Trong 2 ngày 5–06/03/2021, Hội nghị Phật giáo Quốc tế về Tam học theo những truyền thống Pali và Sanskrit lần thứ 14 chính thức khai mạc. Do tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu nên hội nghị sẽ được tổ chức hoàn toàn trực tuyến qua ứng dụng Zoom và được thông dịch ra 12 thứ tiếng.
Hội nghị kỳ này sẽ có sự tham gia của Ngài Dalai Lama (truyền thống Tây Tạng), HT.Makulewe Wimala Mahanayake Thero (Sri Lanka), HT.Bhikshu Jing Yao (Đài Loan), HT.Bour Kry (Cambodia), cùng nhiều tu sĩ và học giả nổi tiếng từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, quý chư tông đức Tăng, Ni các nước cũng như các đại biểu, Cư sĩ, Phật tử trên thế giới xem online.
Ngài Dalai Lama đã mở đầu Hội nghị bằng diễn văn khai mạc. Tiếp đó, diễn văn mở đầu do HT.Makulewe Wimala Mahanayake Thero – Sri-Lanka và HT.Bhikshu Jing Yao – Đài Loan và diễn văn kết thúc do HT.Bour Kry – Cambodia trình bày.
Trong bài diễn văn mở đầu, HT.Bhikshu Jing Yao – Đài Loan và HT.Makulewe Wimala Mahanayake Thero – Srilanka đã nêu lên ý nghĩa những lời dạy của đức Phật mặc dù hiện nay trên thế giới có nhiều quốc gia nhiều hệ phái tu học khác nhau nhưng điều có một vị cha lành của bốn cõi là đức Phật. Những lời dạy của Ngài đầy khoa học và ý nghĩa từ ngàn đời nay, Từ đó chúng ta dựa vào đó quán xét nhìn nhận qua Pháp một cách đúng đắn và tỉnh thức sâu sắc hơn qua những lời dạy của Ngài.
Hội nghị Phật giáo quốc tế về Tam học theo truyền thống Pali và Sanskrit năm nay trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, các chức sắc Tăng Ni đến từ nhiều quốc gia, lãnh thổ khác nhau hy vọng quý Chư tôn đức đưa ra những quan niệm lập luận của mình trong hơn 2500 năm truyền thừa Phật giáo. Trong bài phát biểu khai mạc, ngài Dalai Lama nêu lên dòng truyền thừa theo tiếng Phạn hoặc truyền thừa theo tiếng Pali đó là chúng ta noi gương đức Phật vị Cha lành đã đạt Giác Ngộ hoàn toàn qua đó chúng ta cần dùng giới luật làm nền tảng cần đủ giữ giới đặc biệt giới Tỳ Kheo.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng tất cả các tôn giáo điều hướng chúng ta đến điều thiện lành cùng chuyển tải thông điệp lòng tốt, lương thiện và thương yêu.
Sau bài diễn văn khai mạc là một số cuộc đối thoại giữa các Tăng sĩ và học giả Phật giáo của các truyền thống Pali và Sanskrit để thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm của họ trong “Tam học” (Tisikkha/ Trishiksha) về cách Đức Phật dạy chúng ta về việc làm chủ, cách rèn luyện tâm trí, chuyển hóa tâm thức để có một cuộc sống bình yên nhằm đạt được hạnh phúc, bình an hướng đến giải thoát, giác ngộ.
Chương trình hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày 05 – 06/03/2021 từ 9g30 – 16g (giờ Ấn Độ), tức 11g – 17g30 (giờ Việt Nam) và Hội nghị được chia làm bốn phiên họp với bốn chủ đề: Giới học của người xuất gia; giới học của cư sĩ; định học; tuệ học. Mỗi chủ đề gồm 5 tham luận các đại biểu đến từ nhiều quốc gia, lãnh thổ khác nhau trình bày theo hình thức online.