Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024
Khác

    Thường tự kiểm tra mình

    Phật tử hiểu và sống được thì sẽ thấy an vui. Nếu khi có lỗi mà không nhận lỗi thì đó là nguy hiểm, khiến người kia tức giận thành ra cãi vã, tranh chấp nhau cũng từ chỗ đó. Nhờ thường tự kiểm tra mình mới thấy được chỗ yếu, chỗ sai để mà tự sửa.

    Có câu chuyện về hai nhà họ Trương họ Lý.

    Một hôm, người bên nhà họ Lý qua nhà họ Trương hỏi:

    “Sao mọi người nhà anh sống với nhau vui vẻ, hài hòa rất là hay; còn nhà tôi năm ba bữa là cãi nhau, nhà anh có thuật sống gì hay vậy?”

    Anh họ Trương nói:

    - Advertisement -

    “Đâu có gì lạ! Mọi người trong nhà tôi luôn thấy mình là người xấu, còn nhà anh ai cũng thấy mình tốt nên mới như vậy”.

    Anh họ Lý ngạc nhiên:

    “Là người tốt tại sao lại cãi vã”.

    Họ Trương mới nói:

    “Ví như có một chén trà để trên bàn, một người đi qua vô ý đụng cái bàn, bàn chao làm rơi vỡ chén trà. Người nhà của anh không nhận lỗi, mà còn lớn tiếng trách: “ Ai để chén trà không ý tứ, phải để vào trong thì đâu có bể ?”. Người để chén trà cũng không chịu thua, cãi lại: “ Tôi để đó đâu có sao, tại anh vô ý làm bể, còn trách”.

    Phật tử hiểu và sống được thì sẽ thấy an vui. Nếu khi có lỗi mà không nhận lỗi thì đó là nguy hiểm, khiến người kia tức giận thành ra cãi vã, tranh chấp nhau cũng từ chỗ đó. Nhờ thường tự kiểm tra mình mới thấy được chỗ yếu, chỗ sai để mà tự sửa.

    Phật tử hiểu và sống được thì sẽ thấy an vui. Nếu khi có lỗi mà không nhận lỗi thì đó là nguy hiểm, khiến người kia tức giận thành ra cãi vã, tranh chấp nhau cũng từ chỗ đó. Nhờ thường tự kiểm tra mình mới thấy được chỗ yếu, chỗ sai để mà tự sửa.

    Vì ai cũng thấy mình tốt, mình phải nên mới xảy ra cãi nhau. Còn nếu là người nhà của tôi khi gặp sự việc như vậy sẽ nhỏ nhẹ xin lỗi: “Tôi lỡ vụng làm đổ chén trà, thành thật xin lỗi”. Người để chén trà nghe vậy, cũng sẽ nói: “Cũng không thể trách anh, do tôi sơ ý để chén trà ở gần mép bàn nên mới bị đụng đổ. Đây là lỗi của tôi”. Hai người cùng nhận lỗi hết nên không cãi vã, trong nhà luôn an vui và tốt đẹp. Còn nhà anh ai cũng tốt thì lỗi về phần ai ?

    Đây cũng là một kinh nghiệm sống, lỡ gặp chuyện như vậy thì chúng ta cứ nhận lỗi không trách ai. Phật tử hiểu và sống được thì sẽ thấy an vui. Nếu khi có lỗi mà không nhận lỗi thì đó là nguy hiểm, khiến người kia tức giận thành ra cãi vã, tranh chấp nhau cũng từ chỗ đó.

    Nếu hai người đều đúng mà hai cái đúng chạm nhau thì tóe lửa, rõ ràng là như vậy. Nên phải nhận lỗi, tập nói lời xin lỗi, đó là yếu chỉ để sống hòa hợp, vui vẻ. Đây là những bài học thực tế, chúng ta phải hiểu được ý nghĩa đó để tập sống hòa hợp. Muốn được vậy thì phải thường tự kiểm tra mình đừng lo kiểm tra người.

    Nhờ thường tự kiểm tra mình mới thấy được chỗ yếu, chỗ sai để mà tự sửa.

    Các Phật tử thấy chiến trường sắp nổ nhưng mỗi người sớm biết xoay lại, biết nhận lỗi, chỉ cần chịu hạ mình thấp một chút là có thể xong việc. Còn ai cũng tự cho mình là trên, không chịu nhận lỗi nên mới sinh ra chuyện không vui, không tốt.

    Các Phật tử thấy chiến trường sắp nổ nhưng mỗi người sớm biết xoay lại, biết nhận lỗi, chỉ cần chịu hạ mình thấp một chút là có thể xong việc. Còn ai cũng tự cho mình là trên, không chịu nhận lỗi nên mới sinh ra chuyện không vui, không tốt.

    Có ông bác sĩ Triệu là Phật tử, thường lên tòa diễn giảng. Hôm đó, giảng xong ông lái xe về nhà, vừa lái ra cổng thì bị chiếc xe taxi xông tới đụng vào xe ông. Rõ ràng anh tài xế taxi có lỗi, nhưng mà anh này còn mắng to: “Bộ ông muốn chết sao mà chạy như vậy?”. Bác sĩ Triệu tức vì theo luật đi đường thì anh taxi lỗi, đã vậy lại còn lớn tiếng chửi, bác sĩ đáp trả: “Chính anh mới muốn chết”. Tài xế taxi thách thức: “Ông ra đây!”. Bác sĩ nói: “Ra thì ra chứ sợ gì”.

    Ngay lúc ông sắp mở cửa bước ra khỏi xe, liền thấy nhóm học viên trong hội trường mà ông vừa diễn giảng ra tới, thấy thầy vừa giảng rất hay mà sao mới đây lại sừng sộ như vậy. Bác sĩ Triệu ngay đó tự kiểm lại mình, thấy hổ thẹn, liền đổi thái độ. Hướng về anh tài xế kia: “Thôi tôi xin lỗi anh, đúng là tôi sai rồi”. Anh tài xế ngạc nhiên, nhưng cũng trở lại khiêm tốn, nắm chặt tay bác sĩ: “Đây đúng là lỗi của tôi, chứ không phải ông”. Hai người vui vẻ bắt tay nhau rồi đi.

    Các Phật tử thấy chiến trường sắp nổ nhưng mỗi người sớm biết xoay lại, biết nhận lỗi, chỉ cần chịu hạ mình thấp một chút là có thể xong việc. Còn ai cũng tự cho mình là trên, không chịu nhận lỗi nên mới sinh ra chuyện không vui, không tốt.

    Người biết nhận lỗi là người có sức mạnh lớn, vì người yếu đuối chưa chắc làm được. Nhưng người ta ít dám nhận lỗi mà thường thấy lỗi của người khác.

    Người biết nhận lỗi là người có sức mạnh lớn, vì người yếu đuối chưa chắc làm được. Nhưng người ta ít dám nhận lỗi mà thường thấy lỗi của người khác.

    Chúng ta khéo tập nói được lời xin lỗi là đã giải quyết được bao nhiêu chuyện rắc rối. Chỉ cần một câu nói thôi. Quý Phật tử nào kinh nghiệm sẽ rõ. Nếu đã lỡ làm chuyện có lỗi mà thực tâm xin lỗi thì người kia họ cũng sẽ bớt giận; cũng như ai lỡ làm mình buồn giận mà họ xin lỗi thì mình cũng sẽ bớt buồn.

    Như vậy, chỉ một lời xin lỗi thôi mà có thể chuyển họa thành phúc, chuyển rắc rối thành êm đẹp, vậy tại sao chúng ta không dám nói lời xin lỗi, trong khi không tốn công, tốn tiền tốn bạc gì hết? Xét lại thì chỉ vì lòng tự ái mà ra, do tự ái là hàng rào cản nên mới không dám nói. Người học đạo cần phải vượt qua, đó cũng chính là một cách để tự thắng mình.

    Kinh Pháp Cú nói:

    Dù tại bãi chiến trường,

    Thắng ngàn ngàn quân địch,

    Tự thắng mình tốt hơn,

    Thật chiến thắng tối thượng.

    Dù thiên thần, thát bà,

    Dù ma vương, Phạm thiên,

    Không ai chiến thắng nổi,

    Người tự thắng như vậy.

    Có thấy được sai sót của mình, chúng ta mới sửa để tiến bộ, còn tưởng mình tốt thì không còn muốn nghe ai khuyên dạy nữa, cố chấp như vậy thì lỗi càng nhiều.

    Có thấy được sai sót của mình, chúng ta mới sửa để tiến bộ, còn tưởng mình tốt thì không còn muốn nghe ai khuyên dạy nữa, cố chấp như vậy thì lỗi càng nhiều.

    Nghĩa là dù cho thiên thần ở cõi trời, dù ma vương hay Phạm thiên cũng không ai có thể bằng người tự chiến thắng mình, đó là một sức mạnh lớn, khó làm mà làm được.

    Người biết nhận lỗi là người có sức mạnh lớn, vì người yếu đuối chưa chắc làm được. Nhưng người ta ít dám nhận lỗi mà thường thấy lỗi của người khác. Đó là thói quen ít tự kiểm tra mình mà lại thường kiểm tra người, nên kinh Pháp Cú nói:

    Dễ thay thấy lỗi người,

    Lỗi mình thấy mới khó.

    Lỗi người ta phanh tìm,

    Như lựa thóc trong gạo.

    Còn lỗi mình che giấu,

    Như kẻ gian giấu bài.

    Tức là thấy lỗi người ta thì dễ, thấy lỗi mình mới khó. Lỗi người khác thì cố moi tìm như lựa thóc trong gạo; còn lỗi mình thì che giấu cho qua như kẻ gian giấu bài. Đó là thói quen.

    Dám nhận lỗi, dám nói lời xin lỗi, tạo không khí vui hòa, cũng là cách tiến tu.

    Dám nhận lỗi, dám nói lời xin lỗi, tạo không khí vui hòa, cũng là cách tiến tu.

    Vì thường thấy lỗi người mà không thấy lỗi mình nên thành ra tự cao tự đại, rồi dễ bực mình, thấy anh đó cứ lầm lỗi hoài, cứ dở hoài mà không biết bản thân mình cũng có cái dở. Cho nên, nếu là người thường soi lại mình, lỡ thấy huynh đệ có sai sót thì cũng thông cảm, vì lâu lâu mình cũng có những cái dở, nhờ vậy ít bực bội. Nếu người mà lúc nào cũng tự cho là mình đúng, là tốt khi thấy người ta sai chút là dễ bực bội, rồi cứ lo trách người mà ít chịu trách mình.

    Đó là những kinh nghiệm, là lẽ thật để chúng ta thường tự soi, tự kiểm lại mình, thấy được những cái sai sót của mình, dám nhận lỗi, dám nói lời xin lỗi, tạo không khí vui hòa, cũng là cách tiến tu. Có thấy được sai sót của mình, chúng ta mới sửa để tiến bộ, còn tưởng mình tốt thì không còn muốn nghe ai khuyên dạy nữa, cố chấp như vậy thì lỗi càng nhiều.

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều