Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànNhịp cầu Phật giáoThời đại mới - cơ hội và thách thức của nhiệm vụ...

    Thời đại mới – cơ hội và thách thức của nhiệm vụ Hoằng pháp

    Hoằng pháp là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người con Phật để Phật giáo thực hiện sứ mệnh nhập thế, đem lại lợi lạc cho nhân sinh và đạt được mục tiêu tối thượng là giải thoát chúng sinh ra khỏi những vô minh, phiền não ở chốn trần gian.

    Phật giáo du nhập, tồn tại và phát triển ở mỗi quốc gia, dân tộc là do con đường nhập thế đúng đắn của mình để đem đạo lý giáo hóa chúng sinh; đồng thời để phục vụ đời sống xã hội hiện tại. Ở mỗi thời đại, mỗi quốc gia, dân tộc, Phật giáo có phương thức nhập thế khác nhau theo tinh thần “Khế lý, khế cơ”, trong đó nhiệm vụ Hoằng pháp có vai trò rất quan trọng.

    Thời đại mới với sự ra đời các cuộc Cách mạng Công nghiệp, khoa học và công nghệ đã làm cho xã hội loài người đạt được nhiều bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là những ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào đời sống. Đồng thời, thời đại mới cũng có nhiều biến động, phức tạp như: Đấu tranh giai cấp để giải quyết các mối quan hệ về ý thức không ngừng xảy ra, xung đột tôn giáo, xung đột sắc tộc và tranh giành địa vị ảnh hưởng giữa các nước trên thế giới… Trước bối cảnh đó, Hoằng pháp là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người con Phật để Phật giáo thực hiện sứ mệnh nhập thế, đem lại lợi lạc cho nhân sinh và đạt được mục tiêu tối thượng là giải thoát chúng sinh ra khỏi những vô minh, phiền não ở chốn trần gian. Những thành tựu mới về khoa học, công nghệ cũng là những cơ hội và thách thức của sự nghiệp hoằng dương chánh pháp của Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới.

    Hoằng pháp trong thời đại mới là cơ hội để đưa giáo lý của Đức Phật không phải chỉ đến với mọi người Việt Nam ở trong nước mà còn đến với người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cũng như các dân tộc trên trái đất này

    Hoằng pháp trong thời đại mới là cơ hội để đưa giáo lý của Đức Phật không phải chỉ đến với mọi người Việt Nam ở trong nước mà còn đến với người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cũng như các dân tộc trên trái đất này

    Thời đại mới hay thời đại ngày nay là “cảnh giới mới”

    - Advertisement -

    Thời kỳ phát triển mới của xã hội loài người gắn với các cuộc Cách mạng Công nghiệp: Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất (1.0): Từ nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19, với sự ra đời của động cơ hơi nước, tiếp đến là động cơ đốt trong.

    Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai (2.0): Từ nửa cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, với việc ứng dụng điện năng và sự ra đời của động cơ điện.

    Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba (3.0): Từ khoảng 1970 đến thập niên cuối thế kỷ 20, với sự ra đời của máy tính điện tử, internet và tự động hóa cùng với quá trình hoàn thiện những thành tựu của khoa học công nghệ cao.

    Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (hay còn gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0): Là sự kết hợp giữa thành tựu của 3 cuộc Cách mạng Công nghiệp trước đó với thế giới kỹ thuật số, phát triển trên 3 trụ cột chính: Kỹ thuật số (Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence-AI), Internet kết nối vạn vật (Internet of Things-IoT) và Dữ liệu lớn (Big data)); Công nghệ sinh học (trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu) và Vật lý (Robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới và công nghệ nano).

    Về phương diện trao đổi thông tin, với trung tâm là công nghệ thông tin và Internet kết nối vạn vật, Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cơ hội để con người mở rộng các phương thức chuyển giao, tiếp nhận, trao đổi nội dung thông tin, là đa phương tiện đem lại hiệu quả cao nhất, nhanh nhất của sự trao truyền tri thức và kết nối nhân loại. Đối với sự nghiệp Hoằng pháp của Phật giáo, công nghệ thông tin, mạng Internet là phương tiện nhanh chóng và phổ quát nhất để chuyển tải nội dung Hoằng pháp đến với con người..

    Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học 4.0 vào hoằng pháp.

    Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học 4.0 vào hoằng pháp.

    Cơ hội và thách thức của nhiệm vụ Hoằng pháp

    Cách mạng 4.0 là thời cơ để Phật giáo Việt Nam nâng cao hiệu quả Hoằng pháp. Trong quá trình phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và trí tuệ nhân tạo cùng những ứng dụng của nó trong đời sống xã hội, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ và làm thay đổi sự phát triển kinh tế, xã hội của tất cả các nước trên thế giới, dù đang ở trình độ phát triển nào. Việt Nam là một trong những nước đi tắt, đón đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 để không bị “bỏ rơi” trong nhịp độ phát triển của nhân loại trong thời đại mới.

    Nhà nước đang ra sức tiếp cận, đón nhận và tận dụng mọi thành quả của nó với nhiều nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra như: Tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong phạm vi cả nước. Tập trung xây dựng, thúc đẩy các hoạt động ứng dụng, nghiên cứu phát triển, chuyển giao các công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.0. Tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia về Toán học, Vật lý, Khoa học cơ bản; các chương trình Đổi mới công nghệ, Phát triển công nghệ cao, Sản phẩm quốc gia, Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Công nghiệp sinh học. Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0…

    Những thành tựu mới về khoa học, công nghệ cũng là những cơ hội và thách thức của sự nghiệp hoằng dương chánh pháp của Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới.

    Những thành tựu mới về khoa học, công nghệ cũng là những cơ hội và thách thức của sự nghiệp hoằng dương chánh pháp của Phật giáo Việt Nam trong thời gian tới.

    Các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… triển khai xây dựng Thành phố thông minh, hướng tới xây dựng quốc gia thông minh. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN tổ chức tại Hà Nội từ ngày 11/9 đến 13/9/2018 đã khẳng định sự tất yếu mà các nước ASEAN phải tiếp nhận cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 để phát triển, nếu không sẽ bị bỏ lại phía sau; đồng thời, đây cũng là thời cơ lớn của sự kết nối, hợp tác trong nội bộ ASEAN và cả thế giới.

    Trong tinh thần “Khế lý, khế cơ” của quá trình nhập thế, đây cũng là cơ hội lớn để Phật giáo thích nghi và tận dụng những thành tựu của thời đại mới phục vụ Phật sự trên lĩnh vực Truyền thông và Hoằng pháp. Hoằng pháp trong thời đại mới với Cách mạng Công nghiệp 4.0 làm mở rộng phạm vi, tăng thêm nhiều đối tượng tiếp nhận giáo pháp của Đức Phật và sự hiểu biết về tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bởi vì, Hoằng pháp lúc này không phải chỉ thực hiện trong một tự viện, một đạo tràng hay vào mỗi dịp lễ lớn như lễ Phật Đản, lễ Vu lan… đã có số đông Phật tử tập trung như hiện nay, mà Hoằng pháp được thực hiện bằng nhiều phương thức và phương tiện mới của Internet kết nối vạn vật (IoT) (trong đó có Dịch vụ mạng xã hội đang phố biến ở Việt Nam: Google+, Facebook; Twitte; YouTube; Instagram; zalo; viber; tango; clip.vn…); của Điện toán đám mây với Dữ liệu lớn (Big data)… để chuyển tải và kết nối nội dung Hoằng pháp đến các đối tượng. Nhờ đó, nội dung của Hoằng pháp không phải chỉ đến với những Phật tử mà cả những người chưa là và không là Phật tử.

    Tăng ni trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoằng truyền chánh pháp.

    Tăng ni trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoằng truyền chánh pháp.

    Hoằng pháp trong thời đại mới là cơ hội để đưa giáo lý của Đức Phật không phải chỉ đến với mọi người Việt Nam ở trong nước mà còn đến với người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cũng như các dân tộc trên trái đất này, trước hết là những ai có vốn các ngôn ngữ đang sử dụng phổ biến như: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Nhật…. Bởi vì việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong các tác vụ truyền thông, Hoằng pháp phải đi đôi với sử dụng các ngôn ngữ chung của khoa học, công nghệ.- Thách thức của thời đại mới đối với Hoằng pháp là nguồn nhân lực và khả năng ứng dụng thành tựu của của khoa học, công nghệ tiên tiến để phục vụ nhiệm vụ Hoằng pháp “theo kiểu mới”. Do yếu tố khách quan và chủ quan của quá trình đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam chưa có lực lượng với trình độ khoa học, công nghệ, kỹ thuật cao trong những người thực hiện Hoằng pháp. Mới đây nhất, Ban Truyền thông của Trung ương Giáo hội cho ra đời một công cụ Hoằng pháp trực tuyến bằng App Store “Phật sự Online” là một cố gắng vượt bậc và rất cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa để tạo sự hấp dẫn và phổ quát lượng người truy cập.

    Truyền thông và Hoằng pháp phải bắt kịp thời đại mới nhưng phải giữ được cái “cốt cách” của Phật giáo Việt Nam, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Do những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu hóa lên đời sống xã hội, kể cả đời sống tôn giáo như: Lối sống thực dụng, văn hóa ngoại lai, thương mại hóa các hoạt động Phật sự … (Những biểu hiện bên ngoài như sinh hoạt, lễ hội Phật giáo thật to lớn; xây dựng được nhiều chùa chiền nguy nga, rực rỡ; phát triển được nhiều Phật tử xuất gia và tại gia với nhiều nghi thức cúng bái linh đình… không song hành cùng với việc thắm đượm giáo lý Phật đà đang có xu hướng phổ biến ở một số nơi hiện nay là điều đáng lo ngại). Đương nhiên, việc ứng dụng thành quả của Cách mạng Công nghiệp 4.0 để truyền thông, quảng bá những việc này sẽ gây nên tâm lý hoài nghi, làm mất niềm tin tôn giáo trong Phật tử chân chính và những giá trị tốt đẹp vốn có của Phật giáo, là “nghịch duyên” của nhiệm vụ Hoằng pháp.

    Mỗi người con Phật phải lấy sự “Nghiêm trang Phật sự” làm chỉ hướng tu tập và hành đạo

    Mỗi người con Phật phải lấy sự “Nghiêm trang Phật sự” làm chỉ hướng tu tập và hành đạo

    Những giải pháp biến cơ hội thành hiện thực và hóa giải những thách thức của thời đại mới đối với nhiệm vụ Hoằng pháp

    Cùng với việc triển khai các Phật sự hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần xây dựng kế hoạch trước mắt và chương trình dài hạn cho việc áp dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 phục vụ nhiệm vụ Hoằng pháp, trong đó xác định rõ những nội dung của Hoằng pháp đi cùng với phương thức truyền thông phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.Vừa tận dụng nguồn lực đang có, vừa chuẩn bị nguồn lực cho các bước tiếp theo của sự nghiệp Hoằng pháp. Đặc biệt là thực hiện các phương thức bồi dưỡng, đào tạo nguồn lực trên lĩnh vực nghiệp vụ truyền thông trong thời đại mới cho Tăng, Ni, Phật tử bằng cách phát triển các hình thức liên kết với các cơ sở đào tạo về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, truyền thông của Nhà nước cùng với bổ sung nội dung, phương thức đào tạo cho các Học viện Phật giáo.

    Mỗi người con Phật phải lấy sự “Nghiêm trang Phật sự” làm chỉ hướng tu tập và hành đạo, xem nhiệm vụ “Trưởng dưỡng đạo tâm; Trang nghiêm Giáo hội” là bổn phận của chính mình chứ không phải chỉ là trách nhiệm của các tổ chức Giáo hội. Đồng thời, phải tự mình vươn lên học hỏi, nâng cao trình độ tiếp cận và ứng dụng khoa học, công nghệ trong cuộc sống hằng ngày.Tiếp tục Hoằng pháp thông qua việc hướng dẫn đồng bào Phật tử thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, môi trường, trong đó có những công việc mà Giáo hội đã cam kết phối hợp với Nhà nước thực hiện như chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tôn giáo về tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.Tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của thời đại mới để thực hiện Hoằng pháp là yêu cầu bức thiết hiện nay để Phật giáo Việt Nam tiếp tục thực hiện sứ mệnh nhập thế, đồng hành cùng dân tộc của mình.

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều