“Nuôi lợn ăn cơm nằm
Nuôi tằm ăn cơm đứng”.
Câu tục ngữ trên phần nào cũng đã nói lên sự gần gũi của lợn đối với người Việt.
Lợn (hay Heo theo phương ngữ miền Nam của tiếng Việt) là một chi động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á-Âu được gộp nhóm tổng thể với danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae). Lợn rừng đã được thuần hóa và được nuôi như là một dạng gia súc để lấy thịt cũng như da. Các sợi lông cứng của chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da có thể dùng để sản xuất bóng bầu dục. Ngoài ra, phân của lợn nhà cũng được dùng làm phân chuồng để cải tạo đất.
Trong tiếng Việt có nhiều từ để gọi các loại lợn (heo) khác nhau, chủ yếu áp dụng cho lợn đã thuần hóa (lợn nhà):
- Lợn nái hay heo nái – Lợn cái nuôi để sản xuất lợn con
- Lợn sề – Lợn nái già
- Lợn bột hay heo sữa – Lợn con đang bú mẹ
- Lợn hạch – Lợn đực đã thiến
- Lợn ỉ – Một giống lợn của Việt Nam, có mõm ngắn, lưng võng và bụng sệ với lớp da màu đen hay xám.
- Lợn lang hay heo bông – Lợn lông đốm đen-trắng
- Lợn mọi – Một dạng lợn ỉ, rất chậm lớn, chủ yếu nuôi làm cảnh
- Lợn lòi – Đồng nghĩa của lợn rừng
- Heo nọc – Lợn đực chuyên dùng để phối giống.
và còn nhiều nữa.
- Lợn đôi khi được dùng để ví với người. Winston Churchill nói rằng: “Con chó ngước lên nhìn chúng ta. Con mèo nhìn xuống chúng ta, còn con lợn thì coi chúng ta là ngang hàng”.
- Tại Hoa Kỳ, một số trường phổ thông (sơ, trung và cao cấp) cũng như trường đại học có các con vật lấy phước là lợn hay tương tự như lợn. Đáng chú ý nhất trong số này là Đại học Arkansas với con vật lấy phước của đội thể thao của trường là một con lợn lòi (Sus scrofa).
- Sự chuyển hóa ma thuật biến con người thành lợn được dùng làm cốt truyện trong nhiều câu chuyện, chẳng hạn trong thiên sử thi Odyssey của Homer, trong đó đoàn thủy thủ của con tàu anh hùng bị nữ thần Circe biến thành lợn.
- Trư Bát Giới, một nhân vật trong Tây du ký của người Trung Quốc, là một vị thần trên thiên đình có hình dạng nửa người nửa lợn.
- Trong nhiều nên văn hóa (ngoại trừ người theo đạo Hồi thường không ăn thịt lợn), lợn là món không thể thiếu để cúng kiến hoặc dùng trong các lễ hội làng, thủ lợn (đầu heo) thường dành cho người già nhất hay người chức cao nhất. Trong lục súc tranh công, một truyện thơ cổ Việt Nam có viết: Việc quan, hôn, tang, tế, vô hồi (hết thảy)
Hết thảy cũng lấy heo làm trước. - Thời Hy Lạp cổ đại, lợn là con vật để hiến tế cho nữ thần Demeter và nó là con vật yêu thích của nữ thần này. Phần mở đầu của các lễ hiến tế Eleusis được bắt đầu bằng việc hiến tế con lợn.
- Lợn là một trong số 12 con vật tượng trưng cho chu kỳ 12 năm của Địa Chi trong nhiều tính toán liên quan tới Can-Chi của người Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v. Nó gắn liền với địa chi Hợi. Những người tin tưởng vào chiêm tinh học Trung Hoa luôn gắn con vật với đặc điểm, đặc tính cá nhân. Xem bài: Hợi.
- Người Hồi giáo bị cấm không được ăn thịt lợn, những vẫn có thể ăn trong trường hợp sắp chết đói và chẳng có thực phẩm khác ngoài thịt lợn theo kinh Qur’an.
- Người Do Thái cũng bị cấm ăn thịt lợn, theo luật Kashrut.
- Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã kể một câu chuyện ngụ ngôn về đứa con trai hoang đàng. Khi ăn chơi hết tiền cậu ta phải xin làm người nuôi lợn thuê, mong ước là có thể ăn thức ăn của lợn như không ai cho.
- Cũng trong Phúc Âm, Chúa Giêsu thực hiện một phép màu bằng cách làm cho con quỷ ám ảnh con người đi vào một bầy lợn và sau đó làm nó phải chạy trốn tới một vách đá và sau đó bị chết đuối.
Theo tử vi: Tuổi Hợi là những người giàu lòng trắc ẩn, nhân ái và yêu thương mọi người. Họ sống tự do, thoải mái và phóng khoáng, bởi vậy tuổi Hợi được mọi người xung quanh quý mến, tôn trọng. Nhờ vào tài năng và sự chăm chỉ của mình, những người này sớm xây dựng được một sự nghiệp vững chắc.Tuổi Hợi là những con người thật thà, ngay thẳng và rất tốt bụng. Họ dễ xúc động với những khó khăn, bất hạnh của người khác. Bởi vậy tuổi Hợi hay tham gia vào những hoạt động từ thiện để làm nhiều việc có ích cho xã hội.
Vẻ bề ngoài của tuổi Hợi lúc nào cũng thanh thản, nhàn nhã, dường như không bao giờ vướng bận, buồn phiền bất kì điều gì. Họ hoàn toàn không phải là những kẻ lười biếng, chỉ biết hưởng thụ mà đơn giản tuổi Hợi luôn biết cách cân bằng, điều hòa cuộc sống của chính mình.
Dù gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, họ cũng không bao giờ la hét, làm ầm lên cho người khác biết cũng không ỷ lại dựa dẫm vào ai. Những người này âm thầm giải quyết vấn đề của mình với sự ung dung, quả quyết. Trong con mắt của mọi người xung quanh, tuổi Hợi là những người rất thân thiện và hòa đồng. Họ chẳng bao giờ to tiếng quát tháo một ai dù người đó có mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Sự bao dung và nhân hậu luôn tồn tại trong con người tuổi Hợi. Họ sẵn sàng tha thứ và cảm thông cho những lỗi lầm của người khác.
Tuổi Hợi không thích tranh luận, đấu khẩu với người khác. Phương châm sống của họ là: “Một điều nhịn bằng chín điều lành.” Bởi vậy dù kẻ khác có cố tình gây sự, tuổi Hợi cũng luôn giữa thái độ hòa hợp, nhường nhịn. Nhờ vào sự khéo léo trong cách đối nhân xử thế ấy, tuổi Hợi được nhiều người yêu quý và kính phục. Mỗi khi làm việc gì, họ đều đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, không bao giờ ích kỉ vụ lợi cho bản thân. Những người này dễ đặt niềm tin vào người khác, điều đó khiến đôi lúc họ bị kẻ xấu lợi dụng.
Sự thật thà, chân thành giúp tuổi Hợi xây dựng được nhiều mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Đi đến đâu, tuổi Hợi lại có người yêu quý, ngưỡng mộ tới đó. Thế nhưng những người này không bao giờ tỏ ra vẻ kiêu ngạo, phô trương. Ngược lại họ lúc nào cũng khiêm tốn, rụt rè.
Tuổi Hợi là những con người đầy năng động, sáng tạo và nhiệt tình. Họ sẽ không bao giờ vắng mặt trong những buổi họp, giao lưu, gặp mặt…
15/11/2020, Luật gia TRẦN THÚC HOÀNG