Thứ Tư, Tháng Một 22, 2025
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànNhịp cầu Phật giáoXin đừng vô cảm với người xuất gia

    Xin đừng vô cảm với người xuất gia

    Đời người như bóng chớp mong manh quá, thân này đã là người xuất gia tu hành được ví như người đi làm dâu nhưng đâu phải là làm dâu trăm họ mà là trăm ngàn họ vậy.

    Khi đại dịch bùng phát thì sẵn sàng đi theo tiếng gọi đồng hành cùng Tổ Quốc, cũng như hằng ngày thì  người tu sĩ lo lắng đêm ngày tổ chức khóa tu, chương trình tu học, lễ tượng niệm chư Phật, chư Bồ Tát, chương trình phóng sanh, từ thiện … có cả những cơ sở để Phật tử có nơi lễ bái tu tập, khi đắng cay thì không ai đoái hoài, nhiều lúc mệt mỏi cũng chỉ âm thầm chịu đựng, nhưng khi có chút thuận duyên chưa kịp mừng vui thì bao thị phi, chỉ trích phán xét gay gắt mà không hề có một chút thấu hiểu, cảm thông, thậm chí là có cả dùng bạo lực.

    Đời tu sĩ vì lý tưởng và tâm nguyện ngất trời mà hy sinh thanh xuân và tuổi trẻ của mình cho Phật Giáo, phục vụ kiếp nhân sinh, “rời bỏ cha mẹ chẳng dâng ngon ngọt, với lục thân chí quyết bỏ lìa. Không thể an nước trị dân, nghiệp nhà trọn không nối dõi. Xa làng biệt xóm, cắt tóc xuất gia”, cuộc đời từ chối mọi cuộc duyên và thú vui ở đời để cởi bỏ trần tục khoác áo nâu sòng hoại sắc cũng chỉ vì một “TÂM NGUYỆN”.

    Ngày qua ngày cũng chỉ mang tâm tư mà mấy ai thấu hiểu? Ảnh minh họa.

    Ngày qua ngày cũng chỉ mang tâm tư mà mấy ai thấu hiểu? Ảnh minh họa.

    Đôi khi làm việc mà thân bệnh, tâm bệnh thì cứ ấp ủ, lúc mệt lả người không còn sức lực cũng im lặng, truyền nước để tiếp tục làm việc, tự mình tự chịu, hiu quạnh không biết chia sẻ cùng ai. Khi khoẻ mạnh thì lo phụng sự đến khi thân tâm không an lạc thì cũng đành lủi thủi một mình.

    - Advertisement -

    Ngày qua ngày cũng chỉ mang tâm tư mà mấy ai thấu hiểu? Chỉ tự nhủ lòng phải quyết tâm gom góp xây dựng Chánh Pháp để Phật tử có thể ấm lòng. Hướng dẫn tuổi trẻ và Phật tử để mọi người nương về hướng thiện, rửa tâm nuôi đức ngõ hầu đi đến Niết Bàn giải thoát.

    Đời tu sĩ ăn uống thì cũng vài lát đậu khuôn gọi là qua loa để nuôi thân trước là tự tu học sau là làm lợi ích cho Phật Pháp và Xã Hội. Thức khuya dậy sớm, công phu bái sám, thao thức suy ngẫm, ứng xử Đạo Tràng mà sai một câu ngày mai sóng gió nổi lên. Khi Phật tử cần đều phải cố gắng, hôm nào mệt trong thân nên từ chối lại bị nói xỉa sói, Phật tử cúng dường không nhận thì đôi khi cũng bị nói là mình lấy nhiều chê ít .

    Đời tu sĩ vì lý tưởng và tâm nguyện ngất trời mà hy sinh thanh xuân và tuổi trẻ của mình cho Phật Giáo, phục vụ kiếp nhân sinh. Ảnh minh họa.

    Đời tu sĩ vì lý tưởng và tâm nguyện ngất trời mà hy sinh thanh xuân và tuổi trẻ của mình cho Phật Giáo, phục vụ kiếp nhân sinh. Ảnh minh họa.

     

    Nhiều Phật tử kỳ cựu ở chùa tới chùa chào, chưa kịp chào lại cũng đã bao lời qua tiếng lại không đơn giản, lại bảo sư thầy ý chảnh mà. Còn có Phật tử làm việc sai mình nhắc nhỏ lại giận mình bỏ đi ! Nói ra điều này không phải để thở than, kêu khổ mà chỉ là muốn nói lên tiếng cần lắm sự đồng cảm, sẻ chia để cuộc đời này bớt nhọc nhằn căng thẳng, bớt vô cảm hơn thôi. Khi có vài vụ việc xảy ra. Báo chí vừa đưa lên mọi người thi nhau chửi bới, rồi mỗi người nói một kiểu, thêm thắt vấn đề. Đến khi sự thật được phơi bày, không có chút ray rứt, chỉ cười trừ thế là xong.

    Đâu ai biết rằng sự hời hợt đó đã cướp đi một cuộc đời một con người và cộng trụ biết bao nhiêu người thân yêu bị ảnh hưởng theo. Có đôi khi nhiều Phương Bảo chia sẻ tâm nguyện có người hiểu thì chung tay hỗ trợ, có người không hiểu thì đánh giá theo suy nghĩ thiển cận của mình.

    Nếu quý vị nhìn các thầy bằng cặp mắt cảm thông, nhìn nhận các thầy cũng là con người bằng xương bằng thịt, các thầy vẫn đang tu và đang sửa từng ngày như thế sẽ nhẹ nhàng. Nhưng nếu nhìn bằng cặp mắt khắt khe, đòi hỏi theo ý của các quý vị thì thật sự rất khó. Vì đừng bao giờ tìm sự hoàn mỹ nó không bao giờ tồn tại.

    Đời tu sĩ ăn uống thì cũng vài lát đậu khuôn gọi là qua loa để nuôi thân trước là tự tu học sau là làm lợi ích cho Phật Pháp và Xã Hội. Ảnh minh họa.

    Đời tu sĩ ăn uống thì cũng vài lát đậu khuôn gọi là qua loa để nuôi thân trước là tự tu học sau là làm lợi ích cho Phật Pháp và Xã Hội. Ảnh minh họa.

    Hãy nhìn những sự hy sinh cống hiến của thầy đối với đời và đạo, với nhân dân và xã hội. Hãy dùng cặp mắt tích cực để nhìn nhận vấn đề, lòng từ bi cảm thông đối với người khác.

    Bạn sẽ hạnh phúc và mọi người xung quanh hạnh phúc. Bạn sai bao nhiêu lần, bạn dễ dàng tha thứ cho bản thân mình. Và mong người khác tha thứ cho mình, thế tại sao ta không rộng lượng với người khác.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều