Thứ Sáu, Tháng Mười Một 22, 2024
Khác

    Tham muốn là đau khổ

    Không đuổi theo tham muốn là thực hành Pháp; theo đuổi tham muốn là không thực hành Pháp. Sự việc chỉ đơn giản như thế.

    Từ bỏ tham muốn dẫn bạn tới Niết Bàn, trạng thái không phiền não.

    Từ bỏ tham muốn dẫn bạn tới Niết Bàn, trạng thái không phiền não.

    Toàn bộ ý nghĩa thiết yếu của ‘Mở rộng cánh cửa Thánh Pháp, những giáo huấn này xuất phát từ kim khẩu của các geshe Kadampa – những điều các ngài đã thực hành và chứng nghiệm – là cắt đứt tám pháp thế gian, thoát khỏi tham muốn bám luyến vào cuộc đời này. Dù bạn có thực hành Pháp hay không, tư tưởng xấu xa của tám pháp thế gian chính là nguồn mạch của mọi chướng ngại và vấn đề. Mọi điều khơng mong muốn xuất phát từ tư tưởng về tám pháp thế gian này.

    Khi bạn được bảo phải từ bỏ tham muốn, bạn cảm thấy như thể được bảo là phải hy sinh hạnh phúc của bạn. Bạn từ bỏ tham muốn, và rồi bạn không hạnh phúc và chẳng còn gì. Chỉ là chính bạn. Sự tham muốn của bạn bị sung công; bạn bị đánh cắp hạnh phúc; và bạn thấy trống rỗng, giống như một trái banh bị xì hơi. Bạn cảm thấy như thể trái tim không còn ở trong thân bạn nữa, như thể bạn đã mất cuộc đời của bạn.

    Đó là bởi bạn không hiểu rõ những lỗi lầm của sự tham muốn. Bạn không nhận ra rằng bản tánh của tham muốn là đau khổ. Tham muốn tự nó là một tâm thức đau khổ, bệnh hoạn. Do bởi tham muốn, tâm phát sinh ra ảo tưởng, và bạn không thể nhận ra rằng có một hạnh phúc khác, một hạnh phúc đích thực.

    - Advertisement -

    Chẳng hạn như khi tham muốn một đối tượng và thụ hưởng nó, bạn gán cho kinh nghiệm này là “hạnh phúc.” Nó xuất hiện với bạn như hạnh phúc, nhưng trong thực tế thì chỉ là đau khổ. Khi bạn cứ làm các hành động, chẳng hạn như ăn uống, hạnh phúc của bạn không tăng lên mà chỉ suy giảm. Khi bao tử của bạn đầy ắp, khi ấy hạnh phúc của bạn trở thành khổ khổ. Trước khi ta nhận ra bản tánh đau khổ của hành động thì nó có vẻ là hạnh phúc; nhưng khi nhận ra nó, nó trở thành khổ khổ. Khi đau khổ không được nhận ra, cảm xúc được gán cho là “lạc thú” và xuất hiện như lạc thú, nhưng khi bạn tiếp tục hành động, cảm xúc dần dần trở thành đau khổ.

    Sự an bình mà bạn kinh nghiệm bằng cách từ bỏ tham muốn dẫn bạn tới Niết Bàn, trạng thái không phiền não. Sự an bình này, là sự vắng mặt tham muốn, cho phép bạn hoàn toàn phát triển để thành tựu Giác ngộ. Bạn có thể kinh nghiệm vĩnh viễn sự an bình này. Ngay từ lần đầu tiên bạn tự giải thoát mình khỏi tư tưởng về các pháp thế gian, khỏi sự tham muốn, bạn bắt đầu phát triển an bình này trong sự tương tục của tâm bạn, và cuối cùng bạn kinh nghiệm nó vĩnh viễn.

    Nếu bạn cảm thấy rằng bởi hy sinh tham muốn bạn đang hy sinh hạnh phúc của bạn và bạn không còn lại gì, hãy nhớ rằng mọi vấn đề của bạn được đặt nền trên sự tham muốn và tư tưởng về các pháp thế gian. Không biết rằng bản tánh của tham muốn là đau khổ, bạn không thể nhận ra rằng có một hạnh phúc tốt đẹp hơn. Bạn không thể nhận ra rằng nhờ hy sinh tư tưởng về các pháp thế gian, nhờ giải thoát tâm bạn khỏi sự tham muốn, bạn có sự an bình đích thực, hạnh phúc chân thật. Hạnh phúc này không phụ thuộc vào bất kỳ đối tượng giác quan bên ngoài nào; nó được phát triển trong tâm của chính bạn. Với tâm bạn, bạn có thể phát triển sự an bình này.

    Chẳng hạn như bạn có một bệnh ngoài da khiến cho bạn bị ngứa. Để làm dịu cơn ngứa, bạn gãi nhiều tới nỗi bạn bị đau đớn. Hơn là gán nhãn hiệu lạc thú cho việc làm giảm bớt cơn ngứa mà hành động gãi mang lại cho bạn, không có bệnh tật gì thì chẳng tốt hơn sao? Từ bỏ bệnh tật không tốt hơn sao? Có tham muốn thì giống như có bệnh ngoài da này.

    Không có tham muốn ắt sẽ có bình an trong tâm.

    Không có tham muốn ắt sẽ có bình an trong tâm.

    Nếu không có tham muốn thì sẽ không có nguyên nhân để mọi vấn đề phát khởi từ sự tham muốn. Sẽ không có sự tiến triển. Nếu ta không có thân này, không có sinh tử luân hồi này, được tạo nên bởi sự mê lầm và nghiệp và bị hạt giống của mê lầm làm ô nhiễm thì ta sẽ không phải kinh nghiệm sự nóng lạnh, đói khát, và mọi vấn đề khác. Ta sẽ không phải lo âu về sự tồn tại của ta, hay tiêu phí quá nhiều thì giờ và tiền bạc để chăm sóc thân thể ta. Chúng ta bận rộn chỉ để duy trì thân xác này cho có vẻ tốt đẹp. Từ đầu tóc xuống tới ngón chân ta, ta cố gắng rất nhiều để tô điểm cho thân xác này. Ta quá phung phí đời người quý báu của ta trong việc đó. Tuy nhiên, khi bạn mắc bệnh, ngay cả việc dùng thuốc không phải lúc nào cũng có thể chữa lành cho bạn. Vì thế, không có thân thể này, không có sự sinh tử này thì chẳng tốt hơn sao? Khi ấy bạn sẽ không phải kinh nghiệm tất cả những vấn đề này.

    Không có tham muốn thì bạn sẽ có rất nhiều an bình trong tâm – một sự an bình có thể được phát triển và hoàn thành. Công việc này có sự chấm dứt. Tìm kiếm lạc thú sinh tử trong việc tin cậy vào những đối tượng bên ngoài của sự tham muốn là công việc không có lúc chấm dứt. Cho dù bạn làm bao nhiêu công việc nhắm tới mục đích đó thì nó cũng không có lúc chấm dứt. Giống như những con sóng trong đại dương xuất hiện đợt này sau đợt kia, công việc đó không bao giờ ngừng dứt.

    Trước tiên, hạnh phúc nhất thời, là cái gì lệ thuộc vào những đối tượng giác quan bên ngoài, có bản tánh là đau khổ; và kế đó, cho dù bạn làm gì, chẳng có cách nào để kết thúc công việc nhằm đạt được hạnh phúc nhất thời.

    Nguyên tác: “The Door to Satisfaction – The Heart Advice of a Tibetan Buddhist Master”

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều