Trong những ngày người dân TPHCM và các tỉnh phía Nam căng sức chống dịch và thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Với tinh thần tương thân, tương ái, chư Tăng và Phật tử chùa Giác Hải, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồngđã tích cực đóng góp tịnh tài, tịnh vật và tịnh lực cho các công tác từ thiện, trao những yêu thương, nhu yếu phẩm cần thiết cho đồng bào, nhân dân trong khu vực cánh ly, phong toả và giãn cách xã hội…
Từ ngày 20/06/2021 đến ngày 08/08/2021, chùa Giác Hải đã thực hiện được 35 chuyến xe chở rau, củ, quả về Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Tiền Giang với tình cảm chia ngọt, sẻ bùi. Do phải giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, đời sống của người lao động nghèo ở vùng dịch gặp muôn vàn khó khăn. Trong thời gian hơn 1 tháng qua, hơn600 tấn nông sản sạch đã được Đại đức Thích Trí Định cùng với Phật tử liên lạc với các nhà vườn ra tận nơi để cắt rau. Mặc cho mưa, nắng, Thầy và các Phật tử hàng ngày đều đặn ra vườn, ra rẫy để cắt từng cộng rau, củ cải, trái bí…với lưng áo ướt đẫm mồ hôi. Và tiếp sau đó là quá trình vận chuyển, bốc dở cũng làviệc làm rất khó cho những ai chưa phải lao động chân tay. Nhưng rồi,những bao bí đỏ nặng từ 50 kg vẫn được Thầy và các Phật tử bốc vác lên vai một cách nhẹ nhàng với nụ cười vẫn luôn rạng rỡ trên môi. Trong quá trình lao động, những câu chuyện Phật pháp cũng được Thầy chia sẻ với mọi người để quên đi những mệt mỏi trong ngày thu gom rau củ. Toàn bộ hàng gom về rồi tập kết về chùa làm sạch, đóng bao bì cẩn thận rồi chất lên xe vận chuyển vào Nam, trao tặng cho bà con vùng dịch đang trong cơn khố khó, hoạn nạn, góp phần lan tỏa tinh thần từ bi, cứu khổ, ban vui của đạo Phật.
Mỗi một chuyến xe là một câu chuyện, là tình yêuthương của những người con Cao nguyên gửi về khúc ruột miền Nam với tinh thần “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Để duy trì được những chuyến xe nghĩa tình đến với bà con vùng dịch, chùa Giác Hải đã vận động các Phật tử, nhà từ thiện hảo tâm nhiệt tình đóng góp, chia sẻ “Nhường cơm sẻáo”, mỗi người một ítđể gửi chút tình đến bà con vùng dịch.
Những thành quả trong Phật sự Hoằng pháp lợi sanh và từ thiện của chùa Giác Hải có được là nhờ sự lãnh chỉ đạo sâu sắc của Trung ương Giáo hội, sự đồng thuận của Chính quyền tại địa phương tạo thuận lợi cùng với sự phát tâm Bồ-đề của các nhà hảo tâm và các vị mạnh thường quân đã tài thí và vật thí cho chùa; Đại đức Thích Trí Định trụ trì và Phật tử xin tán thán công đức của quí mạnh thường quân, các nhà hảo tâm đã luôn đồng hành cùng với Thầy trong suốt thời gian qua.
Được biết, chùa Giác Hải là ngôi già lam được thành lập từ năm 1908 hiệndo Đại đức Thích Trí Định đảm nhận trụ trì. Thầy Trí Định xuất gia với Thượng toạ Thích Minh Châu trụ trì chùa Bửu Sơn, tỉnh Lâm Đồng từ năm 1995. Năm 2000 Thầy cầu pháp với cố Trưởng lão Hòa Thượng thượng Pháp Hạ Chiếu. Cuối năm 2009, sau khi Tốt nghiệp Cử nhân Phật học, được Hoà thượng Tôn sư chỉ dạy, Thầy về tiếp nhận ngôi già lam chùa Giác Hải, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng cho đến nay thấm thoát hơn 10 năm.
Chỉ cần đến thị trấn Thạnh Mỹ huyện Đơn Dương, hỏi thăm cư dân về ngôi chùa Giác Hải ai cũng đều biết danh về hạnh lành và công tác từ thiện trong và ngoài địa phương của Thầy…Ngôi già lam được khang trang như ngày hôm nay thầy Trí Định phải chịu lắm gian nan, vất vả. Tuy nhiên, thực hiện lời dạy của Đức Phật: “Đệ tử Như Lai thực hành phước huệ song tu, thân bồi phước – tâm tu huệ. Muốn thành Phật phải tu Bồ-tát đạo, hành Bồ-tát hạnh, thay thế chúng sanh chịu khổ”, Thầy đã không ngại gian khổ, thực hành lời dạy của đức Phật và sự giáo huấn của Thầy Tổ nên duy trì được nhiều công tác Phật sự nổi bậc tại địa phương. Trong 10 năm đảm nhận vai trò trụ trì chùa Giác Hải, tham gia các công tác Giáo hội. Đại đức đã phát tâm tổ chức các sự kiện nổi bậc như: Đạo tràng Thất Châu Dược Sư suốt 49 ngày bắt đầu từ mồng 01 tết Nguyên Đán hàng năm; Khoá Tu Mùa Hè cho Phật tử địa phương từ 600 đến 800 em trong 1 tuần lễ; Lễ Chúc Thọ cho hơn 1300 Bô Lão trên toàn huyện; . . .
Ngoài việc tự thân vận động trao gởi yêu thương bằng hiện vật, đại đức còn tổ chức Đàn tràng Thất Châu Dược sư; Tổ chức cộng tu để hồi hướng phước báu cầu mong đại dịch sớm qua đi. Trong đại dịch COVID-19, khi trung tâm huyện Đơn Dương thực hiện cách ly, Đại đức cũng đã hỗ trợ bếp ăn tuyến đầu chống dịch cho anh em dân quân tại các chốt kiểm dịch, thăm hỏi, động viên và hỗ trợ nhu yếu phẩm và 1 tấn gạo cho Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đơn Dương để chăm lo cho bà con bị cách ly tập trung.
Ngoài nhiệm vụ trụ trì, thầy Trí Định còn đảm nhận nhiều trọng trách khác như: Phó Trưởng Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử Trung ương; Phó Trưởng Phân Ban Hoằng Pháp Thanh Thiếu Niên TW; Phó Trưởng Ban hoằng Pháp GHPGVN tỉnh Lâm Đồng; Phó Ban Trị Sự kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp huyện Đơn Dương.
Hạnh lành của Thầy Trí Định bao la với tấm lòng nhân ái, san sẻ yêu thương cho mọi người gặp cảnh cơ nhỡ, tai ương, bệnh tật… Qua tiếp xúc, khi được hỏi ý nguyện, Thầy chỉ cười và khiêm tốn nói: “…Ngày hai bữa cơm đạm bạc thì có gì phải bận tâm, chỉ mong mọi người hiểu và làm theo lời Phật dạy để cuộc sống luôn được bình an, hạnh phúc!” và Thầy mong mọi trái tim hãy mở rộng từ tâm hướng về khúc ruột miền Nam thân yêu để chia sẻ tình thương đến với đồng bào đang ở tâm bão dịch bệnh.
Khi được hỏi Thầy trong mùa dịch này đã được 35 chuyến xe rau củ rồi, Thầy có cần nghỉ ngơi vài ngày cho khỏe rồi tiếp tục không? Thầy cười và nói: “dịch chưa hết sao nghỉ được, mấy anh em tuyến đầu còn vất vả hơn mình nhiều, mình làm có chút vầy đáng là bao”.
Ý nguyện của Thầy đơn giản vậy thôi nhưng điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc lan toả tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực tự cường của người dân trong nỗ lực chung tay đẩy lùi dịch COVID-19. Đồng thời, góp phần động viên người lao động nghèo, người gặp khó khăn, chịu ảnh hưởng do COVID-19 cùng nỗ lực vượt qua những khó khăn, tiếp tục xây dựng, phát triển cuộc sống gia đình, tạo dựng sự bình an, phúc lạc cho xã hội.
Ngọc Đức