Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 22, 2024
Khác
    HomeSống ĐạoGóc suy ngẫmPhật giáo với quan niệm phù hộ độ trì

    Phật giáo với quan niệm phù hộ độ trì

    Phật giáo cho rằng đã là chúng sinh thì phải trải qua vòng luân – hồi – sinh – tử và cái sự “chết” kia không phải là sự “sống gửi thác về” như quan niệm dân gian của người Việt, mà là bước kế tiếp của sự chuyển kiếp.

    Sau khi chết, tùy theo nhân thiện, nghiệp ác lúc còn sống và nhân duyên của các kiếp trước mà người đã chết sẽ được sinh vào cõi người, cõi trời hay bị đọa vào địa ngục.

    Việt Nam là một dân tộc lấy đạo hiếu làm đầu nên tín ngưỡng thờ cúng, nhất là thờ cúng gia tiên được dân gian tín trọng.

    Với người Việt, cái chết chỉ chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của thể xác con người còn linh hồn người chết sẽ luôn hiện hữu và có “mối liên hệ vô hình” với các thành viên trong gia đình, theo dõi và bảo trợ cho người thân tránh rủi ro, bất trắc, gặp được điều may mắn. Vì quan niệm như thế nên người Việt lập bàn thờ để cúng lễ tổ tiên, làm nơi trú ngụ cho linh hồn người chết, đồng thời cũng cầu mong sự phù hộ độ trì của người đã chết cho những người còn sống; coi đấy như là thước đo về đức hiếu – nghĩa của con người.

    Tín ngưỡng trong văn hóa của người Việt là như vậy, còn quan điểm của Phật giáo thì sao? Phật giáo có cho rằng người đã chết sẽ phù hộ độ trì cho người còn sống gặp điều may mắn, “thoát khỏi bể khổ trần ai” như tín ngưỡng của người Việt?

    - Advertisement -
    Phật giáo cho rằng đã là chúng sinh thì phải trải qua vòng luân - hồi - sinh - tử và cái sự “chết” kia không phải là sự “sống gửi thác về”.

    Phật giáo cho rằng đã là chúng sinh thì phải trải qua vòng luân – hồi – sinh – tử và cái sự “chết” kia không phải là sự “sống gửi thác về”.

    Chúng ta đều biết: Tư tưởng của Phật giáo là tư tưởng vô thần, phủ nhận hoàn toàn thuyết Thiên mệnh, hơn nữa, Phật giáo chủ trương: Con người và chỉ có con người mới thực sự là người ban phúc giáng họa cho chính mình. Sự cầu cạnh, van xin ở người khác hoặc nơi thần linh, nếu có được cũng chỉ là phần không đáng kể, chỉ có tâm niệm, hành động hướng thiện mới mang lại hạnh phúc cho bản thân. Ngược lại, một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ tự chuốc lấy kết quả đau khổ về cho mình. Chính với quan điểm con người làm chủ mọi quả báo của mình nên Phật giáo không chấp nhận quan điểm cho rằng linh hồn người đã chết vẫn còn tồn tại, vẫn giữ “mối liên hệ vô hình” và phù hộ độ trì cho quyến thuộc hiện tại (những người còn sống) được bình an, hưởng lạc.

    Phật giáo cho rằng đã là chúng sinh thì phải trải qua vòng luân – hồi – sinh – tử và cái sự “chết” kia không phải là sự “sống gửi thác về” như quan niệm dân gian của người Việt, mà là bước kế tiếp của sự chuyển kiếp. Sau khi chết, tùy theo nhân thiện, nghiệp ác lúc còn sống và nhân duyên của các kiếp trước mà người đã chết sẽ được sinh vào cõi người, cõi trời hay bị đọa vào địa ngục. Nếu bị đọa vào địa ngục thì phải chịu quả báo của nghiệp ác khi còn sống, sự quả báo (bị trừng phạt) ấy nặng hay nhẹ, nhanh hay lâu phụ thuộc vào nghiệp ác tạo ra lúc còn sống ở kiếp người. Do vậy, người đã chết dù thế nào cũng không thể trở về “dương gian” để phù hộ độ trì cho người đang sống.

    Việt Nam là một dân tộc lấy đạo hiếu làm đầu nên tín ngưỡng thờ cúng, nhất là thờ cúng gia tiên được dân gian tín trọng.

    Việt Nam là một dân tộc lấy đạo hiếu làm đầu nên tín ngưỡng thờ cúng, nhất là thờ cúng gia tiên được dân gian tín trọng.

    Trái với quan điểm của khá nhiều tôn giáo và đạo giáo khác (trong đó có tín ngưỡng của người Việt) là tin vào chuyện người chết sẽ có những tác động, ảnh hưởng tới cuộc sống của người trần tục, Phật giáo đưa ra quan điểm: Người đã chết không thể phù hộ độ trì cho quyến thuộc còn sống mà chính những quyến thuộc (hiện tại) còn sống, bằng nhân thiện, hành thiện của mình đang làm sẽ ảnh hưởng tới “quả báo” của người đã khuất.

    Trong Kinh Địa Tạng, khi nói về Lợi ích người còn kẻ mất, có đoạn viết:

    “Các chúng sinh đã làm ác, lúc sắp chết cha mẹ bà con nên vì những người đó mà tu tạo Phúc Đức để giúp cho đời sau của họ. Như treo tràng phan, bảo cái và đốt đèn, hoặc tôn kính tượng đọc kinh trang, hoặc cúng dường tượng Phật, lại trì niệm danh hiệu Phật, danh hiệu Bồ Tát.

    (…) Sau khi người đó chết rồi, trong bảy tuần bảy ngày, lại vì người đó làm nhiều việc thiện thì có thể làm cho người ấy thoát hẳn đường ác, được sinh lên cõi trời (…) quyến thuộc hiện tại cũng được lợi ích vô cùng.

    (…) Trong ngày có người thân sắp chết phải hết sức thận trọng, chớ sát hại sinh vật và làm những chuyện ác như: Lễ quỷ thần, cầu cúng yêu quái. Tại sao vậy? Vì những sự sát hại và cúng tế đó không có một mảy may năng lực nào lợi ích cho ngwời sắp chết mà lại còn kết thêm tội duyên sâu nặng hơn. Giả sử người sắp chết kia, đời nay lúc này còn sống hoặc ngay đời sau có được những nhân duyên thánh thiện, đáng sinh vào cõi người hay vào cõi trời, nhưng vì trong lúc sắp chết, bị quyến thuộc làm những nhân ác nói trên, nên khiến cho người ấy vạ lây, phải biện bạch đối chứng mãi, thành chậm trễ sinh vào chỗ tốt lành. Huống chi người sắp chết kia, lúc sống chưa từng có chút thiện căn thì cứ theo nghiệp dữ đã làm mà tự chịu lấy quả khổ ở đường ác. Vậy nỡ nào mà quyến thuộc lại làm tăng thêm tội cho họ nữa.”.

    Có thể nói ở điểm này, Phật giáo hơn hẳn nhiều tôn giáo khác về tính nhân văn và đạo lý làm người, phù hợp với nếp sống tình cảm của người Việt. Ai trong chúng ta cũng vài lần trong đời từng được nghe những lời ca thán: “Rõ khổ, ông ấy chết rồi mà chẳng được yên” hay “người sống làm nhục vong linh người chết” khi thấy cảnh đau lòng: Người còn sống làm mất gia phong do tổ tiên để lại.

    Con người và chỉ có con người mới thực sự là người ban phúc giáng họa cho chính mình.

    Con người và chỉ có con người mới thực sự là người ban phúc giáng họa cho chính mình.

    Giáo lý nhà Phật không chấp nhận việc phù hộ độ trì cho những người còn sống của những người đã khuất mà đi vào đề cao việc người còn sống phải lo làm việc thiện, tạo ra những duyên thiện để trước hết tạo ra thiện căn cho chính bản thân mình, sau đó làm giảm bớt nghiệp ác mà người thân khi còn sống vướng phải. Phật giáo chỉ thừa nhận ở một chừng mực nào đó, Phật tử sẽ nhận được sự phù hộ độ trì của Trời, Phật, Bồ Tát… khi Phật tử là người có thiện căn.

    Quan điểm của Phật giáo về vấn đề này, dù có khắt khe đến mấy chúng ta cũng phải thừa nhận đây là quan điểm đầy tính nhân bản. Quan điểm đó giáo dục mọi người phải không ngừng vươn tới Chân – Thiện – Mỹ để hoàn thiện và làm đẹp thêm nhân cách của mình. Quan điểm đó nhắc nhở mọi người không chỉ sống xứng đáng với truyền thống của cha ông mà còn phải “phát tiết” những giá trị đạo đức, những tinh hoa mà cha ông đã xây dựng, gìn giữ, để người đương thời phải thừa nhận: Con hơn cha vì nhà có phúc.

    Trích: Vào chùa lễ Phật – Những điều cần biết

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều