Thứ Năm, Tháng Mười Một 21, 2024
Khác
    HomeVăn HóaTự viện- Kiến trúcNgôi chùa Báo Ân bên hồ Gươm được chụp từ 100 năm...

    Ngôi chùa Báo Ân bên hồ Gươm được chụp từ 100 năm trước

    Những hình ảnh về ngôi chùa Báo Ân bên hồ Gươm – Hà Nội được bác sĩ Hocquard chụp từ hơn 100 năm trước. Đến nay, ngôi chùa chỉ còn lại vết tích là tháp Hòa Phong.

    Một chiến dịch ở Bắc Kỳ là cuốn sách do bác sĩ Hocquard (người Pháp) thực hiện. Sách ghi chép, mô tả về phong cảnh, địa chí, phong tục tập quán, con người nước ta khoảng 130 năm trước. Trong ảnh là các sứ giả triều đình Huế cùng tùy tùng.

    Một chiến dịch ở Bắc Kỳ là cuốn sách do bác sĩ Hocquard (người Pháp) thực hiện. Sách ghi chép, mô tả về phong cảnh, địa chí, phong tục tập quán, con người nước ta khoảng 130 năm trước. Trong ảnh là các sứ giả triều đình Huế cùng tùy tùng.

    Mới đây, khi xuất bản tiếng Việt tác phẩm (qua bản dịch của Trương Quốc Toàn), công ty sách Nhã Nam đã mua bản quyền nhiều bức ảnh để in trong phần phụ lục. Ảnh trên chụp tháp và hồ nước trong thành Sơn Tây.

    Mới đây, khi xuất bản tiếng Việt tác phẩm (qua bản dịch của Trương Quốc Toàn), công ty sách Nhã Nam đã mua bản quyền nhiều bức ảnh để in trong phần phụ lục. Ảnh trên chụp tháp và hồ nước trong thành Sơn Tây.

    Sách cũng có nhiều tranh khắc, là những bức tranh thực hiện theo ảnh chụp của Hocquard khi ông tới Đông Dương 135 năm trước. Trong ảnh là các nho sĩ và thông ngôn ở tòa Công sứ Hà Nội, lính tập Bắc Kỳ và lính lệ.

    Sách cũng có nhiều tranh khắc, là những bức tranh thực hiện theo ảnh chụp của Hocquard khi ông tới Đông Dương 135 năm trước. Trong ảnh là các nho sĩ và thông ngôn ở tòa Công sứ Hà Nội, lính tập Bắc Kỳ và lính lệ.

    Trong các địa danh, công trình mà bác sĩ Hocquard chụp, một số công trình nổi tiếng ở thời đó đến nay đã không còn. Chùa Báo Ân bên hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội là một điển hình. Bức ảnh chụp cửa vào chùa Báo Ân cho phép người xem hình dung quy mô, vẻ đẹp kiến trúc của công trình. Chùa Báo Ân đã bị Pháp phá hủy năm 1888, đến nay di tích còn sót lại là tháp Hòa Phong.

    Trong các địa danh, công trình mà bác sĩ Hocquard chụp, một số công trình nổi tiếng ở thời đó đến nay đã không còn. Chùa Báo Ân bên hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội là một điển hình. Bức ảnh chụp cửa vào chùa Báo Ân cho phép người xem hình dung quy mô, vẻ đẹp kiến trúc của công trình. Chùa Báo Ân đã bị Pháp phá hủy năm 1888, đến nay di tích còn sót lại là tháp Hòa Phong.

    - Advertisement -
    Tháp Hòa Phong và cánh cổng nhỏ, nhìn từ phía sau, khoảng năm 1883-1886

    Tháp Hòa Phong và cánh cổng nhỏ, nhìn từ phía sau, khoảng năm 1883-1886

    Việc mua bản quyền những bức ảnh này giúp bạn đọc có thể xem hình ảnh chân thực về cha ông ta, những phong cảnh, địa danh... nước ta hơn một thế kỷ trước. Trong ảnh là một ban nhạc với các nhạc công chơi: Đàn nguyệt, phách, thanh la, sáo, trống con, nhị, mõ, chiêng...

    Việc mua bản quyền những bức ảnh này giúp bạn đọc có thể xem hình ảnh chân thực về cha ông ta, những phong cảnh, địa danh… nước ta hơn một thế kỷ trước. Trong ảnh là một ban nhạc với các nhạc công chơi: Đàn nguyệt, phách, thanh la, sáo, trống con, nhị, mõ, chiêng…

    Tri phủ Đoan Hùng (sông Lô) và đoàn tùy tùng gồm lính mang lọng, lính mang ống điếu và nho sĩ.

    Tri phủ Đoan Hùng (sông Lô) và đoàn tùy tùng gồm lính mang lọng, lính mang ống điếu và nho sĩ.

    Các bức ảnh chụp nhiều chủ đề, nhân vật, sinh hoạt của người xưa. Trong ảnh là một phiên xử kẻ cướp ở tòa Công sứ Hà Nội.

    Các bức ảnh chụp nhiều chủ đề, nhân vật, sinh hoạt của người xưa. Trong ảnh là một phiên xử kẻ cướp ở tòa Công sứ Hà Nội.

    Người làm cỏ cho chè.

    Người làm cỏ cho chè.

    Voi của quan tổng đốc Bắc Ninh.

    Voi của quan tổng đốc Bắc Ninh.

    Khung cảnh nhìn từ cổng trong chùa Báo Ân, 1885

    Khung cảnh nhìn từ cổng trong chùa Báo Ân, 1885

    Bản đồ khu vực hồ Gươm năm 1885. Chùa Báo Ân nằm phía dưới.

    Bản đồ khu vực hồ Gươm năm 1885. Chùa Báo Ân nằm phía dưới.

    Chùa Báo Ân được xây dựng vào khoảng thời gian 1842, tức khoảng thời gian trị vì vua Thiệu Trị – một dấu ấn hiếm hoi của vương triều Nguyễn trên đất Thăng Long xưa. Người chủ trì việc xây chùa là Quan Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai nên người đời còn lấy phẩm hàm vủa vị quan này để gọi chùa bằng hai tiếng Quan Thượng.

    Chùa Báo Ân là minh chứng điển hình cho dòng tư tưởng “Cư Nho Mộ Thích” thịnh hành trong thời Nguyễn: tức là học theo đạo Nho nhưng vẫn sùng bái Phật giáo. Bản thân quan chủ trì Nguyễn Đăng Giai cũng xuất thân từ Nho gia vọng tộc. Ông nội là Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hoành, còn thân phụ ông chính là là thiếu sư Nguyễn Đăng Tuân – thầy giáo của vua Thiệu Trị.

    Chùa được xây dựng trên nền xưa là đất làng Cựu Lâu ( tập hợp từ ba làng Cựu kho súng, Hậu Lâu, Hậu Bi khoảng cuối đời vua Minh Mạng). Nơi đây vốn là phạm vi của khu vực lầu Ngũ Long do chúa Trịnh Doanh (1740-1767) cho dựng để làm nơi hóng mát tiết hè. Để xóa bỏ tàn tích của chúa Trịnh, năm 1787, Lê Chiêu thống đã ra lệnh đốt phủ chúa và những gì có liên quan.

    Nằm trên khu đất gần 100 mẫu, chùa Báo Ân được coi là công trình Phật giáo có quy mô bậc nhất xứ Thăng Long bấy giờ với 36 nóc và 180 gian, kiến trúc phức tạp và cầu kỳ. Chùa còn sở hữu một quần thể tượng lớn, nhiều bức được sơn son thiếp vàng hoặc khảm xà cừ, tạo hình sinh động.

    Vẻ đẹp của chùa Báo Ân đã khiến nơi đây được coi là động tiên với lời truyền miệng: “Phong quang cảnh trí trăm đường – Trong xây chín giếng, ngoài tường lục lăng – Rõ mười cửa động tưng bừng – Đền vàng tỏa ngọc chất từng như nêm”.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều