Thứ Tư, Tháng Một 22, 2025
Khác
    HomeVẻ Đẹp Người Xuất GiaChuyện cửa thiềnNgười xuất gia chân thật phải có tâm cầu đạo giải thoát

    Người xuất gia chân thật phải có tâm cầu đạo giải thoát

    Một người xuất gia tu hành chân chính, thành tựu đạo nghiệp còn độ thoát được cửu huyền thất tổ. Bởi tu xả bỏ được những điều khó bỏ của người thế gian. Người thế gian ưa đắm biết bao thú vui, ăn chơi, hưởng thụ,… còn người tu là quyết tâm từ bỏ, một lòng cầu Đạo, hướng tới Niết bàn, giải thoát.

    “Lành thay thiện nam tử

    Rõ thế cuộc vô thường

    Bỏ tục cầu giải thoát

    Công đức khó nghĩ bàn

    - Advertisement -

    Xá chi hình hài đẹp

    Cắt ái từ người thân,

    Xuất gia hoằng Phật đạo,

    Thề độ hết chúng sinh”.

    Hoằng dương Phật Pháp công đức rất lớn, và đây là cách đền ân, cúng dường chư Phật, bởi Phật Pháp là kho tàng quý báu của nhân loại. Để đạo Phật được phát triển rộng rãi thì cần có những người thông hiểu Phật Pháp, quan trọng hơn cả là thực hành giáo Pháp. Người hiểu được trí tuệ Phật Pháp, thấu rõ lẽ vô thường mà cắt ái, xả tục xuất gia tu hành “trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sinh” chính là những người tu sĩ “xả thân cầu Đạo, xả phú cầu bần”. Những người bước đi trong cuộc đời để mang ánh sáng Phật Pháp gieo vào trái tim của chúng sinh. Cho nên, một người tu sĩ tu hành chân thật là viên ngọc quý thắp lên niềm tin, ước mơ, lý tưởng cao đẹp về giải thoát giác ngộ.

    Con đường xuất gia không hề dễ dàng mà luôn bị thử thách.

    Con đường xuất gia không hề dễ dàng mà luôn bị thử thách.

    Tăng bảo là một trong ba ngôi báu cao quý nhất của thế gian

    Trong thế gian không gì cao quý bằng Tam Bảo. Tam Bảo là ba ngôi báu gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Đức Phật là bậc Giác Ngộ thấu rõ tất cả mọi sự việc, hiện tượng trong vũ trụ, là Thầy của Trời, người và muôn loài chúng sinh. Đức Phật có đầy đủ phẩm chất quý báu, đức hạnh tròn đầy viên mãn cùng với lòng từ bi bao la, thương xót, mong mỏi cứu giúp tất cả chúng sinh.

    Pháp là những lời dạy của Đức Phật Thích Ca, được lưu truyền trong Tam tạng kinh điển. Đó là những lời dạy quý báu để giúp chúng sinh biết sống, sửa đổi để hết đau khổ, đạt được giác ngộ giải thoát, an vui vĩnh viễn.

    Tăng là đoàn thể những người đệ tử Phật xuất gia, cạo tóc, mặc áo nhà Phật; lấy lý tưởng của Phật làm lý tưởng của mình; giữ gìn giới Pháp của Phật, tu tập theo lời Phật dạy và hoằng truyền giáo Pháp đến với chúng sinh.

    Đại đức Thích Trúc Thái Minh nói: “Người Thầy xuất gia rất quan trọng, thay mặt cho Phật để giữ gìn giáo Pháp, hoằng truyền giáo Pháp ở nhân gian. Đức Phật nhập Niết bàn rồi, không phải lúc nào cũng đủ nhân duyên để Đức Phật thị hiện. Chính chư Tăng thường xuyên tiếp xúc với các Phật tử, với nhân dân. Chư Tăng là người thể hiện nếp sống tinh thần của Phật, là bậc Thầy mô phạm của chúng sinh cho nên vị trí của người xuất gia rất quan trọng, công đức của người xuất gia rất lớn”. Trong kinh Phật có dạy: “Nếu một người nào cho người con đi xuất gia, chân thật xuất gia, công đức còn hơn xây tháp bằng bảy báu, cao lên đến tận cõi trời Phạm Thiên để cúng dường chư Phật”.

    Người tu hành bước đầu tiên phải đoạn ngũ triền cái là tham dục, sân nhuế, thụy miên, trạo cử, nghi ngờ.

