Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõ lý nhân quả.
Lý nhân quả là nền tảng cơ bản sống còn của con người, nếu chúng ta biết áp dụng vào thực tiển thì người người sẽ được cơm no áo ấm, nhà nhà an vui hạnh phúc, xã hội sẽ không còn lầm than đau khổ vì con người biết sống yêu thương hơn.
Đất nước Ấn Độ là nơi xuất hiện nhiều trường phái tâm linh và triết học, đa số đều chấp nhận có một đấng tối cao ban phước giáng họa, ai tin và làm theo thì sẽ được hưởng phước báu vô lượng vô biên, ai không theo thì sẽ bị đọa lạc. Vì thế các ông vua thời phong kiến thường tự xưng mình là thiên tử tức con trời, thay trời trị vì thiên hạ. Một ông vua nọ vì quan niệm như vậy nên nghĩ rằng tất cả thần dân thiên hạ đều do mình ban cho phúc lộc. Nhà vua có một vị hoàng hậu rất tin kính Tam bảo, bà hay làm việc phước thiện cúng dường trai Tăng và thường giúp đỡ người nghèo khổ. Cả nước ai cũng đều biết đến bà, như là một vị Bồ tát Quán Thế Âm thị hiện đi vào đời để cứu độ chúng sinh.
Vua thường nói với hoàng hậu rằng sở dĩ ngày nay thiếp được hưởng vinh hoa phú quý, nàng được ăn ngon mặc đẹp, có kẻ hầu người hạ và được hưởng hạnh phúc đều do trẩm ban cho. Dạ thưa đại vương, thiếp thì lúc nào cũng yêu thương và quý trọng đại vương, nhưng nếu đại vương cho phép thiếp sẽ trình bày một số quan điểm và hiểu biết mà thiếp đã học được qua lời Phật dạy. Được thần thiếp cứ nói đi, trẩm cho phép đó. Ngày nay thiếp làm hoàng hậu được hưởng vinh hoa phú quý, là không phải do bệ hạ ban cho mà chính thần thiếp đã gieo trồng phước đức từ nhiều kiếp, nên ngày nay mới hưởng được quả báo tốt đẹp.
Vua nghe hoàng hậu nói vậy trong lòng không được vui, vì vua nghĩ rằng ta là thiên tử tức con trời là người có quyền ban phước giáng họa. Để cho hoàng hậu biết được quyền uy thế lực của mình, đêm hôm đó nhà vua cho nàng uống thuốc ngủ và nhân cơ hội này, nhà vua liền lấy chiếc nhẫn kim cương đã trao tặng cho nàng nhân ngày cưới đem quăng xuống sông. Sáng thức dậy không thấy chiếc nhẫn đâu cả, hoàng hậu trong lòng cảm thấy buồn đôi chút liền trình cho nhà vua biết. Nhà vua nói, nếu là phước do nàng tạo ra thì hãy làm sao có chiếc nhẫn trở lại đi, nếu đúng như vậy ta mới tin lời Phật dạy là chân lý ta sẽ qui hướng Phật đà, hộ trì chánh pháp và cung kính làm theo lời Phật dạy. Nói xong nhà vua cảm thấy khoan khoái trong lòng, vì ngài biết chắc rằng chiếc nhẫn dù có mọc cánh cũng không thể nào bay trở về chỗ của hoàng hậu được.
Quả thật là rất khó cho hoàng hậu, một đàng vô tình, một người cố ý, vậy luật nhân quả có công bằng và bình đẳng hay không? Nhưng lời Phật dạy không sai, nhân gì do chúng ta đã tạo, dù trăm kiếp ngàn đời vẫn không mất. Khi hội đủ nhân duyên thì quả báo hoàn tự hiện. Hoàng hậu lúc này thật sự quá lo lắng, không biết phải làm sao để có chiếc nhẫn trở lại đây. Nàng ta chỉ biết thầm nguyện trong lòng, nếu Phật pháp linh hiển không thể nghĩ bàn, thì sẽ khiến cho nàng có được chiếc nhẫn trở lại. Lạ thay, cái gì đến sẽ đến khi hội đủ nhân duyên. Không thể có cái gì đó, do một nhân mà hình thành.
Ba ngày sau, một cô cung nữ phát giác ra chiếc nhẫn nằm trong bụng cá và đem trả lại cho hoàng hậu. Lúc này sự thật đã quá rõ ràng nhà vua không thể ngờ Phật pháp quá cao siêu và mầu nhiệm. Từ đó, nhà vua tín kinh ngôi Tam bảo và phát nguyện thọ trì gìn giữ năm điều đạo đức. Khuyên dân chúng giữ giới không được giết người và hạn chế tối đa giết hại các loài vật, xóa bỏ tập tục giết vật cúng tế thần linh. Không được gian tham trộm cướp lường gạt lấy của người dù là cây kim cọng chỉ. Trộm là lén lấy, cướp là công khai lấy, cho đến dùng quyền lực để ép lấy cũng gọi là cướp. Giới thứ ba người Phật tử có quyền lấy vợ lấy chồng, ngoài vợ chồng chính thức không được quan hệ dan díu với vợ chồng người khác. Làm như vậy coi như phạm giới tà dâm vô tình phá nát hạnh phúc gia đình người. Không được nói dối để hại người, nếu nói dối để cứu người giúp người thì không sao. Không được uống rượu say sưa và dùng những chất kích thích như xì ke ma túy, vì là nhân dẫn đến si mê đọa lạc gây đau khổ cho nhiều người.
Xưa nay các vị vua thời phong kiến đều cho rằng mình là thiên tử thay trời trị vì thiên hạ, họa hay phúc của con người đều được vua sắp đặt nên làm vua thì muốn giết ai thì giết, muốn phong quan tiến chức cho ai thì phong, không ai có quyền cãi lại. Chính vì quan niệm độc tôn đó, đã làm cho thế giới loài người phải chịu khỗ đau bởi quyền lực phong kiến. Ngày nay trên đà tiến của nhân loại con người thông minh hơn, nên đã thấy rõ ràng thế giới này là trùng trùng duyên khởi. Tất cả mọi hiện tượng sự vật tương quan, tương duyên, tương sinh lẫn nhau theo chiều nhân duyên.
“Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không. Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”.
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõ lý nhân quả. Lý nhân quả là nền tảng cơ bản sống còn của con người, nếu chúng ta biết áp dụng vào thực tiển thì người người sẽ được cơm no áo ấm, nhà nhà an vui hạnh phúc, xã hội sẽ không còn lầm than đau khổ vì con người biết sống yêu thương hơn.