Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024
Khác
    HomePhật Giáo Quốc TếPhật giáo nước ngoàiNi Cô Kung Fu Của Dòng Truyền Thừa Drukpa

    Ni Cô Kung Fu Của Dòng Truyền Thừa Drukpa

    Thậm chí cho đến gần đây nhiều nữ tu Phật giáo ở khu vực Himalaya còn bị từ chối vai trò lãnh đạo và cơ hội luyện tập như một phần trong cách thực hành tôn giáo của mình. Và rồi lãnh tụ tâm linh của Phái Drukpa thất vọng vì sự bất bình đẳng giới trong khu vực nên đã thay đổi điều này. Đó là cơ duyên để các Ni cô Kung Fu ra đời.

    Theo truyền thống, các ni cô Phật giáo không được phép tập luyện thể dục. Họ bị cấm ca hát, chủ trì cầu nguyện hoặc được xuất gia một cách hoàn toàn. Ở một số tự viện, người ta cho rằng các ni sư Phật giáo thậm chí không thể chứng ngộ trừ khi họ tái sinh thành nam giới.

    “Mọi người đều có suy nghĩ lạc hậu rằng các ni cô không thể làm gì cả”, Jigme Konchok Lhamo, 25 tuổi, người đã trở thành ni cô từ năm 12 tuổi, chia sẻ. (Jigme là tên chung của tất cả ni cô, theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là “người không sợ hãi”).

    Tuy nhiên, Đức pháp vương Gyalwang Dukpa, vị lãnh tụ tâm linh của dòng truyền thừa Dukpa, đã dành phần lớn cuộc đời mình để phá vỡ thứ truyền thống Phật giáo gia trưởng này.

    - Advertisement -

    Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014, Gyalwang Dukpa từng nói ông không thích “thuật ngữ trao quyền”. “Điều đó có nghĩa là tôi thực sự có quyền để trao quyền cho họ. Tôi chỉ tháo dỡ các chướng ngại vật để họ có thể tự tạo ra sức mạnh cho mình”.

    Các ni cô tập kung fu và thiền định hàng giờ mỗi ngày – việc giúp họ cảm nhận được trách nhiệm thực sự của mình: giúp đỡ người khác.

    Họ mở các lớp tự vệ dành cho phụ nữ ở một khu vực vốn được biết đến với vấn nạn bạo hành phụ nữ. Các ni cô này cũng đã đạp xe cả ngàn cây số để phản đối những hành động gây ra biến đổi khí hậu và nạn buôn người.

    Các ni cô trên dãy Himalaya đã đi thu gom rác thải. Nhiều người trong số họ được đào tạo để sửa chữa bảng điều khiển năng lượng mặt trời. Sau trận động đất năm 2015 ở Nepal, các ni cô này đã cung cấp viện trợ cho nhiều cộng đồng mà nhiều tổ chức quốc tế không dám tiếp cận vì nguy hiểm.

    Dân Nguyễn (Dịch từ Kottke)

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều