Thứ Tư, Tháng Mười Hai 4, 2024
Khác
    HomeHoằng PhápHoằng pháp cho người trẻ

    Hoằng pháp cho người trẻ

    Trưng hoa, dâng quả, là để mình chiêm nghiệm về giáo lý nhân – quả của Đạo Phật. Trồng cây ra hoa, rồi hoa sẽ kết trái, như gieo nhân, ắt phải gặt quả. Mình sống ác, thì sớm muộn sẽ nhận lại kết quả xấu ác. Mình sống tốt, thì sẽ gặp được những điều tốt đẹp.

    Cậu gọi vào hỏi tôi, cậu nên bắt đầu tu tập từ đâu. Tôi bảo, từ Bồ tát Quán Âm. Cậu nói nếu thế, thì cậu cần lập một ban thờ trong phòng. Tôi nói không cần thiết. Vì thế nào là Quán Thế Âm? Quán là lắng yên và suy tư. Thế Âm là âm thanh của thế gian. Âm thanh đó, có trong thân và ngoài thân. Âm thanh đó, có tiếng vui, tiếng buồn, có thổn thức, có trách than. Khi mình cho phép tâm mình được dừng lại lắng yên, mình nghe thấy những âm thanh trong mình đang trỗi dậy, mình biết nỗi khổ của mình từ đâu. Và mình nghe luôn cả âm thanh ngoài thân, có tiếng chê bai, có tiếng khen tặng.

    Quán Thế Âm, tức là khả năng lắng nghe mọi âm thanh của thế gian. Hỏi có Bồ tát Quán Âm không, chúng ta nói có. Nhưng Bồ tát Quán Âm không chỉ là một vị nào đó tay cầm bình ngọc cùng nhành liễu, cưỡi mây như vẫn thường thấy, mà khi ta niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát, tức là con xin đem thân tâm này, kính tôn quý và quy ngưỡng công hạnh lắng nghe âm thanh của chư vị Bồ tát. Thanh-văn là hạnh tự lợi. Còn Bồ tát là hạnh lợi tha. Nên hạnh lắng nghe là hạnh của hàng Bồ tát. Từ đó, mình thấy Quán Âm Bồ tát không khô khan là một bức tượng, mà Quán Âm đó là một công hạnh rất sống động của hàng Bồ tát.

    Quán Thế Âm, tức là khả năng lắng nghe mọi âm thanh của thế gian.

    Quán Thế Âm, tức là khả năng lắng nghe mọi âm thanh của thế gian.

    Hạnh Quán Âm sẵn có trong mỗi người, mình sẽ nhìn thấy ai cũng có thể là Quán Âm. Mình sẽ thấy lúc mình thiếu nợ van nài mãi cũng sẽ chẳng có một Bồ tát Quán Âm nào bay xuống giúp mình đâu, nhưng chính bà chị mình biết chuyện lại giấu chồng nhét tiền cho mình trả nợ, vậy thì chị mình đang là hiện thân của Bồ tát Quán Âm. Mình sẽ thấy lúc mình bị bồ đá, mình thất thểu say sưa lang thang trên đường, thiếu điều muốn nhảy sông tự tử. Xong khuya lắc có cuộc gọi “Con ơi sao chưa về, mẹ chờ cửa?”, lại lẩn thẩn lết xác về nhà. Sáng ra, sẽ chẳng có Bồ tát Quán Âm nào cưỡi mây đem đứa bồ đó đến vuốt ve cho mình hết buồn đâu, chỉ thấy bát mì trứng mẹ làm sẵn với câu thỏ thẻ “Thôi, còn có mẹ!”, thì chính mẹ mình ngay lúc mình cần một ai đó lắng nghe nhất lại luôn bên cạnh, mẹ mình chính là Quán Âm.

    - Advertisement -

    Gặp chuyện không vui, chẳng thể kể với gia đình, có mấy đứa anh em bạn bè ra ngồi lề đường uống cốc chè xanh tán dốc, nó nghe mình than thở đủ điều, có đứa khuyên, có đứa chỉ biết ngồi im nghe mình nói. Bọn nó là các hiện thân của Bồ tát Quán Âm. Chỉ cần ta khổ, ai đó bên cạnh ta, thì họ chính là một Bồ tát Quán Âm của mình. Thế thì, thờ cũng được, mà không thờ cũng được. Thờ là để hằng ngày mình thay nước, thắp hương, đốt đèn, trưng hoa, dâng quả, mình tiếp xúc với hình tượng với Quán Âm. Quán Âm Bồ tát sẽ chẳng ngồi yên đấy mà để nghe chúng ta kể lể đâu. Vì vốn dĩ công hạnh Quán Âm bao trùm hết thế giới, nơi nào còn tiếng khổ thì nơi đó có Bồ tát Quán Âm, trong nhiều hình hài, trong nhiều phương cách. Tiếp xúc với hình tượng Quán Âm, là để tăng trưởng khả năng lắng nghe và thấu hiểu nơi mình.

    Mình sống ác, thì sớm muộn sẽ nhận lại kết quả xấu ác.

    Mình sống ác, thì sớm muộn sẽ nhận lại kết quả xấu ác.

    Thay nước cúng Phật, không phải để ông Phật hay bà Bồ tát nào hưởng đâu, mà chính là học cho tâm mình như mặt nước, dù cho ai có khuấy đảo, cặn dơ có quện mờ, mặt nước có chao động, thì chốc lát lại lắng yên, cát đất cũng nằm dưới đáy, mặt nước lại phẳng phiêu. Tâm chúng ta cũng thế, dù hằng ngày tiếp xúc đủ thứ buồn vui, nhưng tối đến ngồi trước bàn thờ Phật Bồ tát, cũng phải làm sao lắng yên mọi thứ, để có một mặt nước tâm vắng lặng, sáng ra lại là một ly nước sạch, thuần khiết nhìn đời.

    Thắp hương, không phải là nhang đắt tiền Phật mới chứng. Mà thắp hương ở đây, là mượn nén nhang để bày tỏ cái hương thơm nơi mình, chính là cái đạo đức của bản thân. Dù bản thân mình xịt những nước hoa cao cấp như Chanel, Dior, Hermes, nhưng cách hành xử thối tha, hư mốc, thì có dâng một bó trầm hương đắt tiền cũng chẳng bằng một nén nhang bình thường được thắp lên bởi con người đức hạnh. Thế thì, thắp nhang điện được không? Được chứ, vì đó là hình ảnh ẩn dụ, Phật Thánh không trách chuyện nhang có tàn không, mà chỉ quan tâm chúng ta hiểu gì về nén nhang dâng cúng.

    Đốt đèn, là thắp lên ánh sáng, chính ánh sáng này dẫn lối cho mình trong cuộc đời. Mình phải làm sao, mỗi ngày mỗi giờ, trước khi làm gì, cũng phải tự vấn “Việc này có đem lại hậu quả bất an, sợ hãi cho mình không?”, phải tự nhắc mình “Phàm làm việc gì trước phải nghĩ đến hậu quả của nó”, mình không dám cư xử gì sai, mình sống tốt làm lành, thì đó chính là ánh sáng của giác ngộ, của tỉnh thức. Thế thì, đâu cần phải dâng đèn trăm ngọn, ngọn nào ngọn nấy phải to bự, không để tắt thì cầu nguyện mới linh nghiệm. Khi tâm mình đã được soi rọi, thì một cặp đèn điện tối bật sáng tắt, không sợ hoả hoạn, không cần phải liên tục 24 giờ, mà vẫn là đề tài để tâm mình nhìn vào nhớ nghĩ sống sao luôn sáng suốt.

    Thờ Phật bằng sự giản dị, trang nghiêm nhất, thường xuyên lau bụi, rút chân nhang cho sạch sẽ, cũng là một pháp tu, như đang chính dọn sạch bụi bặm, rác rến nơi tâm mình.

    Thờ Phật bằng sự giản dị, trang nghiêm nhất, thường xuyên lau bụi, rút chân nhang cho sạch sẽ, cũng là một pháp tu, như đang chính dọn sạch bụi bặm, rác rến nơi tâm mình.

    Trưng hoa, dâng quả, là để mình chiêm nghiệm về giáo lý nhân – quả của Đạo Phật. Trồng cây ra hoa, rồi hoa sẽ kết trái, như gieo nhân, ắt phải gặt quả. Mình sống ác, thì sớm muộn sẽ nhận lại kết quả xấu ác. Mình sống tốt, thì sẽ gặp được những điều tốt đẹp. Vì biết Phật Bồ tát chẳng đòi hỏi những cái hoa quả đó đâu, tất cả là một bài pháp cho chúng ta thực hành khi nhìn vào, nên một nhánh lan cắm mộc mạc, một quả táo cũng thể hiện được lòng thành. Nếu thấy bất tiện, không có thời gian chăm sóc ban thờ, thì cứ mua hoa nhựa, quả nhựa trưng lên. Tuy đồ giả, mà tâm tưởng là thật. “Tướng tự tâm sinh”. Vấn đề cốt lõi, là dù phẩm vật là thật hay giả, cũng đều phải trang nghiêm thể hiện tâm mình. Anh nói anh tu tâm, mà nhìn vào bàn thờ của anh hoa héo đến quéo lại, trái cây chín rục có sâu dồi lúc nhúc, thì tâm anh ở đâu? Nên nhìn vào một bàn thờ, thấy cách họ sắp đặt, biết họ tu lâu hay mau, màu mè hay đơn giản, hiểu Phật bao nhiêu. Tâm anh động, nên anh còn thích chớp tắt, thích bày biện đủ thứ, anh cho cúng nhiều Phật mới chứng. Nhưng sai rồi, Phật là trạng thái tĩnh lặng. Thờ Phật bằng sự giản dị, trang nghiêm nhất, thường xuyên lau bụi, rút chân nhang cho sạch sẽ, cũng là một pháp tu, như đang chính dọn sạch bụi bặm, rác rến nơi tâm mình.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều