Tâm hoan hỷ có nghĩa là tâm vui mừng hân hoan, hạnh phúc, không ích kỷ khi làm một việc gì đó hoặc khi cảm nhận sự thành công của người khác. Trong Phật giáo, Hỷ là một trong Tứ Vô Lượng Tâm (Brahma-vihara), bốn phẩm chất cao quý của bậc Thánh.
Hoan hỷ là gì?
Hoan hỷ hay hoan hỉ (tiếng Phạn: mudita) thường được giải thích bằng cách so sánh nó với niềm vui và sự hài lòng mà cha mẹ nhận được khi thấy con mình lớn lên và thành công trong cuộc sống.
Cha mẹ đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức cho con cái, những hành động đó xuất phát từ niềm mong muốn, yêu thương chứ không phải bị bắt buộc. Họ hạnh phúc khi bỏ công sức để nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái.
Điều này có nghĩa là người có tâm hoan hỷ sẽ vui sướng khi được làm một việc gì đó, giúp đỡ một ai đó hoặc chứng kiến sự thành công của một người, một tổ chức mà mình có hoặc không đóng góp công sức vào đó. Những người có tâm hỷ thích làm điều tốt vì lợi ích của nhiều người. Tất nhiên, “nhiều người” ở đây cũng bao gồm chính họ, rất khó để hoan hỷ làm cái gì đó gây hại cho mình.
Mudita được giảng dạy trong Phật giáo như một cái gì đó của niềm vui vô hạn tồn tại bên trong mà con người có thể truy cập và tận hưởng. Nó có thể nâng cao chất lượng sống của bất cứ ai đạt được nó, và có thể mở rộng cho tất cả chúng sinh, không chỉ cho những người thân yêu.
Đôi khi một số học giả giảng về mudita như một “niềm vui đồng cảm”, chúng ta hạnh phúc khi thấy người khác hạnh phúc.
Chúng ta có thể phát triển tâm hoan hỷ thông qua thiền Mudita. Bằng cách thực hành phương pháp này, một hành giả có thể trau dồi niềm vui khi cảm nhận những điều tốt đẹp xảy ra với người khác.
Đối lập với hoan hỷ là nghen tỵ hoặc schadenfreude, một từ thường được sử dụng để chỉ niềm vui trên sự bất hạnh của người khác. Rõ ràng, cả hai cảm xúc này đều được đánh dấu bởi sự ích kỷ và ác ý. Nuôi dưỡng tâm hoan hỷ là thuốc giải độc cho cả hai.
Cách nuôi dưỡng tâm hoan hỷ
Vị học giả Phật giáo thế kỷ thứ 5, Ngài Phật Âm (tiếng Phạn: Buddhaghosa) đã đưa ra lời khuyên về việc nuôi dưỡng và phát triển tâm hoan hỷ trong công trình nổi tiếng nhất của ông, Visuddhimagga – Con Đường Thanh Tịnh.
Người mới bắt đầu phát triển tâm hỷ, Buddhaghosa nói, “không nên tập trung vào người thân yêu, kẻ thù hoặc một người trung lập. Thay vào đó, hãy bắt đầu với một người vui vẻ là một người bạn tốt.”
Hãy chiêm ngưỡng sự vui vẻ này với sự đánh giá cao và để nó lấp đầy bạn. Khi trạng thái của niềm vui đồng cảm này mạnh mẽ, hãy hướng nó đến một người thân yêu, một người trung lập, và cuối cùng là một người gây khó chịu cho bạn.”
Giai đoạn tiếp theo là phát triển tính công bằng giữa bốn người – người thân, người trung lập, kẻ thù và bản thân mình. Và sau đó, tâm hoan hỷ sẽ được mở rộng để đón nhận tất cả chúng sinh.
Trên thực tế, quá trình này không thể xảy ra trong một buổi chiều. Hơn nữa, Ngài Phật Âm nói, chỉ có những người đã phát triển sự hấp thụ mới có thể thành công. “Hấp thụ” ở đây đề cập đến trạng thái thiền định sâu, trong đó ý thức về bản ngã và sự riêng biệt biến mất.
Đặc san Hoa Đàm