HomeDu Lịch- Hành HươngChùm ảnh: Tháp Bình Sơn – báu vật kiến trúc vô giá... Du Lịch- Hành HươngĐiểm đếnVăn HóaTự viện- Kiến trúc Chùm ảnh: Tháp Bình Sơn – báu vật kiến trúc vô giá của thời Trần By admin 07/12/2020 88 Share FacebookTwitterPinterestWhatsApp Được xây dựng từ thời Trần, tháp Bình Sơn là một trong những di tích lịch sử và nghệ thuật – kiến trúc có giá trị quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Tháp Bình Sơn (còn gọi là tháp Then, tháp chùa Vĩnh Khánh) nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh ở thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, là công trình tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý – Trần và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay. Tương truyền, ngọn tháp nguyên bản có 15 tầng, trên nóc tháp có một hình khối búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao. Do những thăng trầm của lịch sử, phần chóp tháp đã bị vỡ, tháp hiện chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ, có chiều cao đo được 16,5 mét. Tháp cấu tạo với bình đồ hình vuông nhỏ dần về phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 mét, cạnh của tầng thứ 11 là 1,55 mét.- Advertisement - Theo khảo sát, tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung, gồm 2 loại trong đó có một loại hình vuông kích thước là 0,22m × 0,22m, một loại hình chữ nhật kích thước 0,45m × 0,22m. Trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn. Mặt ngoài của tháp trang trí hoa văn rất phong phú, đẹp nhất là từ bệ tháp đến hết tầng 2, có chiều cao dưới 6 mét, là khoảng cách mắt thường có thể cảm nhận dễ dàng. Ở hai tầng này có họa tiết trang trí kỹ lưỡng, phức tạp mà nổi bật nhất là những hàng hoa cúc, cánh sen, lá đề, hoa mặt nhẵn, rồng chạm nổi, cùng mô típ “sư tử hí cầu”… Những tầng trên trang trí thưa dần và hình dáng cũng đơn giản hơn với các họa tiết như hoa chanh, lá sòi (hoa dấu phảy)… Hoa văn trang trí tinh xảo trên mỗi hòn gạch chứng tỏ bàn tay người thợ vô cùng điêu luyện. Một nét độc đáo khác của tháp Bình Sơn là tòa tháp này được xây dựng không cần vôi vữa. Để làm điều này, những người xây dựng tháp đã sử dụng những viên gạch được chế tác có mấu và có gờ chỉ để giữ lấy nhau, đó là phương pháp xây gạch khẩu ở chân bệ. Ngoài ra, còn một cách khác là mỗi viên gạch có một lỗ hình thang, hai viên gạch xếp sát nhau, tạo thành một mộng cá và người ta đổ chì vào mộng cá đó để giữ hai viên gạch với nhau, đó là phương pháp xây bằng cá chì. Về mặt tín ngưỡng, có nhiều truyền thuyết liên quan đến tháp Bình Sơn, cho thấy vị trí đặc biệt của tháp trong văn hóa tâm linh và ý thức cộng đồng của người dân bản địa. Đầu tiên có thể kể đến truyền thuyết về xuất xứ cây tháp, vốn là một tháp lớn dựng trong vườn tháp ở giữa cánh đồng Nẫu xã Tứ Yên, Lập Thạch, sau một đêm mưa bão thì nhảy về vị trí hiện nay… Một truyền thuyết khác nói về chiếc giếng bên cạnh tháp với con vịt bằng vàng, là dấu tích nền móng một cây tháp khác có màu xanh bên tháp Bình Sơn, đã bay lên trời. Ngoài ra còn có truyền thuyết về thủ lĩnh địa phương Ngụy Đồ Chiêm, là con một người đàn bà bán quán nước chân tháp, đã ôm kiếm chạy vào cây tháp rồi biến mất khi bị quân triều đình đến đánh dẹp. Sau nhiều thế kỷ tồn tại, tháp Bình Sơn từng đứng trước nguy cơ sụp đổ vào thập niên 1960 do các trận lụt liên miên làm sói lở chân tháp. Nhu cầu tu bổ tháp được đặt ra cấp thiết trong bối cảnh miền Bắc đang trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt. Từ tháng 5/1972, quá trình phục chế tháp theo lối thủ công được thực hiện. Việc làm gạch để thay thế và bổ sung những chỗ bị vỡ trên tháp, bị nát, bị khuyết, bị lũ quét, phải kéo dài đến hai năm. Ngày nay, tháp Bình Sơn được coi là một trong những di tích lịch sử và nghệ thuật – kiến trúc có giá trị quan trọng bậc nhất trên lãnh thổ Việt Nam. Với những giá trị tiêu biểu của mình, tòa tháp đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2015. Theo: Kiến thức - Advertisement - Share FacebookTwitterPinterestWhatsApp Tin cũBệnh tật có phải do từ kiếp trước?Tin mớiVườn thiền Tin tức khác Nghệ thuật Ca sĩ Phật tử Diệu Đan 10 năm một chặng đường “Dẫn lối con về” 16/12/2022 Nếp sống đạo Chuyện bên hoa cỏ lau 09/12/2022 Nghi lễ Phật giáo Lộc Ninh tổ chức lễ Vu Lan- Báo hiếu Phật lịch 2566 10/08/2022 Nghi lễ Ban Trị sự GHPG huyện Thạch Thất trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản PL: 2566 – DL: 2022 09/05/2022 Điểm đến Nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng mở màn du lịch hè tại Sun World Fansipan Legend 02/04/2022 Du Lịch- Hành Hương Tịnh xá Ngọc Bình tổ chức Khóa tu “Du Xuân Cửa Thiền” 05/02/2022 - Advertisment - Xem nhiều Khánh Hoà: Lễ Tiểu tường Hoà thượng Thích Thiện Hạnh 14/11/2024 Khánh Hoà: Lễ Tiểu tường Hoà thượng Thích Thiện Hạnh 14/11/2024 Cần Thơ: Trước thềm Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn Đức Ni tiền bối hữu công... 12/04/2024 TP.HCM: Phân ban Ni giới huyện Củ Chi tổ chức buffet chay gây quỹ Vì Người Nghèo năm 2024 31/03/2024 TP.HCM: Lễ tưởng niệm cố Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Khiết (1920-1986) tại chùa Kim Liên quận 4 23/01/2024 TP. HCM: Lễ tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Từ Phong cùng chư Tôn đức tiền bối hữu công chùa Kỳ Viên quận Phú... 16/01/2024 Load more