    Người tu hành bước đầu tiên phải đoạn ngũ triền cái là tham dục, sân nhuế, thụy miên, trạo cử, nghi ngờ.

    Một người xuất gia tu hành chân chính, thành tựu đạo nghiệp còn độ thoát được cửu huyền thất tổ. Bởi người tu là xả bỏ được những điều khó bỏ của người thế gian. Người thế gian ưa đắm biết bao thú vui, ăn chơi, hưởng thụ,… còn người tu là quyết tâm từ bỏ, một lòng cầu Đạo, hướng tới Niết bàn, giải thoát. Người xuất gia xa lìa tài sản dứt bỏ mọi ái luyến với gia thân quyến thuộc, mở rộng tình yêu thương rộng lớn tới muôn loài chúng sinh.

    Chí nguyện xuất gia do nhân duyên sâu nặng với Phật Pháp

    Con đường xuất gia không hề dễ dàng mà luôn bị thử thách. Người tu hành bước đầu tiên phải đoạn ngũ triền cái là tham dục, sân nhuế, thụy miên, trạo cử, nghi ngờ. Tại chùa Ba Vàng, chư Tăng Ni theo lời Phật dạy vào rừng tu tập, thực tập Pháp viễn ly, rời xa các dục sống đời thiểu dục tri túc tam thường: đối với ăn chỉ một ngày một bữa, đối với ngủ rất hạn chế, nửa đêm phải dậy đi kinh hành, đối với nghỉ cũng rất ít. Các Thầy thường xuyên lao tác, không để bản thân nhàn rỗi.

    Chí nguyện xuất gia do nhân duyên sâu nặng với Phật Pháp

    Chí nguyện xuất gia do nhân duyên sâu nặng với Phật Pháp

    Đại đức Thích Trúc Thái Minh nói: “Nếu các Thầy không hơn các Phật tử thì không xứng để các Phật tử gọi bằng hai chữ: “Bạch Thầy”, “Thưa Thầy”. Các Thầy phải hơn về nếp sống, về tấm gương, về tất cả mọi mặt. Đức Phật nói người xuất gia phải sống thế nào, phải tu như thế nào mới xứng đáng làm người xuất gia, là bậc Thầy của Trời, người, là người tiếp dẫn chúng sinh đi lên con đường giác ngộ”. Cho nên, chí nguyện là căn bản, người có chí nguyện, thật sự phải chịu đựng gian khổ thật sự mới được xuất gia. Phải có chí nguyện cao cả trong Phật Pháp, thấy được đời là khổ để tu giải thoát.

    Tâm nguyện suốt đời của Đại đức Thích Trúc Thái Minh là độ người xuất gia: “Thời này Mạt Pháp, Thầy thật sự rất mong mỏi, làm sao mà vẫn có những người có chí, có nguyện, có tâm rộng lớn, thấy rõ được lời Phật dạy, thấy rõ thế gian này vô thường, đau khổ, để cùng chung chí nguyện với Thầy, với chư Tăng để phát nguyện xuất gia. Thầy rất mong mỏi để chúng ta giữ gìn Phật Pháp, hoằng truyền Phật Pháp, cứu độ chúng sinh. Điều đó là điều tâm nguyện mong mỏi của Thầy”.

    Một người xuất gia tu hành chân chính, thành tựu đạo nghiệp còn độ thoát được cửu huyền thất tổ.

    Một người xuất gia tu hành chân chính, thành tựu đạo nghiệp còn độ thoát được cửu huyền thất tổ.

    Cuộc đời là vô thường, tạm bợ, tăm tối, đau khổ không có điểm dừng luân hồi sinh tử nếu không biết tu tập đúng chính Pháp. Cho nên chúng sinh rất cần những bậc Thánh xuất hiện để được nương tựa tu hành. Những mong mỏi, khát khao, hy vọng đó đặt lên đôi vai của người xuất gia – những vị tu sĩ đang đi trên con đường hướng đến Thánh quả giải thoát. Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng nói: “Nếu Phật Pháp không có những người ứng dụng, những người thực hành thì nó là Phật Pháp suông thôi, không có lợi ích”. Cho nên để mạng mạch Phật Pháp được trường tồn rất cần những người phát tâm Bồ đề, lập chí xuất gia tu hành cầu đạo, hoằng dương Phật Pháp, làm lợi mình, lợi người. Mong rằng những ai đang đi trên con đường xuất gia, cầu đạo, sẽ giữ vững được chí nguyện tu hành, kiên tâm vững vàng cho đến ngày thành tựu quả vị giác ngộ và giải thoát!

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều