ra vận hội lớn cho giáo đoàn tăng già thời đức Phật từ bao gồm 7 hội chúng xuất gia và tại gia từ đó trở về sau.
Dấu ấn lớn thứ ba là vào mùa an cư cuối cùng của Phật là tại ngôi làng Beluva gần kinh thành Vesāli. Mùa hạ này Ngài 80 tuổi lâm trọng bệnh, nhưng tiếp tục du hành về nhiều nơi và cuối cùng là Kusinārā để nhập Níết bàn vào ngày trăng tròn tháng Vesak, kết thúc 45 mùa an cư kiết hạ của Phật. Đặc biệt, trong mùa an cư cuối cùng này, theo kinh Du hành (Trường A hàm), Phật đã dạy hai điều cốt lõi: thứ nhất Pháp và Luật đã được trao truyền trọn vẹn cho chúng tăng và sau khi Như lai nhập diệt Pháp và Luật sẽ là thầy dẫn đường tối thượng cho các hội chúng Tỳ kheo. Thứ hai là, các thầy tỳ kheo hãy tự mình thắp sáng nơi Pháp, hãy tự mình nương tựa Pháp mà thực hành tứ niệm xứ. Đây là lý do vì sao đạo Phật truyền vào quốc gia nào, pháp an cư cũng được lưu truyền và phát huy mạnh mẽ để thể sức mạnh nội tại của Giáo đoàn của đức Phật.
Đạo Phật du nhập vào nước ta từ đầu Công nguyên, đến thế kỷ II thì trung tâm Phật giáo Luy Lâu ra đời, quy tụ rất nhiều cao tăng các nước, phần lớn là Ấn Độ và Tích Lan và các danh tăng Việt Nam. Theo Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, thì đây chính là những đạo tràng an cư kiết hạ có hành giả quy tụ đông nhất và uy nghiêm nhất diễn ra vào thời này để chúng tăng thăng tiến phẩm hạnh, khai mở tuệ giác, thực hiện hạnh nguyện truyền bá chánh pháp thông qua Phật sự dịch kinh, biên soạn trước tác và cho hội chúng tại gia gieo duyên phát tâm tu tập và hộ trì Chánh pháp.
Vào thời Lý – Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo thì các tu viện, đại danh lam như Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, Siêu Loại, Vĩnh Phúc, Báo Ân, An Lạc Tàng viện… là những cơ sở được Giáo hội chọn làm đạo tràng an cư kiết hạ trọng điểm có sự bảo trợ bảo trợ của triều đình, ưu tiên cho những ai là tăng sĩ ưu tú thuộc Giáo hội Trúc Lâm . Có thể nói đây là những đạo tràng an cư kiết hạ thuộc cấp Trung ương Giáo hội, mang tính kiểu mẫu, đặc trưng thời đó.
Tại Tu viện Quỳnh Lâm, một trong những đạo tràng an cư kiết hạ có số lượng hành giả an cư rất đông, được Nhà nước cấp đất để cày ruộng, có tới 1000 mẫu, lại được Nhà nước chỉ định 1000 canh phu tới cày ruộng. Ngoài ra, ta còn thấy đạo tràng chùa Báo Ân được vua Trần Anh Tông hỷ cúng 100 mẫu ruộng riêng từ gia đình họ Trần vào năm 1308, sau đó vua còn hỷ cúng 500 mẫu ruộng lấy từ Niệm Như Trang để cúng vào chùa Báo Ân vào năm 1312 khi số hành giả tu tập tăng lên so với các năm trước. Cũng vào năm 1313, Bảo Từ Hoàng Thái hậu cúng vào chùa Siêu Loại 300 mẫu gia điền. Năm 1315, vua Trần Anh Tông lấy 30 mẫu ruộng cúng chùa Siêu Loại. Năm 1317, Tư Đồ Văn Huệ Vương cúng dường 4000 lưng tiền vào chùa…
Sự cúng dường ưu ái của giới lãnh đạo triều đình như thế đối với công tác an cư mà Giáo hội chủ trì, cũng như cung cấp “nô bộc Tam Bảo” để phục vụ chứng tỏ có mối liên hệ khắng khít giữa Nhà nước và Giáo hội để cùng nhau chung lo cho Phật sự trọng đại này, đảm bảo cho trên 30 ngàn hành giả an cư tập trung thuộc 800 ngôi tự viện mà Giáo hội Trúc Lâm quản lý mà sách Tam Tổ thực lục đã chép.
Đến thời chấn hưng Phật giáo, an cư tập trung được các nhà lãnh đạo Phật giáo tổ chức theo Sơn môn, hệ phái quy tụ chư tăng ni theo học giáo pháp. Có thể nói, trong một bối cảnh lịch sử diễn ra khi Pháp bắt đầu áp đặt chính sách thiên nặng Thiên chúa giáo, 3 tháng an cư của mỗi hội chúng ở các Tổ đình, Phật học viện từ Bắc đến Nam không chỉ có thể xem là cơ sở tu tập giới đức, tâm đức, tuệ đức mà còn chính là trường hạ đào tạo tăng tài – nguồn nhân lực cho Tăng già vận hành và phát triển.
Sự kiện thống nhất đất nước vào năm 1975 dẫn đến việc thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981. Từ đây, Giáo hội có cơ duyên lãnh đạo và điều hành hệ thống tổ chức Đạo tràng an cư kiết hạ theo Luật định, có sự thống nhất chỉ đạo từ cấp Trung ương đến các địa phương. Giáo hội đã có chủ trương việc tổ chức an cư kiết hạ của chư tăng ni là một trong Phật sự hàng đầu, quyết định mạng mạch trường tồn của đời sống tăng già hòa hợp và thanh tịnh.
Hằng năm, Giáo hội đã ủy nhiệm cho Ban Tăng sư Trung ương là ra văn bản hướng dẫn thực thi nghiêm túc về việc tu tập 3 tháng an cư kiết hạ. Các đạo tràng an cư tập trung được tổ chức theo đơn vị hành chánh cấp tỉnh, thành, quận, huyện. Ngoài ra, còn có các đạo tràng an cư các Học viện Phật giáo Việt Nam và các trường Trung cấp Phật học trong cả nước dành cho tăng ni sinh nội trú dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Điều hành và Ban Giám hiệu các trường.
Trong ba tháng an cư kiết hạ, đây là thời gian các tỳ kheo sống chung phải tuân thủ các quy chế của một môi trường tu tập tâm linh thanh tịnh. Theo điều Sàng nhục pháp trong luật Ma ha Tăng kỳ 27, khi vào an cư, hành giả phải thưa rõ ý chỉ kiết chế an cư đối với người mà mình nương tựa (tỳ kheo có giới đức) mới được vào an cư, gọi là Đối thú an cư. Nếu không có người nương tựa thì trong tâm tư nêu rõ ý chỉ kiết hạ an cư, gọi là Tâm niệm an cư. Trong thời gian an cư, hành giả không được phép ra ngoài; nếu trái sự quy định này thì phạm tội ác tác. Nhưng theo luật Tứ phần 37, nếu đi mà trở về cùng ngày hoặc có duyên sự đặc biệt, tăng chúng cho phép thì cũng được ra ngoài, nhưng chỉ giới hạn trong vòng 7 ngày hoặc 15 ngày mà thôi, phương thức này gọi là thất nhật pháp.
Ngoài ra, luật định rằng, nếu hành giả nào vi phạm quy định ra khỏi cương giới thì phạm tội ác tác, gọi là phá an cư, phá hạ, sẽ mất tư cách tiếp nhận vật cúng thí được phân phối trong lúc an cư. Nếu vì tránh các chướng nạn: thú dữ, rắn độc, lửa cháy, nước cuốn, vua bạo ngược, giặc cướp, thiếu lương thực, kỹ nữ và thân tộc khác hoặc vì hòa giải các duyên sự phá tăng thì được rời khỏi chỗ an cư mà không phạm tội.
Luật Tứ phần 43 còn nói khi kết thúc an cư thì phải thi hành 4 việc, Tự tứ, giải giới, kiết giới, và thụ công đức y. Sau khi an cư viên mãn, đại chúng xét lại hành vi của mình trong thời gian an cư, nếu có tội thì tự bày tỏ tội lỗi của mình, sám hối lẫn nhau, gọi là Tự tứ. Ngày này còn gọi là ngày Tự tứ, ngày Phật hoan hỷ. Khi kết thúc an cư, phải giải trừ cương giới quy định, gọi là giải giới. Tăng chúng an cư, mỗi người được tăng thêm một pháp lạc. Pháp lạc này còn gọi là hạ lạp, là phép tắc chuẩn định thứ lớp lớn nhỏ của người xuất gia.
Rõ ràng, việc thiết chế của việc tu tập an cư kiết là rất nghiêm tịnh, có quy mô theo một hệ thống tổ chức của Tăng già cũng không ngoài mục đích tạo ra một môi trường tốt đẹp, lý tưởng nhất cho chư tăng thực thi giai trình thực nghiệm tâm linh thành tựu một cách viên mãn như sở nguyện. Cụ thể, như đã nói trên, ý nghĩa an cư của mỗi hành giả là tự mình xây dựng cho mình một trường tu tập tâm linh để cho thân – tâm được tĩnh lặng, sự thành tựu cái tâm tĩnh lặng này là cơ sở để an trú vào đời sống thực tại vốn thường xuyên biến động.
Thế nên, phương diện pháp hành, mỗi hành giả an cư cần thực thi Giới định tuệ để thăng chứng giác ngộ. Việc các hành giả an cư nghiêm túc thực thi các quy định của giới trường, thực hành các thời khóa, cũng như được học Luật, kinh điển từ các giáo thọ sẽ làm tiến trình tu tập giới thành tựu. Nhờ giới thanh tịnh mà tâm không loạn, tâm an tịnh thì mới an trú trong định, khi có định thì tuệ sinh khởi.
Trong mùa an cư, các hành giả phải nghiêm trì tịnh giới để cho 6 căn thanh tịnh, không để 6 trần nhiễm hại. Trên hết là hành giả có được kết quả thân hành thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh và ý hành thanh tịnh. Đây là chủ trương gìn giữ giới luật của Thiền tông, là nét đặc thù quan trọng trong hệ thống Luật tông mà các thiền sư thực thi hành trì.
Không phải ngẫu nhiên, mùa an cư là mùa làm sống dậy đời sống tăng già được thiết lập trên nền tảng giới luật, giới luật là vị thầy sáng soi dẫn đường cho mọi hành giả trên lộ trình thăng chứng và gảii thoát giác ngộ mà di huấn mùa an cư cuối cùng Phật đã dạy. Sự thực hành các học giới, chú tâm vào việc hành trì thiền định, nghe pháp, thảo luận các pháp từ hội chúng, tinh cần sám hối các lỗi lầm được các hành giả an cư trong mỗi tịnh nghiệp đạo tràng thực chất là sự tu tập thân tâm, phòng hộ thân tâm, giữ thân tâm thanh tịnh. Mỗi khi thân tâm của mỗi người thanh tịnh thì sẽ kết nối mọi thế giới trở nên thanh tịnh. Phật dạy:“Trong khi hộ trì cho mình là hộ trì người khác. Trong khi hộ trì người khác là hộ trì cho mình. Thế nào là hộ trì cho mình là hộ trì người khác? Chính là do sự thực hành, do sự tu tập, do sự làm cho sung mãn. Thế nào là trong khi hộ trì cho người khác là hộ trì cho mình? Chính là do sự kham nhẫn, do sự vô hại, do lòng từ, do lòng bi mẫn”.
Mùa an cư năm nay diễn ra trong mùa đại dịch Covid, biểu hiện cho việc hành trì giới hạnh mà các hành giả thực hiện là sự giữ tâm an tịnh, không giao động trong mọi hoàn cảnh nào xảy ra. Nó minh chứng cho sự phạm hạnh của tăng ni trong điều kiện xã hội có sự biến động tai ương dịch bệnh hoàn hành. Sự thực hành thiền định của mỗi hành giả là giữ tâm không loạn trước một nền văn hóa thông tin có khi bị nhiễu loạn, giữa cái xấu lẫn lộn với cái tốt, trên hết là lắng nghe để hiểu và chuyển hóa. Sự thực hành tuệ giác là cần có một trí tuệ hiểu biết thật sự để mọi giá trị làm nên bản chất sống và giải thoát được hiển lộ và ứng dụng trong đời sống.
Được như vậy, việc tu học trong ba tháng an cư kiết hạ mùa dịch năm nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một tỳ kheo học chúng. Vị tỳ kheo có hội đủ điều kiện cấm túc hoàn toàn với sự cộng hưởng thực hiệm quy trình chống dịch, trên hết các tỷ kheo, tỷ kheo ni tự mình có khả năng tự điều chỉnh thân tâm, tự mình chuyển hóa tâm thức. Quan trọng hơn là vị đó được sống trong một hội chúng của tịnh nghiệp đạo tràng thanh tịnh, nhờ đó mà Phật tánh có điều kiện hiển lộ, giáo pháp được xiển dương, tăng già được hòa hợp thanh tịnh. Nói theo tinh thần kinh Tương ưng, thì “Nơi nào có hội chứng xuất gia thành tựu Pháp, thì nơi đó hội chúng tại gia tại đó được an lạc, hạnh phúc nhờ sự hướng dẫn thực tập hành pháp của hội chúng xuất gia”.
Từ góc độ lý tưởng giải thoát mà nói, sự thành tựu của khóa an cư kiết hạ góp phần làm cho mạng mạch tăng già lưu chảy trong sự truyền đăng tục diệm. Nhờ vậy, nguồn suối chánh pháp mới có khả năng tuôn chảy vào tâm thức mọi người dân Phật tử đang hiện hữu, đang đối diện các vấn đề phức tạp của cuộc sống từ cơm áo gạo tiền, sinh già bệnh chết, trên hết là đáp ứng được nhu cầu tâm linh của quần chúng Phật tử. Hẳn nhiên, họ trở thành người hộ đạo, cung cấp tứ sự cúng dường cho tăng ni an tâm tu học.
Các trường hạ lớn năm nay không được thiết lập do Giáo hội cùng Phật tử chung tay cùng toàn dân chống dịch. Vì vậy, trú xứ tịnh viện nào tự an cư tại trú xứ đó. Cả nước chỉ có các Học viện Phật giáo là nơi quy tụ tăng ni sinh đông do nội trú 100%, được phép an cư trong tinh thần nghiêm tịnh giới pháp, hành trì giới luật và nỗ lực thiền hành, khai mở trí tuệ cùng với việc thực hiện nghiêm túc tinh thần 5k trong khi hành trì pháp. Sự thực hành này nhằm đem lại 5 lợi ích thiết thực cho các hành giả trẻ như kinh Tăng Chi II dạy:“Có năm lợi ích đối với người an cư có muc đích, đó là: 1. Nghe điều chưa được nghe. 2. Làm cho thanh tịnh điều được nghe. 3. An trú chánh tín những gì đã được học. 4 Không cảm xúc bệnh hoạn trầm trọng. 5. Có được các thiện tri thức đông tu tập.”
Cuối cùng, chúng tôi muốn nói an cư kiết hạ thực chất là sự chuyển hóa từ tâm an tịnh đi đến tịnh hoá tâm thức bằng sự thúc liễm thân tâm, trau dồi giới hạnh, định lực phát huy và tuệ giác thăng chứng mà mỗi tự thân chúng ta cần phải thực thi không chỉ trong ba tháng hàng năm. Được vậy, sự thành tựu, thăng hoá, liễu đạt hay chứng ngộ chân lý của mỗi hành giả sẽ khai mở tâm thức bao nhiêu con người đang hướng đến con đường giải thoát khổ đau. Mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng phải xoay quanh theo cái trục giá trị này mà thôi, cho dù chúng ta đang sống trong thời đại văn minh khoa học cao nhất, có nhiều biến động nhất cũng phải đi qua. Với niềm tin bất động vào 3 ngôi Tam bảo và sự tu trì 3 tháng hạ của các hành giả an cư kiết hạ năm nay sẽ góp phần cùng toàn dân vượt qua đại dịch, bình an nội tâm, đem lại đời sống hạnh phúc như ý nguyện.
TT. THÍCH PHƯỚC ĐẠT
- Advertisement -